Tâm lý Lãnh Đạo và giao tiếp
Thông minh trí tuệ (IQ)
- Thông minh là biết hỏi
hợp lý
- Biết nghe chăm chú
- Biết trả lời dí dỏm
- Biết ngừng nói khi
không còn gì để nói
I/ Môi trường thay đổi, nó đòi hỏi chúng ta phải hiểu sâu
tâm lý con người và hoàn thiện nghệ thuật giao tiếp
- Môi trường xã hội
thay đổi đòi hỏi chúng ta phải giao tiếp văn minh
-Môi trường kinh doanh
có 2 thay đổi
A/ Thay đổi hoàn toàn
về khái niệm bán, từ khái niệm bán cổ điển sang bán hiện đại.
Bán cổ điển
- Là hành động tức thời,
nhận tiền và giao hàng
- Là một hành động rất
thụ động và chờ đợi.
- Người mua đi tìm người
bán
- Là việc làm riêng của
nhân viên bán hàng và của phòng marketting.
Bán hàng hiện đại
- Là quá trình kiên nhẫn
thu hút lôi cuốn để giữ khách hàng
- Tích cực và chủ động
- Người bán tìm khách
hàng
- Mọi người trong
doanh nghiệp đều tham gia bán hàng và xảy ra ở tất cả các điểm giao tiếp.
Về kiên nhẫn, PETER DUCKER đã nói rằng:
- Có nhiều định nghĩa
về kinh doanh nhưng chỉ có một định nghĩa là đáng tin cậy nhất là kinh doanh là
có năng lực thu hút khách hàng về mình nếu không còn khách hàng thì chẳng còn
kinh doanh nào cả.
- Thực tiễn kinh doanh
của loài người đã cho thấy, chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới chi phí đắt
gấp 5 lần chi phí giữ một khách hàng cũ, để có được lợi nhuận của khách hàng mới
bằng lợi nhuận của khách hàng cũ ta phải bỏ ra chi phí gấp 16 lần.
- Vì vậy xuất hiện một
khái niệm
1/ Khách hàng nội bộ -tất
cả mọi người trong doanh nghiệp phải thống nhất trong một nỗ lực chung là bán
được
B/ Thay đổi thứ 2 là khái niệm về tài sản của doanh nghiệp, thay
đổi từ tài sản hữu hình sang tài
• Tài sản doanh nghiệp.
Hữu hình - gồm đất đai, Rừng, nguồn nước, thiếp
bị, công trình, lực lượng lao động
Tài sản này có 2 đặc
trưng.
+ Hữu hạn
+ Cạn kiệt dần
Vô hình
- Gồm vị trí thuận lợi
của doanh nghiệp.
- Thương hiệu, nhãn
mác
- Uy tín
- Tài năng kinh doanh,
bí quyết kinh doanh, nghệ thuật kinh doanh => những nhà kinh doanh có tài họ
là tài sản quốc gia
- Tài năng trí tuệ con
người
- Thời gian là tài sản
- Thông tin, doanh
nghiệp nào có nhiều thông tin thì giầu, ít thông tin thì nghèo, xử lý thông tin
nhanh thì giầu, xử lý chậm thì nghèo
- Quan hệ, (nhiều quan
hệ thì giầu, ít quan hệ thì nghèo)
- Thị trường (nhiều thị
trường thì giầu, ít thị trường thì nghèo)
• Tài sản vô hình có 2
đặc trưng
- Vô hạn
- Dùng mãi không hết
Tài sản vô hình đóng
vai trò quyết định theo hai công thức sau.
- Có tài sản hữu hình
mà không có tài sản vô hình như (trí tuệ, bí quyết, quan hệ…..) cuối cùng qua
thời gian cũng
- Chỉ có Một chút tài
sản hữu hình nhưng có nhiều tài sản vô hình thì chúng ta có thể sẽ trở thành tỷ
phú.
II/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP
Có 3 luận đề nói nên tầm quan trọng của giao tiếp
A/ luận đề 1
Giao tiếp là 1 trong 5 bộ phận hợp thành kỹ năng hoạt động
nghề nghiệp.
