-->

Các hình thức giao tiếp

Xét theo phương tiện giao tiếp
Giao tiếp bằng ngôn từ: Bao gồm lời nói và chữ viết.
Giao tiếp phi ngôn từ: Bao gồm các hành vi, biểu tượng, sắc thái, đồ vật, biểu hiện thái độ, xúc cảm, tình cảm...
Xét theo khoảng cách
Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp mặt giáp mặt giữa các chủ thể giao tiếp, trong cùng một không gian. Đây là loại hình giao tiếp phổ biến nhất trong đời sống con người.
Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp trong đó các chủ thể tiếp xúc với nhau thông qua người khác hoặc thông qua các phương tiện truyền tin.
Xét theo quy cách
Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức trách, quy định, thể chế. Ví dụ: Hội họp, mít tinh, giờ giảng bài... Trong giao tiếp chính thức, vấn đề cần trao đổi, bàn bạc thường được xác định trước, vì vậy thông tin thường có tính chính xác cao.
Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ vào thể thức, chủ yếu dựa trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể. Ví dụ: Bạn bè, đồng nghiệp trò chuyện, hoặc giao tiếp thông qua người thứ ba – “tam sao thất bản”... Ưu điểm của giao tiếp không chính thức là gợi không khí thân tình, cởi mở và chúng ta có thể tự do trao đổi những vấn đề mà chúng ta muốn.
Trong cuộc sống, chúng ta cần biết sử dụng kết hợp giao tiếp không chính thức với giao tiếp chính thức để tạo không khí thân mật, cởi mở và gần gũi nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp chính thức đạt kết quả.
BÌNH LUẬN ()