-->

Nội dung, cơ chế biểu hiện và tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa. Biểu hiện của quy luật này qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ý nghĩa của quy luật trong việc phát triển nền kinh tế ta hiện nay.


Nội dung, cơ chế biểu hiện và tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa. Biểu hiện của quy luật này qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ý nghĩa của quy luật trong việc phát triển nền kinh tế ta hiện nay.
1. Nội dung và tác dụng của quy luật giá trị
1.1. Nội dung của quy luật giá trị:
- KN: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có trao đổi, sản xuất hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Thứ nhất, trong sản xuất, người sản xuất phải có mức hao phí lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh.
+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá.

1.2. Tác dụng của quy luật giá trị
* Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:
- Quy luật giá trị tự động điều tiết sản xuất thể hiện ở chỗ thu hút vốn (tư liệu sản xuất và sức lao động) vào các ngành sản xuất khác nhau (theo sự biến động cung, cầu, giá cả) tạo nên cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Do đó góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
* Kích thích tiến bộ, nâng cao năng suất lao động:
Người sản xuất có lãi hay không là do giải được bài toán hao phí lao động của mình phải thấp hơn hoặc bằng với hao phí lao động xã hội.
Muốn vậy những người sản xuất hàng hóa phải cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. Quá trình này diễn ra liên tục sẽ làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
* Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu - nghèo:
- Những chủ thể sản xuất HH có mức hao phí LD cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì có thể thắng thế trong cạnh tranh. Họ sẽ giàu lên, mua sắm thêm tư liệu sx, mở rộng sx, kinh doanh trở thành chủ thể giàu có hơn, có thể sử dụng nhiều lao động làm thuê hơn.
- Ngược lại những chủ thể sản xuất có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản họ trở thành người nghèo.
Như vậy quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực một cách khách quan.
2. Biểu hiện của quy luật giá trị qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Trong giai đoạn tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là giá cả được xác định bằng chi phí tư bản cộng vói lợi nhuận bình quân.
(GCSX = K + P)
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân đã trở thành căn cứ cho các nhà tư bản lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh do đó nó là quy luật điều tiết chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự hình thành và hoạt động của lợi nhuận bình quân thể hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành thống trị trong đời sống kinh tế, đã làm cho quy luật giá trị - quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa phải hoạt động dưới hình thái chuyên hóa là quy luật giá cả sản xuất.
- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền là giá cả vượt qua giá cả sản xuất, trong giai đoạn này, các tổ chức độc quyền áp dụng cơ chế giá cả độc quyền khi mua và cao khi bán để thu được P QD cao.
- Giá cả độc quyền bằng chi phí tư bản cộng với lợi nhuận độc quyền cao.
(GCDQ = K + PQD )
3. Ý nghĩa của quy luật này trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay
- Quy luật giá trị là một quy luật kinh tế quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nền kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Thực tiễn chứng tỏ rằng quy luật giá trị với những biểu hiện của nó như giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hoá...là lĩnh vực tác động rất lớn tới đời sống kinh tế xã hội.
- Việc nghiên cứu cho thấy quy luật giá trị có tác động hai mặt cả tích cực và tiêu cực:
+ Mặt tích cực của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó buộc các chủ thể phải năng động trong sản xuất kinh doanh, phải tìm cách tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm; phải tìm đến ngành hoặc lĩnh vực mà mình có lợi thế, đến mặt hàng nhiều người cần, tức phải nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh tế. Dưới tác động của quy luật giá trị, cơ cấu của nền sản xuất tự điều chỉnh một cách linh hoạt cho phù hợp với cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Quy luật giá trị buộc các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau, điều này làm cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng có hiệu quả, kích thích tiên bộ kỹ thuật và công nghệ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Quy luật giá trị còn có tác dụng bình tuyển người sản xuất, nhờ đó chọn ra được những người năng động, tài kinh doanh, biết làm giàu, đồng thời buộc người kém cỏi phải vươn lên, tích cực hơn nếu không muốn trở thành người nghèo khó.
+ Với tác dụng này, chúng ta cần phải tôn trọng và phát huy vai trò tự điều tiết của quy luật giá trị để phân bổ các nguồn lực cho các ngành, lĩnh vực một cách linh hoạt và hiệu quả; xây dựng các vùng kinh tế chuyên môn hóa, lựa chọn việc đổi mới công nghệ, định hướng đào tạo nhân lực, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trường.
+ Sự vận động của quy luật giá trị cũng đưa đến những tác động tiêu cực mà tự nó không thể khắc phục được. Đó là tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguyên, đổ chất thải bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái và gây ô nhiễm môi trường; khủng hoảng kinh tế và các căn bệnh kinh tế như đình trệ, suy thoái, lạm phát tiền tệ... có cơ hội phát triển; sự bất bình đẳng xã hội, tác động tiêu cực đến tiến bộ xã hội... Vì vậy, cần phải coi trọng vai trò của nhà nước để ngăn ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực và để quy luật hoạt động có hiệu quả.

BÌNH LUẬN ()