Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Liên hệ việc phát triển thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân ở Việt Nam
hiện nay.
1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng
sản Việt Nam về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của
thời kỳ quá độ lên CNXH là sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần,
tương ứng với các giai cấp, tầng lớp XH khác nhau nhưng vị trí, cơ cấu, tính chất
của các giai cấp, tầng lớp này có sự biến đổi sâu sắc.
* Theo quan điểm của V.I.Lênin:
+ Lênin đã vận dụng sáng tạo những
nguyên tắc phổ biến và cơ bản của chủ nghĩa cộng sản vào đặc thù lịch sử cụ thể
nước Nga thông qua việc xác định các thành phần kinh tế hiện có ở nước Nga
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo Lênin, “các thành phần của kết
cấu kinh tế-xã hội khác nhau hiện có ở Nga, chính là như thế nào. Mà tất cả
then chốt của vấn đề lại chính là ở chỗ đó. Chúng ta hãy kể ra những thành phần
kinh tế ấy:
1) Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng,
nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên;
2) Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong
đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì);
3) Chủ nghĩa tư bản tư nhân;
4) Chủ nghĩa tư bản nhà nước;
5) Chủ nghĩa xã hội”.
Như vậy, so với tính quy luật
chung về kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước nga với hoàn cảnh
đặc thù là xuất phát từ trình độ phát triển tương đối thấp của chủ nghĩa tư bản,
bên cạnh những thành phần kinh tế phổ biến như chủ nghĩa tư bản tư nhân, tiểu sản
xuất hàng hóa, chủ nghĩa xã hội, vẫn còn tồn tại thành phần kinh tế nông dân
gia trưởng, thể hiện những trình độ phát triển thấp hơn, đồng thời hình thành
thành phần kinh tế mới chủ nghĩa tư bản nhà nước, hình thức trung gian quá độ,
thể hiện sự đan xen, kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội với các thành phần kinh tế
khác, đặc biệt là chủ nghĩa tư bản tư nhân.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Vận dụng quan điểm của Lê nin về
nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần vào
hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí
Minh đã chỉ ra những thành phần kinh tế trong vùng tự do trước năm 1954 ở Việt
Nam bao gồm:
+ Kinh tế địa chủ phong kiến bóc
lột địa tô.
+ Kinh tế quốc doanh, có tính chất
chủ nghĩa xã hội.
- Sau năm 1954, miền Bắc hoàn
toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những hình thức
sở hữu chính trong nền kinh tế Việt Nam ở miền Bắc bao gồm: sở hữu của nhà nước
tức là của toàn dân; sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân
lao động; sở hữu của người lao động riêng lẻ, một ít tư liệu sản xuất thuộc sở
hữu của nhà tư bản. Tương ứng với các hình thức sở hữu đó là nền kinh tế nhiều
thành phần, bao gồm: “Năm loại kinh tế khác nhau:
A- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ
nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân).
B- Các hợp tác xã (nó là nửa chủ
nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội).
C- Kinh tế của cá nhân, nông dân
và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội).
D- Tư bản của tư nhân.
E- Tư bản của nhà nước (như Nhà
nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh).
Trong năm loại ấy, loại A là kinh
tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nền kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng
chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”
2. Sự vận dụng của Đảng ta
* Trước đổi mới
- Những năm 50 gồm 6 thành phần
kinh tế:
+ KT địa chủ phong kiến
+ KT quốc doanh
+ KT Hợp tác xã
+ KT của nông dân, thủ CN
+ KT tư bản tư nhân
+ KT tư bản quốc gia
Từ Đại hội V các thành phần kinh
tế ở nước ta có sự khác nhau giữa Miền Bắc và Miền Nam
- Miền Bắc: Kinh tế Quốc doanh; Kinh
tế tập thể; Kinh tế cá thể.
- Miền Nam: Kinh tế Quốc doanh;
Kinh tế tập thể; Kinh tế cá thể; Kinh tế Tư bản tư nhân; Kinh tế công tư hợp
danh.
Từ đổi mới đến nay:
* Đại hội VII: Trong nền kinh tế
thị trường, với quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo đảm, từ ba loại hình
sở hữu cơ bản (Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân) sẽ hình thành
nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng.
