-->

Nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.


Nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
1. Khái niệm
- Khái niệm tồn tại xã hội và kết cấu
+ Khái niệm:
Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi cộng đồng người trong những điều kiện lịch sử xác định.
+ Các yếu tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, gồm có:
Một là, phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó. Ví dụ, phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam.
Hai là, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, như: các điều kiện khí hậu, đất đai, sông hồ,... tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.
Ba là, các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình tổ chức dân cư,...

Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
Ví dụ, trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi,... tất yếu làm hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua. Để tiến hành được phương thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại thành tổ chức dân cư làng, xã, có tính ổn định bền vững,...
- Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu
+ Khái niệm:
Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
+ Kết cấu của ý thức xã hội
Có thể phân tích từ những góc độ khác nhau
Một là, theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học,..
Hai là, theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý thức xạ hội thông thường và ý thức lý luận. Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm,... của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát thành lý luận. Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.
Ba là, cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội. Đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí,... của những cộng đồng người nhất định: là sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, ... là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tài xã hội.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
+ Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội cũng như thế ấy. Mỗi khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là phương thức sản xuất biển đổi thì ý thức xã hội cũng biến đổi theo
+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã
Ý thức xã hội là cái phản ánh của tồn tại xã hội, còn tồn tại xã hội là cái được phản ánh bởi ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi, có những bộ phận của ý thức xã hội chưa thay đổi mà tồn tại dai dẳng.
Nguyên nhân ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội: Thứ nhất, do sức ỳ của tâm lý xã hội, nhất là thói quen, phong tục, tập quán,...Thứ hai, trong ý thức xã hội có những yếu tố bảo thủ chẳng hạn như ý thức tôn giáo. Thứ ba, trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm xã hội, tập đoàn xã hội, giai cấp xã hội bảo thủ, phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại những lực lượng xã hội tiến bộ.
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, nhất là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội, dự báo tương lai, chỉ đạo hoạt động thực tiễn cả con người. Tính vượt trước ở đây là tính vượt trước của sự phản ánh chứ không phải vượt trước của bản thân ý thức xã hội.
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa
Ý thức xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử vừa là sự phản ánh tồn tại xã hội của giai đoạn lịch sử đó vừa là sự kế thừa ý thức xã hội ở những giai đoạn lịch sử đã qua. Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính chất giai cấp của nó.
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
Là quá trình liên hệ, quy định lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội mà không dứt khoát khi nào cũng thông qua tồn tại xã hội. Ở mỗi một giai đoạn lịch sử, có những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến hình thái ý thức xã hội khác. Ví dụ: ở HY Lạp cổ đại, triết học nổi lên hàng đầu, đóng vai trò là khoa học của các khoa học,...
+ Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Nhờ ý thức xã hội mà hoạt động có tính xã hội của con người trở thành hoạt động tự giác.
Ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội theo 2 chiều: kìm hãm hoặc thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển. Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của tồn tài xã hội thì thông qua hoạt động thực tiễn của con người nó có thể tác động tích cực trở lại đối với tồn tại xã hội. Còn nếu ý thức xã hội lạc hậu, phản ánh không đúng quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội thì sẽ tác động tiêu cực đến tồn tại xã hội.
3. Biểu hiện trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
- Các biến động của đời sống xã hội đều có nguyên nhân sâu xa từ tồn tại xã hội, do đó để thực hiện đổi mới hiệu quả, cần xuất phát từ những điều kiện cụ thể của tồn tài xã hội để hoạch định chủ trương, đường lối; ban hành hệ thống pháp luật.
- Mọi hoạt động cải biến xã hội đều phải bắt đầu từ tồn tài xã hội
- Kế thừa có chọn lọc khi xây dựng ý thức xã hội mới
- Cần biết phát huy tính tích cực của ý thức xã hội; chủ động đổi mới tư duy lý luận, phát triển tư duy khoa học
- Tích cực đấu tranh chống lại tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, phản tiến bộ, phản khoa học nhằm góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các hình thái ý thức xã hội để góp phần thay đổi tồn tại xã hội theo hướng tích cực.

BÌNH LUẬN ()