PHÂN BIỆT CÁC LOẠI DA
* Chia làm 4 nhóm da
1. Da bình thường
2. Da nhờn
3. Da khô
4. Da hỗn hợp
I. DA BÌNH THƯỜNG:
Là làn da đẹp, láng, mịn màng, lỗ
chân lông nhỏ. Khi soi lên máy ta thấy có nhiều hình tam giác đều. Độ dầu và độ
ẩm bình thường, khi sờ tay ta thấy có cảm giác mát.
Đặc tính: Độ trong sáng da có màu
hồng, trong trẻo, sáng và nhẵn mịn, hạt da bằng phẳng, đều đặn.
II. DA DẦU:
Bề mặt da bóng, nhờn, lỗ chân
lông to. Độ dầu và độ ẩm cao, khi soi lên máy ta thấy có vệt sáng bóng và gồ ghề,
khi sờ tay ta có cảm giác bết dính. Da dầu rất dễ sinh mụn.
Phân loại:
a. Dầu vỏ cam:
· Hạt da dày, thô cứng.
· Lỗ chân lông lớn và bị
giãn nở.
· Nét da cứng, săn
b. Dầu do tăng tiết bã nhờn (nhờn
dầu)
· Lỗ chân lông lớn và bị
giãn nở.
· Có mụn (đầu đen, cám, trứng
cá) tùy theo mức độ dầu.
· Da sạm.
· Có chứng ngứa và dễ bị
nhiễm do bít nghẽn lỗ chân lông.
c. Da dầu bề mặt khô (da bị ngạt)
· Hạt da không đều đặn và
không bằng phẳng.
· Lỗ chân lông lớn và có
nhân mụn trứng cá đầu đen
· Mụn bọc cứng (ít).
· Da sần sùi, lồi lõm.
· Da sạm.
III. DA KHÔ:
Bề mặt khô nhám, bong vẩy, lỗ
chân lông nhỏ. Khi soi lên máy ta thấy có nhiều đường sọc chéo. Trên bề mặt da
dễ xuất hiện những vết nhăn li ti ở xung quanh vùng mắt, trán và hai bên khóe
miệng. Khi sờ tay có cảm giác nóng. Da khô rất nhanh bị lão hóa.
Phân loại:
a. Khô do thiếu nước trên bề mặt:
· Tróc vẩy, ngứa nhẹ.
· Nếp nhăn nhỏ li ti.
· Nhám sạm khi sờ tay
· Thiếu sự dẻo dai
· Làn da nhão, mềm
b. Khô do thiếu nước trong da:
· Rạn nứt.
· Nhiều nếp nhăn.
· Cơ mặt cứng.
· Mi mắt sưng húp.
· Da chảy sệ.
c. Khô do thiếu chất dầu (Sebum)
· Không thấy lỗ chân lông.
· Làn da nhăn nheo.
· Có nếp nhăn.
· Thiếu sự dẻo dai.
· Khô và sạm, nhám, có mụn
thịt.
III. DA HỖN HỢP:
Đây là một loại da phổ biến ở khí
hậu nhiệt đới như ở nước ta, nó là đặc tính của 1 loại da bình thường.
Vùng T-zone (trán, mũi, cằm, hai
bên má, vùng cao nhất trên da) thường là da đầu, những vùng còn lại là da khô
hay bình thường
Đặc tính:
· Lỗ chân lông không lớn lắm.
· Phần giữa trán da hơi nhờn.
· Lớp biểu bì mềm, sờ tay
thấy dễ chịu.
Phân loại: * Hỗn hợp thường
* Hỗn hợp khô.
DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC
CHUYÊN DÙNG TRONG MỸ VIỆN
A. Mỹ phẩm:
- Sữa rửa mặt hay kem rửa mặt
- Kem tẩy da chết
- Kem làm massage mặt
- Nước làm mềm da
- Nước làm khít lỗ chân lông
- Một số mặt nạ thông dụng
B. Dụng cụ:
- Kim nặn mụn (Safety pins)
- Khăn quấn tóc
- Muỗng múc kem (Spatula)
- Giấy mềm (Tissue)
- Bông gòn
- Áo choàng cho khách
- Miếng bọt biển (Mouse)
- Cây que nặn mụn
- Thau rửa mặt
C. Máy móc:
- Máy xông hơi mặt (Pacial
steamer)
- Đèn kính lúp
- Máy đa năng
· Hút mụn
· Phun sương
· Hút ngực
· Chạy bàn chải
· Tia cực tím
- Giường massage
- Xe đẩy nhiều tầng
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
A. Cấu trúc:
I. Định nghĩa:
- Da là cơ quan có bề mặt rộng nhất
của cơ thể, có diện tích từ 1,5 đến l,9m2 chiếm 20% trọng lượng cơ
thể.
- Da là lá chắn bảo vệ cơ thể và
nội tạng chống lại các chất độc hại, ô nhiễm chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể
từ môi trường bên ngoài.
II. Cấu tạo:
* THƯƠNG BÌ (BIỂU BÌ)
- Là lớp nông nhất của da, tiếp
xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
- Được cấu tạo bởi 5 lớp tế bào
khác nhau, từ trên xuống dưới theo thứ tự các lớp:
· Lớp sừng (lớp vẩy)
Là lớp ngoài cùng của da, các tế
bào rất dẹt chứa đầy hạt Keratohyalin xếp chồng chất lên nhau, bong dần ra hàng
ngày.
Lớp này có khả năng hấp thu nước
rất mạnh.
· Lớp sáng (lớp bóng)
Có nhiệm vụ ngăn cản chất độc hại
không cho xâm nhập vào cơ thể.
Lớp này mỏng, sáng, đồng nhất
màu.
· Lớp hạt:
Các tế bào dẹt dần và mất nhân,
quá trình sừng hóa đã bắt đầu, sợi Prekeratin biến thành hạt Keratohyalin để chống
lại sự xâm nhập của hóa chất.
· Lớp gai:
Gồm nhiều tế bào hình đa giác có
nhân lớn, càng lên cao càng dẹt dần, các tế bào liên kết với nhau bằng các cầu
nối (gai) làm cho da bền vững và dẻo dai.
* Lớp đáy:
Lớp sâu nhất chứa Melatnin và
Keratin. Lớp này sản sinh ra các tế bào của các lớp trên xen kẽ các tế bào đáy có
các tế bào hình tua, hình sao tạo ra Melamin.
Melamin là tế bào sắc tố xác định
màu da cho mỗi người.
* TRUNG BÌ (BÌ)
- Nằm dưới lớp biểu bì và trên lớp
hạ bì.
- Được cấu tạo bởi tổ chức liên kết
gồm sợi keo (collagen), sợi đàn hồi (Ellastin), lưới mao mạch (sợi chun, sợi lưới).