- Kinh tế quốc doanh
- Kinh tế tập thể
- Kinh tế cá thể
- Kinh tế tư bản tư nhân
- Kinh tế gia đình
Nhà nước thực hiện nhất quán
chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt
tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, không áp đặt hình
thức kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh.
Các thành phần kinh tế kinh doanh
theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hợp tác lâu dài, cạnh tranh lành mạnh trong đó kinh tế
NN giữ vai trò chủ đạo; kinh tế NN cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
* Đại hội XI: 4 thành phần kinh tế:
KT NN, KT tập thể, KT tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
* Đại hội XII nhấn mạnh: nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN VN có quan hệ sx tiến bộ phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế trong đó kinh tế NN giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng,
hợp tác và cạnh tranh theo PL.
Như vậy, kế thừa quan điểm của
CNM-LN và tư tưởng HCM về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH,
Đảng đã vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh VN trên cơ sở phân tích đặc điểm của từng
bước quá độ, từ đó từng đại hội trong thời kỳ đổi mới không những nhất quán thực
hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần mà còn xác định rõ cơ cấu các thành phần
kinh tế, tạo cơ sở cho hoạch định và thực thi đúng đắn các chính sách đối với
các thành phần kinh tế đóng góp đối với sự tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mang
lại cho nền kinh tế quốc dân./.
Từ Đại hội XII (2011) cho đến nay
các thành phần kinh tế ở nước ta gồm 4 thành phần kinh tế:
- Kinh tế Tập thể
- Kinh tế Tư nhân
- Kinh tế Nhà nước
- Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài
Nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng,
hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; Đặc trưng cơ bản của các thành phần kinh
tế nước ta hiện nay
+ Thành phần kinh tế nhà nước
- Dựa trên chế độ sở hữu công cộng
về TLSX
- Bao gồm các doanh nghiệp nhà nước,
ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm
nhà nước và các tài nguyên quốc gia, các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước có
thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế.
- Giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân
+ Kinh tế tập thể
Là hình thức liên kết tự nguyện,
rộng rãi của những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn, có thể kinh doanh tổng
hợp, đa dạng hoặc chuyên ngành.
Với nhiều hình thức hợp tác đa dạng,
nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể;
phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động
theo các nguyên tắc hợp tác tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm và cùng có lợi.
Vai trò ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
+ Kinh tế tư nhân:
- Dựa trên hình thức sở hữu tư
nhân về TLSX
- Bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ
và kinh tế tư bản tư nhân: Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu
nhỏ về TLSX; Kinh tế tư bản tư nhân gồm những đơn vị kinh doanh dựa trên hình
thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX và bóc lột lao động làm thuê.
- Vốn là một trong những động lực
của nền kinh tế.
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
- Là thành phần kinh tế dựa trên
hình thức sở hữu vốn của người và tổ chức nước ngoài được phép hoạt động ở Việt
Nam
- Bao gồm những doanh nghiệp được
thành lập trên cơ sở vốn đầu tư nước ngoài và phần vốn đầu tư của nước ngoài
vào các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước ta
- Được khuyến khích phát triển,
có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta: bổ sung
nguồn vốn đầu tư, chuyển giao và phát triển công nghệ, nâng cao năng lực quản
lý, tạo việc làm hợp tác kinh doanh.
* Các giải pháp để phát triển các
thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay:
- Phát huy vai trò chủ đạo của thành
phần kinh tế nhà nước
- Củng cố, nâng cao vai trò của kinh
tế tập thể.
- Khuyến khích, giúp đỡ kinh tế
tư nhân phát triển
- Phát triển thành phần kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài
Phát huy vai trò chủ đạo của
thành phần kinh tế nhà nước
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để
các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công
khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Tổng kết hoạt động của Tổng công ty Đầu tư,
kinh doanh vốn nhà nước; nghiên cứu hình thành các tổ chức quản lý đầu tư, kinh
doanh có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của Nhà nước; khắc phục tình trạng bộ
máy quản lý hành chính tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh thông
qua mệnh lệnh hành chính.
- Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
- Khẩn trương cơ cấu lại ngành
nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước, tập
trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
- Từng bước xây dựng các doanh
nghiệp mang tầm khu vực và toàn cầu.
- Xác định đúng đắn, cụ thể hơn
quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng quản trị và giám đốc doanh nghiệp đối với vốn
và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, vừa bảo đảm quyền chủ động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, vừa bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản
nhà nước.
Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để
các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường canh tranh, công
khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Tổng kết hoạt động của Tổng công ty Đầu tư,
kinh doanh vốn nhà nước; nghiên cứu hình thành các tổ chức quản lý đầu tư, kinh
doanh có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của Nhà nước; khắc phục tình trạng bộ
máy quản lý hành chính tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh thông
qua mệnh lệnh hành chính.
- Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
- Khẩn trương cơ cấu lại ngành
nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước, tập
trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
- Từng bước xây dựng các doanh
nghiệp mang tầm khu vực và toàn cầu.
- Xác định đúng đắn, cụ thể hơn
quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng quản trị và giám đốc doanh nghiệp đổi với vốn
và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, vừa bảo đảm quyền chủ động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, vừa bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản
nhà nước.
Tham khảo thêm
Phát triển nền kinh tế nhiều
thành phàn đã được Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nêu ra. Đây là chủ
trương, chính sách nhất quán và lâu dài của Đảng ta. Cho đến nay đã trải qua 30
năm đổi mới, thực tiễn đã chứng minh rằng, đây là một luận điểm, một chính sách
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan, là quyết sách chiến lược đúng đắn,
sáng tạo, góp phần vào “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”.
Khẳng định nền kinh tế nhiều thành phần
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 30
năm đổi mới, Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã có những khái quát mới về lý luận:
“Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế
tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành
phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”.
Từ thực tiễn phát triển kinh tế-xã
hội trong 30 năm đổi mới, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa
chế độ sở hữu, hình thức sở hữu và loại hình kinh doanh. Mỗi chế độ sở hữu trong
thực tiễn có thể có nhiều hình thức sở hữu mà ở đó sự phù hợp giữa quan hệ sản
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và biểu hiện ra là các loại
hình kinh doanh có hiệu quả cao góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Sự phát
triển đa dạng của các hình thức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất càng đa dạng, trình độ kinh tế - xã hội càng phát triển,
quan hệ sản xuất càng mở rộng thì tính đa dạng trong quan hệ sở hữu cũng ngày
càng tăng lên.
Vì vậy, Văn kiện Đại hội XII của
Đảng khẳng định: “Những nhận thức trên đây có giá trị định hướng lâu dài trong
suốt thời kỳ quá độ, cần tiếp tục cụ thể hoá phù hợp với từng giai đoạn phát
triển”. Đây là một bước tiến nhằm tạo một không gian mở cho quy luật về sự phù
hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất hoạt động, để có thể tránh giáo
điều chủ quan về số lượng, tỷ lệ các hình thức sử hữu, thành phần kinh tế và loại
hình doanh nghiệp như trước đây.
Thể chế hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp
Để “Tiếp tục hoàn thiện thể chế về
sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp”, Văn kiện
Đại hội XII của Đảng đã đưa ra khái quát mới về mặt lý luận: “Thể chế hoá quyền
tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ sử
dụng tài sản) của Nhà nước, tô chức và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp
năm 2013”.
Theo đó, “Mọi doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và
cạnh tranh theo pháp luật. Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp
Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm”.
“Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết
yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư”.
“Tiếp tục đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết
và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù
hợp với cơ chế thị trường”.
“Khuyến khích phát triển các loại
hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp,
nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo
thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh
tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế”[8].
“Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và
thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và ưu đãi đối với các dự án đầu
tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả
trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước”.
Cách tiếp cận mới của Văn kiện Đại
hội XII của Đảng là phù hợp với lý luận của V.I. Lê nin về các thành phần kinh
tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Tính uyển chuyển, linh hoạt phù hợp với thực
tiễn khách quan. Giai đoạn áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, thành phần kinh
tế được nhấn mạnh trên cơ sở quan hệ sở hữu nhất định, nhưng khi chính sách kinh
tế mới (NEP) ra đời, thành phần kinh tế lại được nhấn mạnh đến các hình thức
kinh tế.
Như vậy, ở các giai đoạn khác nhau
thì nhận thức về thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi, đó là quá trình khách
quan phù hợp với quy luật nhận thức. Vì vậy, quá trình đổi mới tư duy về các
thành phần kinh tế ở nước ta qua các kỳ Đại hội của Đảng là hoàn toàn phù hợp với
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn.