-->

Đề cương chi tiết luyện tập Ngữ Văn 12 tốt nghiệp trung học phổ thông 2020


NHẤP CHUỘT VÀO ĐÂY ĐỂ XEM TRƯỚC TÀI LIỆU
Để mua bản Word khách vui lòng liên hệ theo thông tin điện thoại hoặc zalo 098.789.3491.

PHẦN HAI: ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.

1. Lí thuyết.
Dng bài ngh lun về mt tư tưởng, đo lí
a. Kiến thức chung
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng đề thường bàn về một quan điểm, một tư tưởng như: lòng dũng cảm, lòng khoan dung, thói vô cảm, vô trách nhiệm,...
- Dấu hiệu để nhận biết kiểu bài này là thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng hoặc những câu văn, câu thơ, ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học,.
b. Cách làm
- Cần tìm hiểu tư tưởng trong câu nói là tư tưởng gì?, đúng sai như thế nào? Từ đó xác định phương hướng bàn luận (nội dung) và cách bàn luận (sử dụng thao tác lập luận nào).
c. Dàn ý khái quát
* Mở bài: Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn.
* Thân bài:
- Giải thích tư tưởng đạo lí.
- Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai.
- Phương hướng phấn đấu.
* Kết bài:
- Ý nghĩa tư tưởng, đạo lí trong đời sống.
- Bài học nhận thức cho bản thân.
4. Dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
a. Kiến thức chung
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề mang tính thời sự, bàn về một vấn đề của xã hội (tốt - xấu) đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: tai nạn giao thông, bạo lực học đường, tiêu cực trong thi cử, ...
b. Cách làm
- Cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại. Chỉ ra nguyên nhân.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết bắng các thao tác lập luận phù hợp.
- Bàn luận và đưa ra những đề xuất, giải pháp của mình trước hiện tượng đó.
c. Dàn ý khái quát
* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
* Thân bài:
- Triển khai các vấn đề cần nghị luận
- Thực trạng của hiện thực đời sống, tác động (tích cực, tiêu cực)
- Thái độ của xã hội đối với hiện tượng, lí giải nguyên nhân (nguyên nhân khách quan, chủ quan), giải pháp để giải quyết hiện tượng.
* Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận.
- Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần nghị luận.

2. Một số đề thực hành phần Làm văn- Nghị luận xã hội.
a) Đề bài:
Đề bài 1:
“Việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng; đồng thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh.”
Viết một đoạn văn 200 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Đề bài 2:
Viết đoạn văn ngắn 200 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ra ở đề 3 phần đọc hiểu “Sức mạnh nội lực bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ được độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khi chúng ta phát huy được cao độ sự tổng hợp của hai nguồn sức mạnh đó”.
Đề bài 3:
Anh (chị) viết đoạn văn ngắn 200 từ thể hiện suy nghĩ của mình về điều mà tác giả văn bản trong đề 4 phần Đọc hiểu gửi gắm trong câu sau:
“thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để lúc vô phương cứu chữa.”
Đề bài 4:
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ của mình về sức mạnh của tình yêu sau khi đọc văn bản ở đề 5 phần Đọc hiểu.
Đề bài 5:
Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của lớp trẻ ngày nay. (Trả lời trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.)
Đề bài 6:
Hãy viết một đoạn văn 200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Steve Jobs được nêu trong đoạn trích ở đề 7, phần đọc hiểu: Cách duy nhất thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
b) Gợi ý giải đề:
Yêu cầu chung:
a) Hình thức:
- Viết đúng bố cục bài văn với độ dài 200 từ.
- Không gạch xóa, không sai lỗi chính tả, dùng từ.
- Diễn đạt mạch lạc.
b) Nội dung:
* Giải thích:
* Bàn luận: (Kết hợp lập luận với dẫn chứng để triển khai ý).
* Bài học nhận thức:
Đề bài 1:
+ Giải thích ý kiến để thấy được: lễ hội là sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng. Lễ là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Việc tổ chức lễ hội cần phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có tính nhân văn. Vì vậy, cần loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh. Duy trì các lễ hội truyền thống và những hoạt động trong lễ hội cần đặt trong bối cảnh một xã hội đang “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến” bên cạnh việc gìn giữ “bản sắc văn hóa dân tộc”
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề tổ chức lễ hội cần có tính nhân văn, vừa mang “bản sắc văn hóa của dân tộc”, vừa hòa vào “nền văn hóa tiên tiến của thế giới”.
Đề bài 2:
* Giải thích:
- Sức mạnh nội lực?
- Sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần.
- Vì sao chúng ta chỉ có thể bảo vệ được độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khi chúng ta phát huy được cao độ sự tổng hợp của hai nguồn sức mạnh đó?
* Bàn luận:
- Sức mạnh nội lực về vật chất và tinh thần.
- Khi phát huy cao độ hai nguồn sức mạnh ấy chúng ta mới bảo vệ được độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ.
(Kết hợp lập luận với dẫn chứng để triển khai ý).
* Bài học nhận thức:
- Phê phán những hiện tượng chưa có tinh thần yêu nước.
- Bài học cụ thể của bản thân.
Đề bài 3.
* Giải thích ý kiến:
- Thế nào là thực phẩm bẩn (là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
- Thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay là cái u ác tính:
Thực phẩm bẩn rất nguy hại cho cộng đồng, dễ trở thành mối nguy hại đến tính mạng con người (u ác tình thành ..)
* Bàn luận vấn đề.
- Bàn luận thực trạng về thực phẩm bẩn tràn lan..
- Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng nói trên.
- Giải pháp:
* Bài học nhận thức và hành động: rút ra bài học cho bản thân mình.
Đề bài 4.
- Tình yêu có một sức mạnh rất lớn lao:
+ Khiến con người ta xích lại gần nhau, xóa bỏ mọi thù hận.
+ Xoa dịu những nỗi đau khổ, bất hạnh của con người.
+ Giúp con người có thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống.
- Dn chứng:
+ Tình yêu của người mẹ dũng cảm Đậu Thị Huyền Trâm dành cho con trai trong những ngày tháng cuối đời.
+ Tình yêu trong bài hát Ông bà anh do Lê Thiện Hiếu trình bày.
Đề bài 5:
HS thể hiện kĩ năng viết đoạn văn (diễn đạt kiểu diễn dịch hay quy nạp, hoặc tổng phân hợp... trình bày ngắn gọn quan điểm của mình, có thể theo hướng:
- Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của Facebook để luôn là người sử dụng thông minh, hiệu quả, hướng tới cái đẹp, cái lành mạnh, có ích.
- Chỉ dùng Facebook với mức độ cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên những nội dung xấu, tuyệt đối không làm ảnh hưởng ấu đến người khác.
- Không nên để lộ bản thân mình quá nhiều.
- Phải ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Đề bài 6.
Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cách duy nhất thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
Thể hiện quan điểm về vấn đề cần nghị luận bằng cách giải thích ý kiến, cảm nhận hoặc bình luận về ý kiến (đồng tình, phản đối hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối), lí lẽ kết hợp với dẫn chứng, đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả.
Đối với đề bài trên:
- Đồng tình với ý kiến: Lập luận theo hướng khẳng định niềm tin, tình yêu với công việc (tin rằng đó là một việc tuyệt vời) là động lực mạnh mẽ để mọi người vượt qua khó khăn (gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan) để thành công, người ta không thể thành công khi không có niềm tin vào công việc và không tin đó là việc tốt.
- Phản đối ý kiến. Để thành công trong công việc chỉ có niềm tin và tình yêu thì chưa đủ cần phải có hiểu biết về kiến thức, công việc, kĩ năng, kĩ xảo để thực hiện việc đó, ngoài ra các yếu tố khách quan và sự may mắn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của mỗi người trong công việc.
- Vừa đồng tình, vừa phản đối, kết hợp cả 2 lập luận trên.

II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.

1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Kiến thức chung:
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là nhằm tìm hiểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ,... Từ phân tích trên để làm rõ được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.
a) Cách làm.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ đó.
b) Dàn ý khái quát.
a) Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, đoạn thơ.
- Giới thiệu khái quát yêu cầu của đề bài.
b) Thân bài:
- Phân tích yêu cầu của đề bài. (Cần phải xây dựng được luận điểm để triển khai ý theo luận điểm ấy và hướng người đọc theo luận điểm vừa xây dựng của mình).
- Cần chú ý khai thác từ ngữ, nhịp thơ, các biện pháp tu từ để làm rõ nội dung.
- Diễn đạt phải rõ ràng, lời văn viết phải có cảm xúc.
- Mở rộng so sánh để bài viết được phong phú, thuyết phục. Tránh diễn xuôi ý thơ, viết lan man.
c) Kết bài:
- Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ.
- Tuỳ vào từng đề bài mở rộng, liên hệ với đời sống.
Đề bài vận dụng:
Đề bài 1:
Có ý kiến cho rằng, hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước, vừa mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Đề bài 2:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
Phân tích đoạn thơ trên để làm nổi bật những nét đặc sắc phong cách thơ Tố Hữu.
Đề bài 3:
“Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường” (SGK Ngữ văn 12- Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 2011)
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nhận định trên.
Gợi ý giải đề:
Đề bài 1:
a) Giải thích ý kiến:
- Dáng dấp tráng sĩ thuở trước là nói đến nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ của thơ ca trung đại về người lính.
- Vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp là nét đẹp từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc.
Hai nhận xét thuộc hai bình diện khác nhau về người lính vừa mang nét đẹp truyền thống, vừa mang nét đẹp hiện đại.
b) Cảm nhận về người lính Tây Tiến:
- Vẻ đẹp mang dáng dấp tráng sĩ thưở trước:
+ Vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt, tinh thần xả thân, thái độ ngang tàng, ngạo nghễ xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.
+ Người lính được đặt trên cái nền không gian lam sơn chướng khí nghìn trùng, chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn liền với ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ.
- Vẻ đẹp của người chiến sĩ chống Pháp:
+ Người lính cảm tử cho tổ quốc quyết sinh, không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc, gian khổ vẫn trẻ trung, mất mát hi sinh mà vẫn đa tình
+ Người lính gắn liền với lịch sử đất nước với không gian cụ thể, với địa danh xác thực, ngôn ngữ đậm chất đời thường.
c) Bình luận 2 ý kiến:
- Ý kiến trên đều đúng, khẳng định những đặc sắc về hình tượng: Đó là vẻ đẹp của tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ.
- Có được hình tượng trên là do tác giả kế thừa thơ ca truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn, đem vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của người lính Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc.
Đề bài 2:
a) Giải thích phong vị dân gian: Phong vị dân gian được hiểu là chất dân gian, là màu sắc, là hương vị dân gian.
b) Phong vị dân gian trong đoạn trích “Việt Bắc”.
- Phong vị dân gian được tạo nên từ cách vận dụng nhuần nhuyễn những yếu tố nghệ thuật quen thuộc của văn học dân gian:
+ Kết cấu đối đáp trong khung cảnh chia tay lưu luyến là kết cấu quen thuộc trong những câu hát giao duyên.
+ Cặp từ “mình”, “ta” ,lời hỏi, lời đáp, gợi nhớ đến những câu ca dao về tình cảm lứa đôi.
+ Hình ảnh ước lệ quen thuộc của ca dao, dân ca, được TH sử dụng rất linh hoạt và phù hợp với tâm trạng, khung cảnh trong bài thơ: “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”...
+ Phong vị ca dao còn được thể hiện ở âm điệu quyến luyến qua thể thơ lục bát.
c) Phong vị ca dao, dân ca còn được thể hiện ở nội dung tư tưởng, cảm xúc:
- Trân trọng thiết tha nghĩa tình đồng bào của một thời gian khổ đã góp phần tạo nên chiến thắng của hiện tại.
- Những tình cảm ấy vốn mang đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã thành truyền thống của dân tộc và được thể hiện sâu đậm trong ca dao.
Đề bài 3:
a) Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Bài thơ Sóng được sáng tác tại biển Diêm Điền, Thái Bình ngày 29- 12- 1967; In trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” năm 1968.
- Bài thơ hội tụ những nét đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh trong tình yêu- một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
b) Giải thích ý kiến:
Ý kiến SGK Ngữ văn 12 nêu có ý nghĩa khái quát về thơ và con người nữ sĩ Xuân Quỳnh. Đấy là những vần thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: Tình yêu là cái đẹp, cái cao cả, tình yêu là sự hoàn thiện con người.
- Ý kiến còn có ý nghĩa khái quát, thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình.
c) Phân tích bài thơ để chứng minh ý kiến:
- Về nội dung: Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường:
+ Tâm hồn phụ nữ luôn có những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực đầy khao khát, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu.
+ Tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu đắm say, trong sáng và chung thuỷ.
+ Hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời sẽ hoàn thiện mình.
+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung để dâng hiến trọn vẹn.
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau, nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của sóng và phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn tả những trạng thái đối lập mà thống nhất của sóng và của tình cảm con người.
+ Hình tượng sóng trong bài thơ đã thể hiện sinh động và chính xác những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
d) Đánh giá chung- Ý kiến trên hoàn xác đáng.
- Từ ý kiến trên và bài thơ giúp ta nhìn lại tâm hồn mình để sống đẹp trong tình yêu và trong cuộc đời.

BÌNH LUẬN ()