Hoạt động bất kỳ nghề nào đều đòi hỏi có năng lực, đó là khả
năng LÀM, khả năng này chính là do 5 bộ phận hợp thành đó là:
1/ kỹ năng phản ánh mức
độ thành thục về nghề, sự tinh xảo thể hiện ở chỗ
- Sử dụng thành thạo
công cụ
- Chuyên môn nghiệp vụ
thành thạo
2/ Tri thức là cái gì
Thầy dạy được
3/ Kinh nghiệm (là những
cái mà cuộc đời dạy, những từng trải trong cuộc sống)
4/ Giao tiếp là cái để
chúng ta hiểu nhau và thống nhất hành động
5/ Đạo đức nghề nghiệp
B/ luận đề 2
Có một nhà văn, nhà tư tưởng người Anh đã viết từ thế kỷ 19
như sau để thành công trong cuộc đời thì kĩ năng giao tiếp với mọi người quan
trọng hơn nhiều so với tài năng.
- Loài người hiện nay
quan tâm đến chỉ số tình cảm được viết tắt là EQ, chỉ số này nói lên khả năng và kỹ năng của con người giao tiếp
được với xã hội, với môi trường cụ thể đó là.
+ Khả năng hoà nhập với
người khác
+ Khả năng lôi cuốn và
thu hút người khác theo mình
+ Khả năng gây thiện cảm
với người khác khả năng thích nghi, thích nghi là khả năng của người nào đó tự điều
chỉnh mình cho phù hợp với môi trường thay đổi ngày càng nhanh, đó là khả năng
trong hoàn cảnh nào cũng có giải pháp, trong hoàn cảnh nào cũng có lối thoát, không
chịu bó tay, không chịu đầu hàng hoàn cảnh.
Kinh nghiệm của người
Mỹ và người Trung quốc là ai có EQ (giao tiếp thành công gấp 4 lần so với IQ
cao).
- Trong lĩnh vực kinh
doanh có một nhà giao tiếp học người Mỹ tên là D.CARNEGIE đã viết năm 1936 như
sau.
Thành công trong bán
hàng chỉ phụ thuộc 15% là nghiệp vụ còn 85% phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp với
mọi người và khách hàng.
• Tóm lại bán hàng gồm
2 mặt
Một là chuyên môn nghiệp
vụ (giá cả, chất lượng)
Hai là giao tiếp với
khách hàng (tâm lý con người, thiện cảm và ác cảm, thái độ, nụ cười, lời
nói…….)
=) Cô bán hàng khéo
bán thì bán 85% hàng hoá, còn tự khách hàng muốn mua là 15% còn lại.
• Tại sao chỉ số IQ
cao lại không thành công?
Có 2 nhược điểm
- Quá máy móc, quá giỏi
cho nên đòi hỏi mọi thứ phải chính xác
- Quá giỏi dẫn đến tự
cao trong giao tiếp, lấy cái tôi làm trung tâm, chỉ biết mình không biết người.
• Tại sao chỉ số EQ
cao lại thành công?
Có 2 ưu điểm
- Rất mềm mỏng trong
tư duy, không máy móc
- Không giỏi cho nên
khiêm nhường, trong giao tiếp lấy người khác làm trung tâm, tức là biết người
và biết mình.
III/ QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO
1/ Sự giống nhau
Là cả lãnh đạo và quản
lý đều tác động đến một tập thể con người nhằm đạt mục tiêu đã định.
2/ Sự khác nhau
Theo FAYOL một quản trị
gia nổi tiếng người pháp đã viết năm 1916 thì.
Quản lý một doanh nghiệp
cần có 5 yếu tố
- An ninh, An toàn
- Quản lý sản xuất
- Quản lý tài chính
- Quản lý thị trường
& marketing
- Quản lý nguồn nhân lực
của mình
Nếu gộp lại thì quản
lý gồm 3 yếu tố chính
- Quản lý việc
- Quản lý vật chất
- Quản lý con người
• Quản lý lãnh đạo
- Vừa là khoa học vừa
là một nghệ thuật
+ Nó là khoa học vì nó
phải dựa trên 1 hệ thống quy luật tự nhiên, xã hội, kinh tế và đặc biệt là quy
luật tâm lý.
Trong cuộc sống thực tế
Quản lý và lãnh đạo được dựa trên những nguyên tắc, những định luật, quy tắc
nhu
- Phân công lao động để
có năng suất cao
- Thẩm quyền tương
đương với trách nhiệm (thẩm quyền chính thức và phi chính thức)
- Kỷ luật
- Thống nhất chỉ huy
- Thống nhất điều khiển
- Trả công sòng phẳng,
thù lao công bằng đem lai sự thoả mãn cao nhất cho mọi người trong tổ chức, (trả
công thoả đáng cho người cố gắng)
- Cá nhân (lợi ích
riêng) phục tùng lợi ích chung
- Tập trung hoá một
cách có mức độ (mức độ mang lại năng suất cao nhất)
- Tổ chức hệ thống
theo cấp bậc (hệ thống phải rành mạch, nhưng một công việc không nhất thiết phải
qua tất cả các khâu)
- Trật tự
- Công bằng
- Ổn định nhiệm vụ
- Sáng kiến
- Tinh thần tập thể, đoàn
kết là sức mạnh
• Nguyên tắc 1
- Trường hợp quyền cao
nhưng trách nhiệm thấp. Đó là các cấp phó (các phó không bao giờ phải ra toà nếu
sảy ra
- Trường hợp quyền thấp
trách nhiệm cao. Đó là các quyền trưởng phòng ….
