-->

Tính tất yếu và nội dung cơ bản của liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cơ sở để thiết lập khối liên minh công - nông - trí thức. Liên hệ thực tế Việt Nam.


Tính tất yếu và nội dung cơ bản của liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cơ sở để thiết lập khối liên minh công - nông - trí thức. Liên hệ thực tế Việt Nam.
1. Nội dung cơ bản của liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH
1.1. Định nghĩa liên minh công - nông - trí thức
Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là sự đoàn kết, hợp lực, hợp tác, liên kết... của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng và của cả khối liên minh; đồng thời góp phần thực hiện lợi ích chung của dân tộc, của sự nghiệp xây dựng CNXH.

1.2. Nội dung chính trị của liên minh
Nội dung chính trị của liên minh thực chất là sự đoàn kết, hợp lực của công nhân, nông dân, trí thức để thực hiện các nhiệm vụ chính trị nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chế độ chính trị để giữ vững định hướng XHCN.
Nội dung chính trị của liên minh thể hiện ở việc giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân, đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với khối liên minh trong quá trình xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng lên CNXH.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, xét dưới góc độ chính trị, những hệ tư tưởng cũ lạc hậu vẫn còn ảnh hưởng trong đời sống xã hội; các thế lực thù địch còn sức mạnh đang tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng, chống phá chế độ mới. Do đó, trên lập trường tư tưởng - chính trị của giai cấp công nhân, để thực hiện liên minh, phải từng bước xây dựng và hoàn thiện nên dân chủ XHCN; đảm bảo các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ, quyền công dân, quyền làm chủ, quyền con người của công nhân, nông dân, trí thức và của nhân dân lao động, từ đó thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Động viên các lực lượng trong khối liên minh gương mẫu chấp hành đường lối chính trị của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước; sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại dưới mọi hình thức; chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và phản động.
1.3. Nội dung kinh tế của liên minh
Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức thực chất là sự hợp tác giữa họ, đồng thời mở rộng liên kết hợp tác với các lực lượng khác, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân... để xây dựng nền kinh tế mới XHCN hiện đại; trong đó nội dung kinh tế xuyên suốt của thời kỳ quá độ lên CNXH là thực hiện đẩy mạnh CNN, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức theo định hướng XHCN.
Một là, xác định đúng tiềm lực kinh tế và nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã hội, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức triển khai các hoạt động kinh tế đúng trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các bên và tránh sự đầu tư không hiệu quả, lãng phí. Muốn vậy, cần xác định đúng cơ cấu kinh tế. Từ đó các địa phương, cơ sở vận dụng linh hoạt và phù hợp vào địa phương mình, ngành mình để xác định cơ cấu cho đúng. Việc xác định đúng cơ cấu kinh tế thể hiện rõ nội dung kinh tế của liên minh, đồng thời là môi trường và điều kiện để gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp và khoa học - công nghệ, từ đó tăng cường hơn nữa khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đồng thời mở rộng liên kết với các lực lượng khác trong đó có doanh nhân.
Hai là, tổ chức các hình thức giao lưu hợp tác, liên kết kinh tế giữa công nghiệp - nông nghiệp - khoa học và công nghệ; giữa các ngành kinh tế; các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế; giữa trong nước và quốc tế... để phát triển SXKD, nâng cao đời sống cho công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã hội.
Ba là, chuyển giao và ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình SXKD nông nghiệp và công nghiệp nhằm gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực kinh tế cơ bản của quốc gia, qua đó gắn bó chặt chẽ công nhân, nông dân và trí thức làm cơ sở kinh tế - xã hội cho sự phát triển của quốc gia.
1.4. Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh
Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh thực chất là sự đoàn kết, hợp lực của công nhân, nông dân, trí thức và toàn dân nhằm xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN.
Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng nền văn hóa mới XHCN; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó công nhân, nông dân, trí thức là nguồn nhân lực quan trọng và cơ bản nhất của quốc gia.
Liên minh trên lĩnh vực văn hóa, xã hội đòi hỏi phải thực hiện xóa đói giảm nghèo; thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân; chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng sống cho nhân dân; nâng cao dân trí. Đây là nội dung cơ bản lâu dài tạo điều kiện cho liên minh phát triển bền vững. Do vậy phải phát triển giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại; chống các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội. Xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển khu công nghiệp, khu đô thị phải gắn với đảm bảo phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững.
2. Cơ sở để thiết lập khối liên minh công - nông - trí thức
Cơ sở để thiết lập khối liên minh công - nông - trí thức biểu hiện ở những mặt sau:
Một là: Căn cứ vào sự thống nhất của nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích cơ bản của 3 giai tầng này về cả lợi ích chung, lợi ích kinh tế và góc độ chính trị, xã hội. Khối liên minh này đóng vai trò rất quan trọng. Việc hình thành và củng cố khôi liên minh công-nông-trí thức không chỉ xuất phát từ yêu cầu khách quan mà trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích kinh tế ở các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và công nghệ tất yếu phải gắn bó, liên minh chặt chẽ với nhau để cùng tồn tài và phát triển của mỗi lực lượng đồng thời đảm bảo thực hiện lợi ích của cả dân tộc.
Hai là, căn cứ vào các đặc điểm của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, xuất phát từ đặc điểm là một nước nông nghiệp với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều tất yếu khách quan cần phải xây dựng và củng cố khối liên minh công – nông - trí thức nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nói cách khác, thực hiện liên minh công - nông - trí thức nhằm tập hợp lực lượng tiến hành cách mạng vì công nhân, nông dân, trí thức không chỉ là ba lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, mà họ còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và trong đời sống chính trị. Do vậy xây dựng khối liên minh nhằm tạo thành lực lượng nòng cốt của chế độ chính trị - xã hội, trên cơ sở đó, thực hiện đại đoàn kết toàn dân để tiến hành xây dựng CNXH.
3. Liên hệ thực tế Việt Nam
Ở Việt Nam, tư tưởng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã được hình thành từ rất sớm. Chủ tịch HCM đã chỉ rõ: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”, sau này Người khẳng định cách mạng cũng cần có lực lượng trí thức. Đặc biệt tại ĐH II (2-1951), lần đầu tiên vấn đề liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức chính thức được Đảng ta khẳng định. Tại ĐH VII (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH chỉ rõ: xây dựng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, do ĐCS lãnh đạo, làm nền tảng của Nhà nước XHCN.
Tư tưởng này tiếp tục được khẳng định qua các kỳ ĐH Đảng và trở thành vấn đề có tính nguyên tắc, đồng thời là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Khẳng định tầm quan trọng của khối liên minh đối với cách mạng nước ta, ĐH XII của Đảng chỉ rõ: “Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng VN, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nên tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”.
Hiện nay, tác động của kinh tế thị trường, của cuộc cách mạng KH và CN hiện đại, của kinh tế tri thức, của hội nhập quốc tế... và những thay đổi trong cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới dẫn đến những biến đổi lớn trong cơ cấu xã hội - giai cấp và trong bản thân mỗi giai cấp theo hướng đa dạng hơn, năng động và chủ động sáng tạo hơn trong quá trình SXKD. Đặc biệt trong điều kiện mới đội ngũ doanh nhân ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các tầng lớp nhân dân lao động khác, bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài đều là những bộ phận của nhân dân VN và đang có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội hiện nay đều là chủ thể xây dựng đất nước, trong đó giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là ĐCS VN giữ vai trò lãnh đạo khối liên minh và toàn xã hội cùng chung sức xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
Mặt khác do giữa các giai cấp và các tầng lớp vừa có sự tương đồng, vừa có những khác biệt về lợi ích nên quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội VN hiện nay là mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Các giai cấp, tầng lớp hợp tác, liên minh với nhau khi xuất hiện những nhu cầu và lợi ích chung và họ đấu tranh với nhau khi nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích. Khẳng định điều này Đảng ta chỉ rõ: “Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp XH là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng”
* Tuy nhiên, quá trình thực hiện Liên minh CNTT ở nước ta có những nơi, những lúc ở các mức độ khác nhau, liên minh giữa các lực lượng này còn bị xem nhẹ hoặc thực hiện chưa đúng mức, cụ thể như: Giai cấp công nhân hiện nay còn hạn chế về số lượng, một bộ phận tay nghề không cao, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, ý thức giác ngộ giai cấp chưa cao...
Giai cấp nông dân, xét từ góc độ liên minh, trong nhiều trường hợp thiếu sự liên kết của NN, của công nghiệp, của khoa học kỹ thuật và của các doanh nghiệp dẫn đến thực trạng sản xuất nông nghiệp “được mùa rớt giá” còn phổ biến, năng lực tham gia của nông dân vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu còn hạn chế. Do vậy đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Đội ngũ trí thức nước ta số lượng còn ít, hoạt động nghiên cứu khoa học nhiều khi xa rời thực tế và tính ứng dụng vào đời sống sản xuất chưa cao, chưa kịp thời, còn tình trạng lãng phí chất xám, chảy chất xám diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.
Để giải quyết những hạn chế trong liên minh Công - nông - trí hiện nay, cần phải:
- Quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng giai cấp CN, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức theo tinh thần Đại hội XII của Đảng.
- Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các lĩnh vực là phương thức cơ bản và quan trọng để thực hiện liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay.
- Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở và thực hiện tốt pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
- Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp của công nhân, nông dân và trí thức.
Phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý NN và của các tổ chức chính trị - XH nhằm tăng cường liên minh công nông trí thức để khối liên minh thực sự trở thành nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc.

BÌNH LUẬN ()