- Lớp này có 14 hệ thống mạch máu
và các đầu dây thần kinh rất phong phú.
Trung bì chia thành 2 lớp nhỏ:
+ Nhú bì
+ Chân bì
· Nhú bì: ăn sâu lên lớp
thượng bì để làm tăng thêm diện tích tiếp xúc với thượng bì.
· Chân bì: là nơi diễn ra
quá trình trao đổi chất, các hoạt động chuyển hóa hấp thụ và đào thải, tuyến bả
và nang lông bắt đầu từ đây.
* HẠ BÌ (LỚP MỠ DƯỚI DA)
- Là lớp sâu nhất của da.
- Là nơi hình thành và dự trữ mỡ
cho cơ thể, là tổ chức đệm cho các mạch máu, dây thần kinh đi qua để đến lớp
trung bình.
- Gồm có:
+ Các tiểu thùy mỡ.
+ Động mạch (cung cấp dưỡng chất)
máu tươi cho lông, móng và biểu bì.
Điều này làm bảo tồn năng lượng.
Trái lại khi lạnh da bị tím tái & không có mồ hôi. Đó chính là chức năng điều
nhiệt nhờ sự hoạt động của tuyến mồ hôi giúp cơ thể giữ được nhiệt độ cân bằng
khi thời tiết thay đổi.
3. Chức năng bài tiết và đào thải:
- Hoạt động của tuyến mồ hôi và
tuyến bã nhờn ở khắp bề mặt da giúp cơ thể bài tiết nước, Amoniac và các Amino
acid.
- Tuyến bã bài tiết chất bã nhờn
giúp da mềm mại, tóc mềm óng mượt.
- Tuyến mồ hôi bài tiết mồ hôi để
đào thải những chất cặn bã và cân bằng thân nhiệt.
4. Chức năng dự trữ và chuyển
hóa:
- Các mô mỡ dưới da giúp cho việc
dự trữ và điều hòa mỡ cho cơ thể.
- Cơ thể hấp thụ những dưỡng chất
và oxy từ trong máu do các mạch máu đưa tới, dưỡng chất từ mỹ phẩm và các chất
khác từ bên ngoài. Ngoài ra da còn có chức năng tổng hợp Vitamin D, dự trữ nước,
muối, đường.
5. Chức năng cảm giác:
- Các dây thần kinh cảm giác nằm ở
giữa trung bì và thượng bì.
- Thượng bì giúp phân biệt các
thông tin từ các đầu dây thần kinh và điều khiển các bộ phận khác để da có những
phản ứng khi gặp những tác nhân bất lợi.
- Cảm xúc mà ta nhận được như:
đau, nóng, lạnh, tỳ, đè, ... đều do dây thần kinh cảm giác.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN DA
Da chứa đựng 2 ống dẫn tuyến, được
rút chất từ máu biến thành hợp chất mới là:
1. Tuyến mồ hôi.
2. Tuyến bã nhờn.
3. Nang lông.
Vị trí: Tuyến mồ hôi: bắt nguồn từ
hạ bì
Tuyến bã nhờn:
bắt nguồn từ trung bì
Nang lông: bắt
nguồn từ trung bì
1. Tuyến mồ hôi:
Là dịch lỏng chứ 98% là nước, 2%
là chất vô cơ và hữu cơ
- Mồ hồi không có mùi nhưng khi
ra ngoài tiếp xúc với vi khuẩn ngoài không khí thì sẽ có mùi đặc biệt.
- Hình dạng: hình dáng như những
cái túi dài nằm ở cuối bề mặt da tạo ra lỗ chân lông để tiết mồ hôi. Tuyến mồ hôi
có tất cả mọi nơi trên cơ thể, nhiều nhất là ở lông bàn tay, chân và nách. Dưới
tác động của sức nóng mồ hôi giúp đào thải chất bã từ cơ thể.
· Tuyến mồ hôi toàn vẹn:
Bài tiết qua đường mồ hồi. Trung bình
mỗi ngày bài tiết khoảng 500 ml mồ hôi. Khi nóng nực (nhiệt độ cao) hay làm việc
quá sức có thể lên tới 2 lít.
· Tuyến mồ hôi bán hủy:
Bài tiết và nang lông. Mồ hôi +
chất bã nhờn gặp nhau ở nang lông Þ phản ứng hóa học xảy ra Þ mùi đặc trưng của cơ thể.
2. Tuyến bã nhờn:
- Dạng lỏng, sáng bóng, sờ thấy
nhờn.
- Gồm có nhiều túi có miệng ở
nang lông, nó bài tiết chất dầu giúp da dẻ mềm mại và mịn màng. Nó có ở mọi
nơi, nhiều nhất là mặt.
- Tuyến bã nhờn tiết chất dầu đổ
vào nang lông, tràn qua biểu bì và thoát ra ngoài theo lỗ chân lông.
- Đôi khi chất dầu đặc lại làm
nghẹt ống, tạo nên mụn. Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất vào tuổi dậy thì và
thoái hóa dần ở tuổi mãn kinh.
- Hoạt động này còn phụ thuộc vào
các yếu tố nội tiết, tâm lý, thức ăn, gan và hệ tiêu hóa.
- Sự xáo trộn của các tuyến dầu sẽ
hình thành các loại mụn.
+ Blackhead: mụn đầu đen
+ Whitehead: mụn đầu trắng
+ ACNE: mụn bọc
+ Sebaceous: mụn u nang, ung bướu
3. Nang lông:
Là phần gốc lông nằm trong da,
chung quang có mạch máu, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, còn được gọi là đơn vị
nang lông.
MỤN VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH
I. Mục tiêu:
1. Yêu cầu học viên nắm rõ các
nguyên nhân gây ra.
2. Vận dụng được kiến thức đã học
để phòng chống và ngăn ngừa mụn.
II. Nội dung:
A. Định nghĩa:
Mụn là một trong những chứng bệnh
ngoài da, do sự viêm nhiễm ở hệ thống chân lông, tuyến bã. Mụn thường xuất hiện
ở tuổi dậy thì và phụ nữ trung niên (thời kỳ tiền mãn kinh) với nhiều mức độ
khác nhau.
B. Triệu chứng:
Mụn có nhiều dạng, thường xuất hiện
ở mặt, lưng, bụng
· Mụn đầu trắng, mụn đầu
đen, mụn bọc, mụn mủ, mụn u nang, mụn kèm theo da dị ứng đỏ...
· Sau khi hết mụn thường để
lại sẹo lồi hay lõm.
C. Nguyên nhân phát sinh:
Thường xuất hiện ở làn da nhờn.
a. Do di truyền: trong gia đình,
họ hàng có nhiều người bị mụn.
b. Do tuyến bã nhờn tăng tiết, ứ
động ở lỗ chân lông, gây viêm nhiễm trên da do vi trùng có sẵn trên da trong điều
kiện thuận lợi đã phát triển mạnh lên và gây viêm nhiễm nang lông, tuyến bã.