• Trật tự
- Một người cấp dưới
chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp và chỉ một mà thôi (đây gọi là
nguyên tắc 1 thủ trưởng)
• Thống nhất điều khiển
- Bất kỳ công việc nào,
phần việc nào, công đoạn nào phải có một người chịu trách nhiệm và chỉ một mà
thôi.
=) Từ đó suy ra người
lãnh đạo cấp trên muốn tác động đến toàn bộ hệ thống của mình thông qua các đầu
mối, việc bị hỏng thì đầu mối đó phải chịu trách nhiệm.
QUY LUẬT: Các định luật
của MURPHY
1/ Nếu bạn để mặc các
vấn đề, chúng sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi
2/ Khi bạn dự định bắt
tay vào việc gì, thế nào bạn cũng có một việc khác phải làm trước
3/ Không có gì đơn giản
như là thoạt tiên bạn tưởng
4/ Mọi việc đều tốn
nhiều thời gian
5/ Nếu có nhiều điều
có thể xảy ra, thì thường điều tệ hại nhất sẽ xảy ra trước
6/ Thiên nhiên luôn vạch
ra những sai lầm mà đang được con người che giấu
7/ Mọi việc bao giờ
cũng tốn kém hơn chúng ta trù tính
8/ Dính líu vào vụ việc
bao giờ cũng dễ hơn là thoát ra khỏi việc đó
9/ Không thể nào khiến
cho mọi việc thật rõ ràng, đến anh ngốc cũng hiểu được bởi vì những anh ngốc lại
rất thông minh
10/ Một giải pháp lại
phát sinh một vấn đề mới
• Chính vì những quy luật trên cho nên chúng ta phải
1/ Đối mặt đẻ giải quyết.
Vì trước sau cũng phải giải quyết không thể trôi đi được.
2/ Chuẩn bị về con người,
tài chính ……
3/ Không được đơn giản
hoá vấn đề, phải nghĩ đến tận cùng tính phức tạp của vấn đề.
4/ Đòi hỏi chúng ta phải
tính đến một kết quả xấu nhất trong việc ra quyết định của mình
5/ Cái gì xảy ra thì sẽ
xảy ra, cái gì không thể xảy ra thì cũng có thể xảy ra
6/ Tuyệt đối không tư
duy chính và phụ (không có chính và không có phụ, tất cả chỉ là cân đối mà
thôi)
7/ Nhất định; không nhất
định vì cái gì cũng có thể xảy ra, hãy lường trước tất cả.
8/ Đòi hỏi chúng ta phải
hết sức cẩn trọng, đặc biệt khi tham gia vào việc chung nào đó.
9/ Ngày nay các lãnh đạo
phải đưa ra các quyết định trong điều kiện bất ổn định, vì vậy đòi hỏi người
lãnh đạo phải có một đức tính mạo hiểm.
10/ Đòi hỏi phải tính
đến hậu quả phát sinh của mỗi quyết định.
• QUẢN LÝ LÀ NGHỆ THUẬT
- Vì trước hết nó là một
hoạt động sáng tạo của người lãnh đạo, nó là một sự khéo léo của người lãnh đạo
trong việc vận dụng 3 điều.
+ Tri thức
+ Trực giác của bản
thân
+ Kinh nghiệm
Để giải quyết từng
tình huống cụ thể trông cuộc sống thực, mà cuộc sống thực thì vô cùng phong phú
và đa dạng.
Nghệ thuật lãnh đạo dựa
trên các nền tảng sau.
+ Tri thức: Càng nhiều
tri thức con người càng khéo
+ Kinh nghiệm: Càng
nhiều kinh nghiệm càng khéo, kinh nghiệm là khởi điểm của khôn ngoan, kinh nghiệm
là tên gọi những sai lầm của ta. Nhờ có lỗi lầm thì chúng ta mới có thêm kinh
nghiệm, bất cứ ai thành công cũng bằng cách rút kinh nghiệm sau mỗi lần sai lầm.
+ Một bản lĩnh, một ý
chí nó làm cho mỗi quyết định có bản sắc riêng, tạo nên dấu ấn của chúng ta
trong tổ chức - có bẩm sinh một chút.
+) Nghệ thuật lãnh đạo
gồm yếu tố nào?
1/ Thể hiện phong cách
lãnh đạo
2/ Một bản lĩnh chấp
nhận những hoàn cảnh mà tưởng như không thể chấp nhận được
3/ Đó là một sự khéo
léo trong sử dụng con người
4/ Đó là ứng xử khôn
ngoan.
IV/ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO
1/ Tâm lý là gì?
- Gồm 2 từ: Tâm là
lòng người, là tâm hồn, linh hồn còn lý là lý giải, lý giải được lòng người, lý
giải được tâm hồn
Tóm lại: Tâm lý là
toàn bộ hiện tượng và quá trình phản ánh đời sống nội tâm, tinh thần thế giới
bên trong của con người, vì vậy nó sâu thẳm và cực kỳ phong phú, nó phức tạp và
mâu thuẫn.
2/ Tâm lý lãnh đạo
- Là phải hiểu con người,
để cổ vũ, động viên khích lệ và đặc biệt là lôi cuốn thu hút người khác về phía
mình
- Tâm lý lãnh đạo gồm
3 bộ phận hợp thành
A / Nghiên cứu cá nhân
với tư cách là đối tượng quản lý của mình
B/ Tập thể những người
lao động trong doanh nghiệp
C/ Bản thân người lãnh
đạo với tư cách là chủ thể quản lý, chủ thể lãnh đạo
3/ Cơ sở tâm lý của giao tiếp
Nói đến tâm lý và giao
tiếp là nói đến con người, vậy con người là gì?
Có nhiều định nghĩa
khác nhau về con người, nhưng trong lĩnh vực giao tiếp người ta dựa trên một định
nghĩa đã được nêu lên từ trước công nguyên đó là:
Con người là một cây
liễu biết tư duy, rất yếu đuối, biết cáu giận
• Con người rất yếu đuối
- Rung cảm
- Xúc động
• Tâm linh
- Con người rất dễ đau
đớn, dễ cực thân, tủi hờn và dễ bị tổn thương.
- Tâm lý học đã dạy chúng
ta rằng không được làm tổn thương người khác
Tại sao người ta lại làm tổn thương nhau.
=) Do thái độ
=) Do thiếu hiểu biết
• Con người rất dễ
tin.
Con người có bản năng
hy vọng, điều này cho thấy lãnh đạo phải biết gieo niềm tin cho nhân viên của
mình.
Tóm lại
Con người là một thế
giới tình cảm, nó yêu và ghét, nó thiện cảm và ác cảm.
• Tình cảm con người
là vô cùng tận.
Có hai hiện tượng sau
đây nói lên cái vô cùng tận của con người.
1/ Con người ta yêu nên tốt, ghét nên xấu
- Vì con người có bộ
óc tư duy, tư duy là cái lý, cái lô gíc, đồng thời nó có một trái tim, trái tim
này nó biết yêu và
- Con người bình thường
chủ yếu họ hành động theo yêu ghét chứ ít theo đúng sai
+ Điều này đòi hỏi
chúng ta phải có thêm một năng lực nữa đó là năng lực gây thiện cảm với mọi người.
Tại sao phải gây thiện
cảm với mọi người?
Vì Phải ra quyết định
Gặp phải hai trở ngại
- Trở ngại về quan hệ
- Anh em có rất nhiều khác
nhau, người có tài, người bất tài, người ít nhu cầu, người nhiều nhu cầu ….
Từ đó suy ra các quyết
định này có thể bị phê phán từ nhiều phía.
Vậy thì chỉ còn một
cách được anh em số đông yêu mến, đó là lý do tại sao ta phải gây thiện cảm.
2/ Con người ta đôi
khi ta làm cho họ nhiều việc tốt thì họ quên mất, nhưng chẳng may ta làm sai một
điều nhỏ hoặc nói sai một câu thì họ nhớ và thù hận ta.
Vậy điều này đòi hỏi
chúng ta như sau:
A/ Ta phải có một cách
ứng xử theo 2 hướng.
Hướng 1 - khi phê phán
người khác thì không nên quá kỹ vì mỗi người có một cái riêng.
Hướng 2 - khi quan tâm
đến người khác thì phải quan tâm hết sức chi ly
B/ Nó đòi hỏi chúng ta
phải quan tâm tới câu nói theo 2 hướng
Hướng 1 - Đi đến đâu
giao tiếp thì khi chưa thân, chưa quen, chưa hiểu nhau thì chưa nói vì khi chưa
thân thì bất kỳ câu nói nào đều có thể dẫn đến và có thể gây hiểu lầm không sửa
được
Hướng 2 - Phải thận trọng
khi nói, không được nói sai
3/ Nó đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ 1 quy tắc ứng xử vàng
- Chỉ đụng chạm và phê
phán công việc chứ tuyệt đối không được đụng chạm và phê phán nhân cách con người,
đụng chạm và phê phán
công việc thì ai cũng chấp nhận vui vẻ, nhưng phê phán nhân cách thì ai cũng hận
ta
=) Nguyên tắc (Không được xúc phạm ai và không được làm nhục
ai
Từ đây suy ra những cách ứng xử nữa
- Không nên phê bình một
người trước mặt một người thứ 3
- Không nên phê bình cấp
dưới trung gian trước mặt nhân viên của anh ta
- Khen thì có thể khen
rộng rãi, khen cả trước mặt và sau lưng họ
- Chỉ được phê bình cụ
thể chứ không suy diễn, không phê bình sau lưng họ
- Khi phê bình không
nên nhắc lại những quá khứ
Từ điều này lại nảy
sinh một câu hỏi là
Có phải con người là
vô ơn bạc nghĩa?
Trả lời là; Có thể như
vậy nếu chúng ta không quan tâm
Từ đây suy ra =) Con
người rất muốn những người thân yêu trong gia đình, rất muốn được tập thể và
lãnh đạo đánh giá đúng công lao và thành tích của họ, và sự đánh giá này động
viên họ không kém gì tiền lương và thưởng
Còn một nguyên tác ứng xử nữa là.
Nếu ta giúp ai việc gì
thì quên ngay đi, và nếu ai giúp ta việc gì thì phải nhớ và cám ơn họ
V/ NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ
(xét về mặt tâm lý)
1/ Tầm quan trọng của
việc lôi cuốn và thu phục nhân tâm người khác theo ta.
Có 3 luận điểm
- Luận điểm của nhà
triết học Hy Lạp (SOCRATE)
- Luận điểm của
BERNARO
- Luận điểm của người Trung
Quốc
Cả 3 luận điểm trên đều
cho rằng (Quản lý là phương thức để người lãnh đạo đạt được mục tiêu của mình bằng
người khác và thông qua người khác)
+ Thuật thu hút nhân
tâm của người Trung Quốc thì cho rằng (Chinh phục được nhân tâm thì dời được
thái sơn.
Tôn Tử Nói: Được trời
không bằng được đất
Được đất không bằng được
lòng người.
Như vậy: Là người lãnh
đạo chúng ta phải có Kiềng 3 chân vững chắc.
Quốc gia, xã hội Doanh nghiệp
2/ Để quản lý được con
người thì thái độ của lãnh đạo đối với người lao động như thế nào?
Phải xét cụ thể xem họ
tốt hay xấu, họ lười hay chăm, từ đó thái độ này đã thay đổi theo 1 học thuyết
X sang học thuyết Y, Z
Học thuyết X
|
Học thuyết Y -Z
|
- Coi con người không thích làm việc
và thường trốn trách nhiệm bản thân
|
- Yêu thích làm việc, tự chỉ huy và tự
quản trị bản thân
|
- Chỉ có thể thúc đẩy bằng tiền và vật
chất
|
|
- Cần giám sát chặt chẽ
|
|
- Cần đe doạ băng hình phạt
|
|
- Không có tham vọng và sáng kiến
|
|
- Chống lại sự thay đổi
|
3/ Cái gì là động lực
để thôi thúc con người làm việc với chúng ta?
Theo thuyết hiện đại
nhất của HERBERG thì có 2 nhân tố thúc đẩy người lao động
A/ Nhóm các nhân tố
duy trì
Nhóm này tạo cho con
người tâm trạng tốt, tránh cho con người chán nản trong công việc, bị rối loạn
tâm lý
+ Nhóm này gồm:
- Triết lý, quản lý
kinh doanh của doanh nghiệp
- Tiền lương, tiền thưởng
- Tác phong của người
lãnh đạo
- Điều kiện lao động
- Mối quan hệ tốt giữa
những người lao động trong doanh nghiệp
- Những quy ước được
thiết lập giữa các cá nhân trong doanh nghiệp
- Khả năng giữ được việc
làm ổn định
- Nhân cách cá nhân được
đề cao và tôn trọng
+ Nhóm gồm các nhân tố
động cơ
- Sự đóng góp công lao
và thành tích của cá nhân được lãnh đạo và tập thể công nhận và đánh giá cao
- Được trao quyền tự
chủ
- Có khả năng được cất
nhắc vào chức vụ cao hơn
- Được có cơ hội hoàn
thiện để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp
- Có các yếu tố sáng tạo
làm cho nội dung lao động trở lên phong phú hơn.
• Nếu làm việc mà quản
lý 1 con người đã khó thì quản lý làm việc với số đông người, tập thể người
càng khó khăn gấp bội vì 2 lý do.
1/ Tập thể này gồm những
cá thể người, mà những cá thể người này rất khác nhau. Mà sự khác nhau này tạo
nên tính không đồng nhất trong tập thể, mà sự không đồng nhất này dẫn đến chúng
ta rất khó ra quyết định.
2/ Trong đời sống cộng
đồng con người ta ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, mà sự ảnh hưởng và tác động
này rất mạnh mẽ, nó mạnh mẽ đến mức tạo nên nếp nghĩ xã hội, cách sống của xã hội,
tạo nên phong tục, tập quán và truyền thống, mà cái gì đã mang tính xã hội thì
thật khó ứng xử.
• Tại sao vây?
Vì ở đây có tác động của
một quy luật tâm lý, quy luật này được gọi là quy luật lan truyền tâm lý.
• Vậy ta áp dụng như
thế nào trong tập thể.
A/Cái gì vui của con
người thì thì ta phải làm cho nó lan toả càng nhiều càng tốt.
B/ Cái gì gắn với nỗi
buồn thì ta phải xử lý thật nhanh, thật gọn để nỗi buồn không xâm chiếm rộng.
- Các nhà tâm lý học
đã rút ra là: một người buồn làm cho 13 người khác buồn theo.
C/ Tâm trạng hồ hởi và
phấn khởi, lạc quan và yêu đời của những người lao động làm tăng 30% năng suất
mà không cần đầu tư, vì vậy chúng ta phải làm sao xây dựng được tâm trạng đó, trong
việc xây dựng đó thì tâm trạng của người lãnh đạo là rất quan trọng.
Điều này chúng ta phải
biết là, làm lãnh đạo phải chôn chặt hai nỗi đau.
Thứ nhất là khi đến cơ
quan phải chôn chặt nỗi đau của gia đình nếu có.
Thứ hai là khi về nhà
phải chôn chặt nỗi đau ở cơ quan nếu có.
VI/ Công việc của người lãnh đạo
A/ Phong cách lãnh đạo.
Những quyết định của
người lãnh đạo thường mang bản sắc cá nhân, mang dấu ấn cá nhân của từng người
lãnh đạo, cho nên nó rất khác nhau và rất phong phú. Tuy nhiên các nhà khoa học
đã cố gắng tổng kết những nét chung nhất của tất cả những phong cách đó lại, những
nét chung đó được gọi là phong cách lãnh đạo.
Có 3 phong cách lãnh đạo
1/ Phong cách nghệ sĩ
- Sáng tạo
- Táo bạo
- Sôi nổi
- Đồng bóng
- Cảm tính
Chiến lược của những
người có phong cách này thường đến từ giấc mơ, từ tình yêu, từ trí tưởng tượng,
tự nhận thức về xã hội, và cũng có thể từ những ý tưởng kỳ cục nhất. Sự sáng tạo
là động lực chính, nó có vẻ không rõ ràng, dễ thay đổi và dễ điều chỉnh.
2/ Phong cách thợ thủ
công
- Có trách nhiệm
- Khôn ngoan
- Nhân đức
- Thẳng thắn
- Thoáng
Những người có phong
cách này thường không thể nghĩ vào một ngày và thực hiện vào một ngày khác, chiến
lược là sự kết hợp giữa lòng trung thành, quan tâm đến mọi người, gắn bó với tổ
chức, kiên nhẫn và khôn ngoan.
3/ Phong cách nhà kĩ
thuật
- Bảo thủ
- Ngăn nắp
- Nghiêm túc
- Dứt khoát
- Tự chủ
Những người mang phong
cách kĩ thuật thường thiên về đồ thị, hình vẽ, nghiêm túc, chăm chỉ, cẩn thận
lô gíc hợp lý và quyết đoán.
• Còn trong lãnh đạo
thì sao?
Người ta đã tổng kết
có 3 tính cách sau:
- Độc đoán, chuyên quyền
- Dân chủ
- Tự do
Người ta coi độc đoán,
chuyên quyền hay dân chủ dựa vào hai yếu tố sau.
Một là mức độ tập
trung trong việc đưa ra quyết định
Hai là mức độ tập
trung của thông tin
Tuy nhiên tính cách
dân chủ hay độc đoán không phải là phân biệt một cách may móc hay tuyệt đối, mà
được phân biệt ở từng người lãnh đạo.
-Có thể dân chủ đến mức
nào
- Phải độc đoán đến mức
nào.
Chính vì trong con người
có hai điểm trên cho nên nhiều lúc phải phân tâm ra.
Vậy thì trong thực tiễn
mỗi người lãnh đạo phải xác định những mức độ độc đoán hoặc dân chủ một cách cụ
thể tuỳ thuộc vào 3 nhân tố sau.
1/ Tính chất của những
quyết định cần đưa ra.
Đối với những quyết định
mang tính chiến lược và dài hạn thì phải dân chủ hơn, còn đối với những quyết định
mang tính điều hành, chỉ huy tác nghiệp thì phải độc đoán hơn nhiều.
2/ Tuỳ thuộc vào mức độ
trưởng thành của những người dưới quyền, năng lực thực công việc của họ mà người
lãnh đạo có thể độc đoán hay dân chủ.
3/ Tuỳ thuộc vào mức độ
trưởng thành về mặt tổ chức, khi tổ chức mới thành lập thì ta độc đoán hơn, còn
khi doanh nghiệp đã ổn định thì có thể mở rộng dân chủ.
• Mức độ quản lý chưa
trưởng thành thì thường.
- Tìm lý do cho mình để
biện bạch
- Không thấy được tác
dụng đối với người khác
- Chỉ nghe một nửa
- Chỉ bám vào các thói
quen, không bao giờ thử nghiệm cách làm mới
• Mức độ quản lý trưởng
thành.
- Tự xem xét mình trên
quan điểm của người khác
- Thấy trước những hậu
quả
- Theo đuổi những mục
tiêu một cách kiên nhẫn
- Chấp nhận trách nhiệm
ngang bằng hoặc hơn người khác.
Tóm lại:
Khi nói đến phong cách
lãnh đạo Độc đoán hay dân chủ thì phải nói đến một khái niệm uỷ quyền.
Nguyên tắc uỷ quyền ;
1/ Người được uỷ quyền
phải là người cấp dưới trực tiếp của mình
2/ Quyền lợi và nhiệm
vụ của người được uỷ quyền và người uỷ quyền phải gắn bó và bảo đảm cho nhau.
3/ Nội dung uỷ quyền
phải được xác định rõ ràng
4/ Uỷ quyền không làm
mất đi hay thu nhỏ
B/ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Gồm 3 bộ phận hợp
thành
1/ Sự chấp nhận
2/ Nghệ thuật sử dụng
con người
3/ Nghệ thuật ứng xử
khéo léo
a/ Sự chấp nhận là yếu
tố đặc sắc, là nghệ thuật của lãnh đạo, vì vậy người lãnh đạo phải làm gì?
Nó đòi hỏi chúng ta phải
có kiềng 3 chân để ứng xử với chính ta
Vậy người lãnh đạo phải
biết rèn luyện ý trí bằng cách là phải biết ứng phó với mọi hoàn cảnh.
b/Nghệ thuật sử dụng
con người.
“Dùng nhân như dùng mộc”
- Điều này dựa trên một
chấp nhận đó là mỗi con người rất khác nhau, mỗi người đều có ưu điểm và khuyết
điểm.
- Khi nói đến dùng người
có một quy luật tâm lý quan trọng, đó là quy luật nhận thức theo mẫu.
Mà nội dung của nó như
sau.
Con người ta thường
đánh giá người khác, đánh giá các hiện tượng và sự kiện xung quanh mình theo những
thông tin đã biết trước về con người đó, về hiện tượng đó.
Các nhà khoa học đã
làm thí nghiệm như sau:
Chụp ảnh một người sau
đó đưa cho 3 người khác nhau xem và nói với người A là đây là một tên cướp, nói
với người B là đây là một nhà bác học, và nói với người C rằng đây là một nhà
tâm lý thì kết quả sẽ như sau.
Người A nói tên cướp
này có đôi mắt thật là dữ.
Người B nói nhà bác học
này có đôi mắt thật là thông minh.
Người C nói nhà tâm lý
này có đôi mắt thật là truyền cảm.
Vì vậy quy luật này là
cơ sở khách quan của hai loại bệnh, một là bệnh bảo thủ, hai là bệnh định kiến
với con người.
Chúng ta phải hiểu để
tự thoát khỏi quy luật này, để không bảo thủ và không định kiến với mọi người, mà
phải đánh giá con người động chứ không đánh giá con người tĩnh.
Theo quan điểm của nhà
văn Nga thì; “hãy coi con người như một dòng sông, có chỗ đục chỗ trong, có chỗ
rộng chỗ hẹp... Nhưng điều quan trọng là dòng sông vẫn chảy ra biển cả.”
- Vậy thì phát hiện và
đánh giá bằng cách nào? Đây là vấn đề khó nhất.
Phép của thuật dùng người
1/
Xa trông : cho nhận thức ở xa để quan
sát lòng trung thành.
2/
Gần xét : Để nhận thức ở gần để xem
xét lòng cẩn trọng.
3/
Tạp soi : Sắp xếp cho một công việc
phức tạp để xem xét năng Lực.
4/
Đột khởi : Ra tình huống bất ngờ để
xem xét mưu trí.
5/
Cấp tín : Ra tình huống hẹn hò dể
xem xét chữ tín.
6/
Nhiều lộc : sắp xếp chỗ có nhiều bổng lộc
đẻ xem xét Lòng tham.
7/
Nguy biến : Đặt một tình huống nguy cơ
khẩn cấp để xem xét thái độ nhân từ.
- Mối quan hệ giữa nội
tâm và âm sắc.
Nội tâm bình tĩnh thì Âm
sắc ổn định
Nội tâm thanh thuật
Thì Âm sắc sáng sủa
C/ Nghệ thuật ứng xử khéo léo
Chúng ta biết là: một
lý lẽ, một lẽ phải dù đúng đến bao nhiêu chăng nữa cũng không được người khác
chấp nhận nếu nó không được nói ra dưới một hình thức phù hợp và vào một nơi
phù hợp tức là trước khi muốn nói ở đâu hãy tự trả lời cho mình 5 câu hỏi sau.
1/ Nói để làm gì (nói
đúng mục đích)
2/ Nói với ai (nói
đúng đối tượng)
3/ Nói như thế nào (nói
đúng cách)
4/ Nói khi nào (nói
đúng lúc)
5/ Nói ở đâu (nói đúng
chỗ)
- Cách nói
1/ Không kể tội, không
oán giận ai
2/ Không xúc phạm, không
làm nhục ai
3/ Không chỉ trích, không
trách móc ai
4/ Không đụng đến lòng
tự trọng, tự ái của ai
5/ Không hằn học, không
gay gắt, không nặng nề với ai
6/ Không đùa cợt, không
nhạo báng, chế nhạo ai
7/ Không cau có, không
cằn nhằn ai.
Không phải những gì bạn
nói làm người khác chú ý, mà chính là bạn nói như thế nào.
- 5 câu hỏi trên tạo
nên cái gọi là “Phương pháp”, và như vậy thì phương pháp mới quan trọng còn bản
thân lý lẽ không quan trọng bằng, vì một lý lẽ đúng mà nói ra không có phương
pháp thì không ai chấp nhận, mà không ai chấp nhận thì điều đó vô ích.
Triết lý người Pháp
nói như sau:
Thiếu phương pháp thì
người tài cũng có lỗi, và có phương pháp thì người bình thường cũng làm được việc
phi thường.
- Vì vậy việc sử dụng
thành thạo các phương pháp dẫn chúng ta đến sự khôn khéo trong cuộc đời.
Tôn Tử nói “Đạo trời rất
công bằng, nó không hề thiên vị ai, nhưng nó vẫn giúp cho những người khôn khéo
hơn một chút”
Sự khôn khéo trong cuộc
đời dẫn chúng ta đến xử lý thành công một mối quan hệ phổ biến nhất đó là mối
quan hệ “Cương nhu”.
Đó là “Cứng và Mềm”, có
2 điều phải cứng
- Một là: Mục tiêu cân
đạt thì phải quyết đạt
- Hai là: Những nguyên
tắc trong cơ quan
Và có một điều mềm và
vô cùng quan trọng đó là
- Lời nói mềm, thái độ
mềm, phương pháp uyển chuyển.
Vậy Tâm lý và giao tiếp
là yếu tố vô cùng quan trọng để làm nên sự thành công của mỗi con người.