Đồng thời chất sừng trên da làm
bít nghẽn đường thoát ra ở miệng ống nang lông, tuyến bã cũng làm phát sinh mụn.
4. Do chế độ ăn uống không hợp
lý, lạm dụng nhiều chất ngọt như đường, sữa, bánh ngọt, chocolate…, hoặc để bị táo
bón Þ
rối loạn tiêu hóa Þ
rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn.
5. Do sử dụng mỹ phẩm bừa bãi làm
bít nghẽn các lỗ chân lông hoặc các sản phẩm rẻ tiền Þ da bị tổn thương do bị
bào mỏng vì các thành phần độc hại chứa trong mỹ phẩm như corticoid, thủy ngân,
chì....
6. Do rối loạn hóc môn:
· Tuổi dậy thì:
Thường lượng kích tố sinh dục
(Androgen) tăng nhiều mà kích tố này có nhiệm vụ điều hòa hoạt động của tuyến
bã nằm trong lỗ chân lông. Khi lượng kích tố tăng thì tuyến bã lớn lớn lên mà
tuyến bã sinh ra chất nhờn, để di chuyển lên nang lông do đó Þ khi
chất bã nhiều thì sẽ kết hợp với những tế bào sừng trên bề mặt da làm cho nang
lông bị bít nghẽn hình thành mụn.
Chất bã nhờn và tế bào sừng kết hợp
lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thường trú ở nang lông phát triển.
Đối với người có làn da khỏe mạnh
thì cơ thể sẽ tự nhiên giải phóng nang lông bị tắc nghẽn bằng cách cho những tế
bào chuyên biệt thâm nhập vào nang lông để làm sạch thành nang lông bị suy yếu
và vỡ ra, giải phóng những chất bã ở nang lông ra ngoài.
· Tuổi tiền mãn kinh:
Bao tử sẽ hoạt động yếu dần đi Þ rối
loạn tiêu hóa và phát sinh mụn.
· Do mang thai:
Do uống thuốc có chứa chất
Corticoid hoặc do các bệnh về gan, đường ruột.
D. Xử lý và ngăn ngừa:
- Từ lúc bắt đầu bình thành thì
chu kỳ mật khoảng 8 tuần thời gian điều trị tùy theo mức độ năng nhẹ
- Cần điều trị sớm và đúng cách để
tránh gây ra sẹo lồi hay lõm.
Mục đích:
1. Khai thông các lỗ chân lông bị
bít nghẽn để giữ cho làn da được sạch bằng cách:
+ Tẩy trang.
+ Làm sạch chân lông bằng bàn chải.
+ Tẩy tế bào chết.
2. Nặn sạch các mụn đầu đen,
tránh nặn những mụn gây viêm nhiễm, u nang.
3. Hủy diệt sự nhiễm trùng bằng
cách sát khuẩn cho da, nặng hơn có thể dùng kháng sinh đường uống.
4. Ngăn ngừa nhanh chóng các yếu
tố gây ra mụn.
5. Lưu ý sau khi điều trị mụn:
a. Cần tránh nắng vì những sản phẩm
bôi hay uống trong khi điều trị dễ gây bắt nắng.
b. Rửa mặt sạch đều đặn, nhưng
không nhiều quá bằng các sản phẩm nhẹ, dịu, không có chứa xà phòng (VD:
Cetaphil)
c. Đừng chọc nặn mụn bằng những vật
sắc nhọn Þ
nhiễm trùng máu và tạo sẹo.
d. Cố gắng kiên nhẫn trong khi điều
trị.
e. Sử dụng thuốc phải đầy đủ và
đúng theo sự chỉ dẫn của chuyên viên chăm sóc da và bác sĩ.
DA NHẠY CẢM
I. ĐỊNH NGHĨA:
Da nhạy cảm là một loại da sinh
ra do di truyền, và một phần do môi trường và khí hậu tác động làm gia tăng
thêm mức độ nhạy cảm trên da.
Da nhạy cảm thường có nước da trắng,
mỏng (do sắc tố da của từng dân tộc) hoặc da có nhiều đường gân máu đỏ li ti nổi
trên da.
II. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh phân biệt được thế
nào là da nhạy cảm và da bị dị ứng.
Da bị dị ứng: là da đã bị vi khẩu
xâm nhập, viêm da do tiếp xúc với chất gây dị ứng.
III. NỘI DUNG:
1. Các yếu tố ảnh hưởng:
* Do gen di truyền (bẩm sinh)
- Gia đình có bệnh tiền sử về bệnh
sốt mùa hè, hen suyễn, chàm.
* Dị ứng hệ thống:
- Dị ứng về thức ăn, bụi, phấn
hoa. Những triệu chứng này sẽ dẫn đến tình trạng dễ nhạy cảm do hệ thống miễn dịch
được kích hoạt.
* Dị ứng do da mỏng, trắng:
- Loại da này có tính nhạy cảm
cao đối với môi trường bên ngoài, tùy theo sắc da của từng dân tộc. Da mỏng và
trắng thường có mức phản ứng với lipid kém hơn mức tối ưu và có mức làm ẩm thấp.
Điều này làm tăng độ hoạt động của những yếu tố gây kích thích da.
* Hệ mao dẫn cao:
- Loại da dễ chuyển sang màu hồng
đỏ.
2. Các bệnh da liễu có liên quan
đến da nhạy cảm:
Nguyên nhân
|
Triệu chứng
|
Yếu tố ảnh hưởng
|
|
- Viêm đặc trị
|
- Di truyền từ bố mẹ
|
- Da khô ngứa, sưng tấy
|
- Yếu tố gây ngứa, gây dị ứng,
độ ẩm thấp, da khô, nóng
|
- Viêm da do tiếp xúc chất kích
thích
|
- Do tiếp xúc chất kích thích
hoặc chất gây ngứa
|
- Nóng, nhức, ngứa, đỏ ửng, gây
đau
|
- Các chaất hòa tan, chất hóa học
công nghiệp, bột giặt, nước hoa, khói thuốc, sơn, rượu,…
|
- Viêm da dị ứng
|
- Do di truyền
- Do tiếp xúc
- Do hít thở
- Do thức ăn
|
- Ngứa, phù, đỏ ửng, bong rộp
|
- Nước hoa, kẽm, cao su, phấn
hoa, bụi, động vật, chất tẩy rửa, khói, thức ăn biển…
|
3. Chức năng: Hệ miễn dịch
· Lớp chống acid béo: là lớp
bảo vệ đầu tiên (bao gồm chất nhờn, mồ hôi). Độ pH sẽ giảm những chất gây kiềm
như là những cầu khuẩn có độ pH 7. Những yếu tố gây ẩm tự nhiên sẽ cung cấp 1 lớp
chất nhờn để kết hợp các chất sừng với nhau tạo thành lớp bảo vệ. Khi lớp chống
acid này vô hiệu thì khu vực nhạy cảm sẽ hình thành Þ Tình trạng da bị đỏ, sưng
tấy.
· Tế bào Langerhan: chất
kích thích qua được lớp bảo vệ đầu tiên sẽ đến lớp thứ 2 là tế bào Langerhan nằm
trong lớp gai. Tế bào này có từ xương và tủy, nó có thể di chuyển ra vào trong
lớp biểu bì để làm suy giảm chất kích thích, sau đó Þ (Đại thực bào) để thực hiện
chức năng chính.
g. Sức ép của môi trường: Lớp biểu bì thường xuyên tiếp xúc với
không khí có Ozone, vitamin E bảo vệ các màng lipid khỏi sự tấn công của Ozone.
Nhưng đối với sức ép của môi trường sự cung cấp vitamin E quá tải Þ vấn
đề da bị dị ứng.
* Lưu ý khi da bị dị ứng:
- Ngưng sử dụng mỹ phẩm hay chất kích
thích.
- Rửa mặt bằng nước lạnh nhiều lần.
- Xông hơi (giải độc tố cho da),
không xông lâu vì sẽ làm kích thích cho da đỏ lên.
- Hạn chế, tránh những tác nhân
gây kích thích.
- Tránh dùng hơi nóng quá sức hay
ma sát quá mạnh trên vùng da bị dị ứng.
- Sử dụng thêm Soothing spray
Soothing lotion
Þ sản phẩm làm dịu da:
- Tránh gãi lên vùng da bị dị ứng.
LÃO HÓA DA
I. ĐỊNH NGHĨA:
Lão hóa da không phải là một loại
da sinh ra do di truyền mà do tác động từ bên ngoài và do tuổi tác tạo nên.
Da thường có màu sắc tái, nhợt nhạt,
sạm nám, nhăn nheo và khô ráp.
II. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG ĐỂ NHẬN BIẾT LÃI HÓA DA:
- Cơ thể hay nhức mỏi, đuối sức.
- Nhức đầu thường xuyên và hay
đau nửa đầu.
- Kinh nguyệt không đều.
- Dễ hồi hộp và tim đập mạnh.
- Loét dạ dày, tiêu hóa kém và những
vấn đề liên quan đến đường ruột.
- Ăn tệ, miễn dịch suy yếu Þ dễ cảm
cúm, cảm lạnh.
- Hay đau lưng, nhức mỏi.
- Hay cáu gắt, lo lắng sợ hãi.
- Không tập trung, hay quên.
- Mất ngủ thường xuyên.
III. NGUYÊN NHÂN GÂY LÃO HÓA DA:
1. Do ô nhiễm môi trường:
Giao thông: Xe cộ nhả khói, bụi
ra môi trường, tạo thành khí oxit nitơ (N2O). Ngoài ra còn khí đốt
nóng, lò thiêu, lò đốt rác, chất thải công nghiệp,... thải ra hàng loạt chất độc
hại vì thế tầng ozone mặt đất càng gia tăng theo sự phát triển công nghiệp.
Ozone mặt đất là một chất độc
cao, và là những chất oxy hóa mạnh nhất.
- Lớp biểu bì da bên ngoài do hấp
thụ khí Ozone Þ
các tế bào da bị suy giảm và gây nên hiện tượng lão hóa da.
- Thông thường da bên ngoài có lớp
vitamin E tự nhiên che chở cho lớp màng lipids trước sự tấn công của Ozone.
Nhưng trước sự tấn công của Ozone, lớp màng này đã bị phá vỡ, do đó việc hấp thụ
chất ô nhiễm đã dẫn đến nhiều vấn đề thúc đẩy việc lão hóa da
2. Do Stress (căng thẳng):
Cơ thể sản sinh ra nhiều hóa chất
và hoocmon, như là sự phản ứng của cơ thể khi bị stress trong thời gian dài dẫn
đến sự phá vỡ hệ thống miễn nhiễm của cơ thể.
3. Do mỹ phẩm:
- Lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm lên
da (liều lượng và số lượng quá nhiều).
- Một số mỹ phẩm có chứa các
thành phần nhất định gây kích ứng cho da, thường là những chất có hương thơm
nhân tạo, có màu, có cồn, ...
4. Do khí hậu:
- Sống trong điều kiện khí hậu
thay đổi, khí hậu đột ngột từ nóng sang lạnh hay ngược lại. Hoặc không sử dụng
kem tạo ẩm khi ở khí hậu quá lạnh.
- Không sử dụng kem chống nắng
khi ở ngoài ánh nắng mặt trời và nhất là làm việc ở phòng lạnh, cần cung cấp độ
ẩm đầy đủ để tránh bị khô da.
5. Chế độ ăn uống (rất quan trọng):
Một vài thực phẩm nhất định có thể
kích thích lưu lượng máu, gây giãn nở mạch hoặc bị dị ứng khi ăn uống như: cồn,
cafê, đường, rượu và thuốc lá, ...
- Ăn chay: Dẫn đến thiếu vitamin
B làm cho da nhợt nhạt, mệt mỏi.
- Ăn nhiều đường: Đường tác động
tương tác với chất collagen trong cơ thể làm cho da không thể tái tạo được và
thay đổi màu sắc như đốm lão hóa. Những đốm này sinh trưởng trong các tế bào biểu
bì tạo hắc tố làm việc quá mức. Tiêu thụ trên 100 gram đường/ngày sẽ làm suy giảm
hệ miễn dịch.
- Ăn thức ăn đã chế biến sẵn (đồ
hộp): Thức ăn này có chứa hàm lượng muối cao và độ chế biến ở nhiệt độ cao khi
nấu Þ
Ngăn chặn sự hấp thụ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, làm da không
được khỏe.
- Ăn uống không nghiêm túc: Ăn
quá nhiều hay quá ít, tăng cân hoặc giảm cân nhanh gây ra hiện tượng lão hóa
da, da mất đi tính đàn hồi, xuất hiện những vết chân chim và nếp nhăn. Ăn uống
quá ít chất béo Þ
Thiếu các acid béo cần thiết Þ tế bào hoạt động kém Þ da khô, thiếu nước và bị
rạn nứt.
- Ăn uống quá nhiều chất cafein:
uống nhiều trà, cafê, socola, nước uống có ga. Chất cafein kích thích tuyến thận
làm tăng stress, chỉ nên uống sau khi ăn và hạn chế. Lượng cafein quá mức trên
300 gram/ngày làm cho da xanh xao, mờ xỉn, khô và môi thâm đen.
- Rượu và thuốc lá: làm giảm căng
thẳng thần kinh nhưng làm mất chất ẩm của da và tiêu hủy các vitamin B ra khỏi
cơ thể. Thuốc kháng sinh làm tiêu hủy vitamin B và các men tiêu hóa có lợi
trong ruột.
Tất cả các chất gây nghiện trên làm suy giảm chống oxy hóa của da, gây
trở ngại cho việc chuyển hóa các acid béo cần thiết dẫn đến hiện tượng da ngày
càng xấu đi.
6. Do tuổi tác:
Tuổi càng lớn thì quá trình tái tạo
da càng thấp, qua 25 tuổi da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, sợi collagen và
elastin hay suy giảm mất độ đàn hồi Þ Da bị nhão, chảy xệ.
IV. ĐIỀU TRỊ:
- Uống thật nhiều nước.
- Cung cấp đầy đủ các vitamin và
khoáng chất.
- Chăm sóc da đúng cách.
- Tránh những tác nhân gây nhạy cảm
cho da, tránh nắng.
- Tạo ẩm thường xuyên.
- Tránh sử dụng các chất kích
thích.
- Ngủ đầy đủ.
Cung cấp cho da đầy đủ dưỡng chất bằng cách kết hợp lá collagen có chứa
protein làm cho da có độ co giãn, tiêu hủy gốc tự do. Collagen rất dễ thẩm thấu
vào da một cách nhanh chóng giúp máu lưu thông đều, tái tạo lại da và làm mờ
các nếp nhăn.
NÁM DA
I. ĐỊNH NGHĨA:
Tông màu da không cân bằng nghĩa
là bị nám da. Nám da còn gọi là các sắc tố da xuất hiện từ từ đậm lên, nhất là
vào mùa nắng. Nám da thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi,
II. VỊ TRÍ:
Thường ở cằm, má, môi trên và sống
mũi.
a. Trung tâm mặt
(centrofacial) : 63%
b. Hai bên má
(malar) : 21%
c. Hàm dưới
(mandidble) : 16%
Tế bào hắc tố (melanin) thường định
vị ở màng đáy của lớp thượng bì. Sắc tố (melanin) được khẳng định là sắc tố
quan trọng nhất để quyết định màu da, sự khác biệt màu da giữa người này và người
khác, được liên quan chặt chẽ đến số lượng và kích thước của sự phân bố các cấu
tử sắc tố (melanosome).
Melanosome: chứa các hạt sắc tố
màu nâu gọi là hắc tố melanin. Melanin được hình thành ở lớp đáy của thượng bì,
còn gọi là lớp sinh sản.
Thượng
bì
|
* Sừng => Sừng
|
||
* Hạt
|
=> Biệt hóa
|
||
* Gai
|
|||
* Đáy => Sinh sản
|
|||
III. NGUYÊN NHÂN:
Bên ngoài: * Do ánh nắng mặt trời
* Do mỹ phẩm,
thuốc, hóa chất, rối loạn nội tiết tố.
A. Do ánh nắng:
Ánh nắng gây ra ảnh hưởng rất lớn
trên da. Bức xạ mặt trời gây đậm màu da là do ánh nắng. Nhằm bảo vệ tế bào da
khỏi những tổn thương sâu sắc do trong bức xạ mặt trời có tia tử ngoại UV.
Ánh nắng mặt trời bao gồm:
* Ánh nắng trắng
* Tia cực tím (UVA, UVB, UVC)
* Tia hồng ngoại (cam, vàng, lục,
xanh, chàm, tím, đỏ)
Dãy
|
UVA
|
UVB
|
UVC
|
Tia
hồng ngoại
|
Bước sóng
|
320nm
-> 400nm
-
Xuyên qua thủy tinh
- Đến
lớp bì
-
Gây cháy, rám
da,
hủy hoại tế bào da
|
290
-> 320
-
Không xuyên qua kính
- Đền
thượng bì
-
Gây rám da, ung thư da
|
180
-> 290
- Bước
sống ngắn
- Bị
thủy tinh và lớp thượng bì ngăn chặn
-
Không hại da
|
80
-> 3000
-
Xuyên qua thượng bì => hạ bì
-
Gây hại da
-
Gây nóng da
|
B. Do mỹ phẩm:
Có một số loại mỹ phẩm khi bôi
lên da làm cho da:
* Bị bắt nắng dữ dội
* Làm cho da sậm màu được gọi là hiện tựợng quang độc
* Và lâu nhã nắng
Và một số mỹ phẩm còn gây hiện tượng
teo da:
* Da bị giảm độ dày cửa lớp thượng
bì.
* Da bị giảm số tầng tế bào.
* Da bị giảm độ gợn sóng của các
nhú chân bì.
* Da bị giảm collagen.
=> Tình trạng da không phục hồi
được, nguyên nhân chính là do trong sản phẩm có chứa Corticoid.
Bên trong: * Rối loạn nội tiết tố
(mang thai, uống thuốc ngừa thai, stress, tiền mãn kinh).
* Do thiếu vitamin C, Protein.
NÁM DA: (melasma) * Do thai nghén
* Dùng thuốc
ngừa thai
- Là do quá trình thay đổi nội tiết
tố sinh dục trong máu đã gây ảnh hưởng đến tế bào sắc tố.
- Do thai nghén: thường mất đi
sau một năm.
- Thuốc ngừa thai: thường mất đi
sau đó rất lâu.
ĐIỀU TRỊ:
1. Hydroquione (2 -> 4%) +
acid Retinoic (0 0,5%) (Có phản ứng phụ: châm chích, ửng đỏ, bong da).
2. Monobenzone: nhanh có kết quả
(phản ứng phụ: đốm trắng sau khi điều trị => mất sắc tố da).
3. Corticoid + Hydroquione: kết
quả nhanh nhưng dễ tái phát lại vì có tác dụng phụ của Corticoid.
4. Leucodinine B: (nên sử dụng)
có chất là giảm melamin hắc tố cực mạnh (từ 4 đến 16 tuần).
=> Tất cả các sản phẩm khi sử
dụng đều phải tránh nắng, chỉ số chống nắng SPF > 15.
SPF: (SUN PROTECTIVE FACTOR): yếu
tố bảo vệ khỏi tia nắng.
SPF là thời gian phơi ra nắng cần
thiết để chống lại tia cực tím.
=> Ngày nay trong, điều trị
nám thường sử dụng các thành phần làm trắng da như: Retinoin, AHA nhưng giá
thành thường cao so với trước đây.
AHA: (ALPHA HYDROXY ACID) là acid
trái cây chiết xuất từ các dạng như: mía, sữa…
Là loại hóa chất làm bong các tế
bào chết trên da, có tác dụng làm da sáng lên và đổi màu nám, tàn nhang. Để có
tác dụng cao nó phải chiếm từ 5 -> 10%.
Acid citric : Được chiết xuất từ cam
Acid glycolic : Được chiết xuất từ mía
Acid lactic : Được chiết xuất từ sữa
WAXING (TẨY LÔNG)
I. TẨY LÔNG:
Là sử dụng một loại sáp ong có
nhiều dạng dùng để giúp các chuyên viên thẩm mỹ lấy sạch phần lông trên da
khách (lấy luôn gốc).
II. DỤNG CỤ CHUẨN BỊ:
- Spatula = que gỗ, que nhựa hoặc
que kim loại.
- Vải wax hay giấy cắt sẵn
(Calico).
-
Nồi nấu wax (55 độ C -> 65 độ C) (Microwax)
* Các sản phẩm đi kèm
a. Sắp wax: Đặc, lỏng
1. Wax lỏng: Được sử dụng rộng
rãi ở salon, được sản xuất bởi nhựa thông và các loại tinh chất từ cây cỏ, rất
dễ sử dụng.
Wax gentle: Sáp wax loại
nhẹ dịu, chiết xuất từ oải hương.
Wax Gold liquid warm:
Sáp ong.
Wax Strawberry liquid
xvarm: Sáp dầu.
Wax Pot teatree oil:
Sáp trà xanh (da có mụn).
Wax Alove vera: Sáp
cây lô hội (mau lành vết thương, da có bệnh).
Wax Orange: Sáp cam.
Wax Apricot: Sáp mỏ
(da khô và già).
Wax Azulene: Sáp Azulene
(da dị ứng).
2. Wax đặc: Độ dẻo cam và khả
năng bám dính cao, dễ lấy đi những sợi lông ngắn và mảnh. Được sẵn xuất với sáp
ong nguyên chất (có thể tái sử dụng).
b. Các sản phẩm đi kèm:
1. Sản phẩm trước khi waxing: làm
sạch da trước khi waxing, giúp làm sạch các sản phẩm trang điểm và dầu trên da
một cách hiệu quả để sản phẩm wax bám vào da chắc hơn.
2. Sản phẩm sau khi waxing:
Dạng sữa: Giúp cân bằng
và làm dịu da sau khi waxing, làm khít lỗ chân lông và giảm kích ứng da.
Dầu waxing: Hỗn hợp
tinh chất dầu tự nhiên giúp giảm bám dính trên da, làm mịn da, giữ ẩm cho da và
không gây kích ứng trên da.
Sản phẩm giảm mọc
lông: Giúp giảm tốc độ mọc lông. Được chiết xuất từ cây đu đủ, có khả năng thay
đổi cấu trúc lông, ngăn chặn việc tái tạo các tế bào lông dẫn tới mọc lông thưa
và mềm, giúp không mọc lông dưới da.
3. Dầu làm sạch wax: Giúp giữ sạch
salon.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Nấu sáp cho tan ra (20 phút)
trước khi bắt đầu.
2. Pre wax prep (Nước trước khi
waxing)
Làm ẩm miếng cotton bông gòn, thấm
Pre wax prep lau sạch vùng chuẩn bị wax.
3. Waxing:
Bôi sáp bằng que lên vùng cần wax
theo chiều mọc của lông đặt băng vải lên vùng có wax, chà nhẹ để băng vải dính
chặt hơn vào wax, để một tay lên giữ vùng da trước lại, tay kia cầm đầu băng vải
giựt mạnh và dứt khoát theo chiều ngược lông mọc.
Nếu là sáp đặc thì bôi sáp lên da
dày 6mm (cách wax cũng như trên nhưng không dùng vải).
4. Sau khi wax dùng bận tay ấn mạnh
lên vùng vừa wax vài giây để làm dịu da.
5. Waxing oil (dầu waxing): cho một
ít dầu lên tay, massage nhẹ để làm dịu da.
6. Thoa sữa làm giảm mọc lông
(không massage)
=> Lưu ý: Không được tắm và
dùng sản phẩm tẩy rửa sau khi wax 4 giờ.
Thời gian wax
lại: Đối với lông mày và nách: 1 tháng
Đối với chân, tay:
2 -> 3 tháng
Đối với mép, môi,
bikini: 2 tháng
Sau mỗi lần wax số lượng lông sẽ
mọc giảm dần, và sợi lông cũng mềm mại hơn so với trước.
PARAFFINE
I. PARAFFINE
ĐỊNH NGHĨA: Giúp làm ẩm, làm mịn,
trắng da, giảm các vết nứt nẻ. Ngoài ra giúp giảm đau, mỏi cơ, trị thấp khớp. Đặc
biệt phù hợp với trị liệu cho tay và chân.
II. DỤNG CỤ CHUẨN BỊ:
Máy nấu Paraffine
3 Kg Paraffine
Bao nylon lớn (vừa bàn
tay, bàn chân)
Khăn ủ ấm
❖ Các sản phẩm đi kèm:
Kem tẩy da chết tay và
chân.
Kem massage cho mềm
da.
III. LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỊ LIỆU VỚI PARAFFINE
Nhiệt độ ấm, nóng của Paraffine
giúp tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất giữa các tế bào. Các tế bào thần
kinh được làm dịu và các cơ được thư giãn tạo cảm giác dễ chịu. Paraffine được
dùng cho cả mặt, tay và chân.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Đối với mặt: Thực hiện
giống như giai đoạn đắp mặt nạ.
Thoa kem dưỡng da trước
khi đổ Paraffine.
Đắp bông lên 2 mắt,
chân mày và miệng.
Lót gạc lên toàn bộ mặt
(có cắt chừa mũi)
Dùng cọ quét đều sáp
lên hết mặt (2 lớp)
Dùng khăn khô ủ lại
cho ấm 15 phút.
Gỡ gạc ra, massage lại
5 phút.
Lưu ý: Không sử dụng trên da mặt
đang bị bỏng, cháy nắng hay dị ứng.
2. Đối với tay và chân:
Làm móng tay và chân
cho sạch (cắt da)
Dùng khăn nóng lau thật
sạch 2 bàn tay và chân
Tẩy da chết.
Rửa sạch lại bằng nước.
Thoa kem để giữ ẩm và
làm massage cho đến khi thẩm thấu hết kem.
Lấy giấy thấm hết lượng
dầu dư ra của kem massage.
Đổ Paraffine lên đến
lúc dầy như găng tay (5mm).
Ủ bằng bao nylon + bao
vải (20 phút)
Gở sáp ra và tiếp tục
massage thêm 5 phút cho mỗi tay.
* Lưu ý: Mỗi tuần có thể làm 3 lần
- Không sử dụng nhiều chất tẩy rửa
(xà Phòng) lên tay.
- Thường xuyên dưỡng da tay bằng
sản phẩm HAND CREAM để đôi tay mềm mại
CÁC BƯỚC CHĂM SÓC DA Ở MỸ VIỆN
Bước 1: Làm sạch da (lấy hết cấc chất bẩn bên ngoài da)
- Rửa mặt:
Tẩy trang làm sạch màu
mắt, môi, mascara bằng Remove makeup.
Tẩy trang làm sạch hết
mặt bằng sữa hay kem.
- Tẩy sạch sâu trong lỗ chân
lông:
Sửa dụng bằng bàn chải
(có trong máy đa năng) với 1 loại sản phẩm rửa mặt có bọt (Cleansing gel,
Cleansing foam).
Nhiệm vụ: Lấy sạch các
chất cặn bã nằm sâu trong lỗ chân lông.
Bước 2: Tẩy da chết: Tẩy tế bào sừng nằm trên cùng.
Bước 3: Xông hơi có những lợi ích sau:
- Giải độc tố cho da.
- Giúp giãn nở lỗ chân lông.
- Dễ dàng hút sạch và nặn những
còi mụn.
- Giúp máu huyết lưu thông, da dẻ
hồng hào.
Thời gian: Từ 5 phút đến 15 phút
(tùy theo da)
* Xông hơi + kết hợp hút mụn, nặm
mụn, lột mụn cám.
Bước 4: Massage mặt:
- Giúp máu huyết lưu thông.
- Thúc đẩy sự hoạt động của các
tuyến da.
- Duy trì sắc tố da.
- Giúp các cơ, mô trên da săn chắc.
- Tránh và xóa được các nếp nhăn
trên da.
- Giúp da mềm mại, mịn màng.
Thời gian: Từ 15 phút đến 30 phút
(tùy theo da)
Bước 5: Đắp mặt nạ:
- Phần chính yếu trong việc điều
trị.
Bước 6: Làm khít lỗ chân lông:
- Xông lạnh
- Khăn lạnh kết hợp với Toning lotion
- Phan sương
PHA CHẾ MẶT NẠ BẰNG TRÁI CÂY TƯƠI
DÀNH CHO MẶT:
1. Lòng đỏ hột gà + 1 muỗng cafê
mật ong: Đánh đều lên, dùng cọ quét từng lớp lên mặt cho khô, sau đó rửa lại bằng
nước ấm trước và cuối cùng rửa lại bằng nước lạnh.
Dành cho da khô, da lão hoá.
2. Lòng trắng hột gà + 2 - 3 muỗng
cafê bột mì + 5 giọt chanh: đánh đều lên.
Làm khít lỗ chân lông và làm trắng
da.
3. Chuối sứ (lựa trái chín và
không bị thâm), cắt lát mỏng đắp lên mặt để 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước cốt
cà chua để khoảng 10 phút rồi rửa lại.
Dành cho mọi loại da, làm tái tạo
da.
4. * Dưa leo (trái xanh không bị
trầy xước). Bằm nhuyễn vắt lấy nước + 1 ít muối, dùng để rửa mặt, để 10 phút,
sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Tuần sử dụng 3 lần.
Dành cho da nhờn, da nám, da bị mụn
đầu đen. Làm thông thoáng lỗ chân lông và trắng da.
* 1/3 trái dưa leo xay nhuyễn + 3
muỗng bột mì + 3 muỗng sữa tươi: trộn đều hỗn hợp trên. Làm mịn và làm trắng da.
* 3 muỗng nước cốt dưa leo + 3 muỗng
bột nghệ + 5 giọt chanh: trộn đều, để khoảng 30 phút, rửa bằng nước ấm rồi đến
nước lạnh.
Dùng tẩy trắng da.
5. Khoai tây luộc hoặc hấp: cạo sạch
vỏ, tán nhuyễn ra rồi trộn với sữa tươi, để khoảng 15 phút. Rửa lại bằng nước ấm
rồi đến nước lạnh.
Dành cho mọi loại da ngoại trừ da
mụn. Cung cấp dưỡng chất cho da.
6. Trái thơm: xắt từng lát mỏng
chà nhẹ lên mặt, để 20 phút sau đó rửa lại bằng nước lạnh.
Tẩy da chết và làm trắng da.
7. Xoài chín: xay nhuyễn + 5 giọt
chanh. Đắp hỗn hợp lên mặt trong vòng 15 phút, rồi rửa lại bằng nước lạnh.
Dùng tẩy trắng da.
8. Trái bơ: xay nhuyễn đắp lên mặt
20 phút.
Dành cho da khô, làm mịn da.
9. Trái dâu: ép lấy nước thoa lên
mặt 20 phút.
Dành cho da đầu.
LƯU Ý: Đối với những làn da nhạy
cảm tránh sử dụng mặt nạ dưa leo và cà chua.
DÀNH CHO MẮT
Chữa trị: nếp nhăn, quầng thâm,
túi mỡ.
1. Cây nha đam (Aloe Vera): là mặt
nạ chống nhăn, đắp lên mắt 15 - 20 phút.
Dành cho da đầu.
2. Trà xanh (trà tươi): lấy túi
trà đắp lên mắt 15-20 phút. Dùng chống thâm quầng mắt, làm tan túi mỡ.
3. Cà rốt: Bằm nhuyễn đắp lên
vùng bị thâm, nám, có tác dụng chống thâm, nám da. Dùng 1-2 lần/tuần.
4. Muỗng Inox: Lấy 2 muỗng Inox bỏ
vào ngăn đá, đắp lên mắt, có tác dụng chống thâm quầng mắt.
CÁC LOẠI VITAMIN
VITAMIN A:
Là loại sinh tố có thể hoà tan
trong mỡ, có tác dụng duy trì các tế bào của da chống lại oxy hoá. Có trong thịt
động vật, gan, bơ, trứng, đầu cá. Có trong những loại rau, củ có màu cam, đỏ, nếu
thiếu thì da sẽ khô, sần sùi, có vẩy, nếp nhăn, hay bị bong tróc, ngứa khi thời
tiết lạnh. Làm mất độ đàn hồi của da, tuyến bã nhờn hoạt động không đều, làm giảm
thị lực.
Nếu đủ thì gia tăng Proteine và
Collagen tổng hợp (độ đàn hồi) cải thiện tính đàn hồi của da, giúp thẩm thấu
nhanh, bảo vệ sợi Collagen không bị phá huỷ.
VITAMIN E:
Là dạng chống lão hóa và làm mềm
da. Đặc biệt cho da khô. Có trong hạt hướng dương, dầu mè, hạt điều, bơ, dầu
ôliu, giá.
Nếu thiếu: da dễ bị thâm, nhăn
nheo, các bắp thịt dễ bị bầm tím, da dễ nứt nẻ.
Nếu đỏ: làm mềm da, ẩm da, kích
thích các tế bào tái tạo lại làn da mới, lông và tóc sẽ mượt mà.
VITAMIN C:
Thường có trong những sản phẩm điều
trị mụn và nám da. Có trong những trái cây chua: chanh, cam, quít, bưởi, sơri,
ngũ cốc.
Nếu thiếu: vết thương sẽ lâu
lành, gây nhiễm trùng, giảm sức đề kháng.
Nếu đủ: da sẽ được bảo vệ chống
UV giúp cải thiện được sắc tố trên da bị nám, giúp kích thích sự sinh sản sợi
Collagen, làm tăng tính phòng vệ cho da.
VITAMIN B (B1+B6+B12):
Thường có trong rau xanh, lúa, đậu,
bột, thịt, gan và cá hồi. Nếu thiếu: da sẽ lão hóa sớm, hệ tiêu hóa kém, vết
thương lâu lành, cơ thể bị giữ nước, có nhiều nếp nhăn xung quanh miệng, tóc sẽ
thưa, rụng và dễ có gàu, mất ngủ, mệt mỏi, da sẽ xanh xao do thiếu máu.
CHẤT ĐẠM (Protid: thịt,
cá, trứng, sữa)
CHẤT
BÉO
(Lipid:
mỡ động vật, dầu thực vật)
|
CHẤT
ĐƯỜNG
(Glucid:
tinh bột, mía, mật)
|
Vitamin
và khoáng chất
(rau
quả và trái cây tươi)
|
Lưu ý: Không nấu quá chín thức ăn
Không bỏ quá nhiều muối
B1: Giảm đau cơ, gân, tan máu bầm
Có trong nho, gừng, tiêu
B2: Giải độc tố
Cung cấp thức ăn nếu thiếu
Vitamin B2 thì các chất thải sẽ bị tích tụ lại, cơ thể dễ bị mệt, hệ miễn dịch
yếu da sẽ bị sạm nám.
Có trong lúa mì, lúa mạch, rau áo
màu xanh.
B3: Suy giảm tĩnh mạch chân, phù
nề, sắc tố da không bình thường. Có trong đậu phộng, thịt nạc, sữa, cám, gạo.
B4: Giúp xoa dịu thần kinh do mất
ngủ.
B5: Giúp tiêu mỡ, làm ốm
Có trong gà, vịt, bắp, đậu.
B6: trị liệu cho các vấn đề phụ nữ,
nội tiết tố.
Có trong men bia, thịt nạc, hạt
hướng dương.
Viatamin K: tăng năng lượng trong
tế bào, chống lão hóa.
Có trong sữa chua, trứng, dầu cá.
DƯỢC THẢO TRONG MỸ PHẨM
Ngày nay, tính dầu được sử dụng rộng
rãi trong việc điều trị các vấn đề về da. Kết hợp với Tây y và Đông y trong việc
điều trị. Dùng tính dầu trong việc chăm sóc da còn giúp cân bằng trạng thái và
tinh thần sảng khoái.
Mỹ phẩm Tinh
dầu
* Mang tính cải
thiện cho da Mang tính trị liệu
cao
Tinh dầu được chiết xuất từ cây cỏ
thiên nhiên, thảo mộc
- Tea-tree (td cây trà): giải độc,
diệt khuẩn, trị mụn
- Lavender (td cây oải hương): giải
độc tố, xoa dịu và tái tạo da mới.
- Lemongrass (td cây xả); giải độc,
thông thoáng lỗ chân lông
- Avocade oil (td trái bơ): chống
lão hoá và làm ẩm da.
- Grape oil (td nho): giải độc và
lưu thông máu huyết, lợi tiểu.
- Rose oil (td hoa hồng): xoa dịu
thần kinh và lưu thông máu.
- Mint oil (td bạc hà): làm mát,
tăng cường sinh lực và thư giãn
- Lemon oil (td chanh): giải độc
và kích thích lưu thông máu.
TÁC DỤNG:
- Máu huyết lưu thông: tinh dầu
có tác dụng lên hệ thần kinh, hệ cơ, hệ da và hệ hô hấp.
- Có tác dụng diệt khuẩn cao vì
trong tinh dầu có chất kháng men
- Tăng hệ miễn dịch, giảm đau và
chống được stress.
- Có tác dụng cung cấp dưỡng chất
cho da.
Sơ đồ
|
KHỨU
GIÁC
¯
HỆ
THẦN KINH
¯
PHỔI
¯
MÁU
& BÀI TIẾT
|
(Hít thở 3 lần, hít vào mạnh,
thở ra nhẹ
|
Tinh dầu thấm qua cơ thể bằng
cách:
- Ngửi
- Xông hơi
- Tẩm khăn: đắp lên những vùng da
cần điều trị
- Ngâm bồn: hoà tan với nước ấm
(15-20 phút) dùng khăn khô lau, không tắm lại.
- Massage.
- Uống: phải theo chỉ dẫn của bác
sĩ (tác dụng lèn cơ thể rất nhanh)
- Dạng xịt.
PHÂN LOẠI: Có 2 dạng tinh dầu
Base oil (dạng nền): có thể dùng
trực tiếp lên da.
Trị liệu: phải pha (kết hợp dạng
nền)
Lưu ý:
Không được massage
tinh dầu trực tiếp lên các vết thương hoặc da đang bị viêm nhiễm.
Khi bị sốt cao, nhiệt
độ trong cơ thể sẽ tăng, không được dùng tinh dầu massage trực tiếp lên da, chỉ
nên dùng tinh dầu xả, tẩm lạnh và đắp lên trán.
Khi sử dụng các loại
tinh dầu cam, chanh, quít, bưởi thì tránh dùng vào ban ngày, vì trong các loại
trên chứa nhiều acid nên rất dễ bắt nắng, nếu dùng ta phải sử dụng kem chống nắng
SPF >= 15.
TÁC DỤNG CỦA TINH DẦU LÊN CÁC HỆ:
1. Hệ thần kinh:
Bằng khứu giác (là cơ quan nhạy cảm
nhất) tinh dầu sẽ có tác dụng nhanh và trực tiếp.
Massage.
Ngửi
2. Hệ hô hấp
Viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi,
cảm cúm: xông hơi
3. Hệ tiêu hoá
Tiêu chảy, đầy hơi, hôi miệng,
trĩ: uống theo chỉ dẫn của bác sĩ
4. Hệ cơ: đau cơ, xương, nhức:
massage, ngâm, tắm. Đắp chăn nóng
5. Hệ bài tiết: đau bụng khi có
kinh, sau khi sinh: massage, uống
6. Hệ da:
Với người bị mụn, da nhăn, nám,
da mất nước: massage, xịt (da mụn), xông, đắp trực tiếp lên da (da mụn).
THỰC HÀNH XÔNG ĐŨA
- Chuẩn bị: Đũa xông
Tịnh dầu dạng nền (Lavender,
Lemongrass)
Tăm bông
Sữa tẩy trang
- Công dụng: Điều trị bệnh viêm xoang,
đau nửa đầu, stress. Đây là phương pháp điều trị của Trung Quốc.
Lưu ý: Khi điều trị nên để nhạc
nhẹ.