NHẤP CHUỘT VÀO ĐÂY ĐỂ XEM TRƯỚC TÀI LIỆU
Để mua bản Word khách vui lòng liên hệ theo thông tin điện thoại hoặc zalo
098.789.3491.
Để mua bản Word khách vui lòng liên hệ theo thông tin điện thoại hoặc zalo 098.789.3491.
III. MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA PHẦN ĐỌC HIỂU VÀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Đề bài:
Đề
bài 1
Phần Đọc- hiểu
Đọc đoạn trích sau đây
và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
...(1) Văn hóa ứng xử
từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một
trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều
trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi
người. Nhưng đó chỉ là
những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy
lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội
văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa
trước, được chỉ đường khi hỏi... Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng
mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn ... Những lúc đó, lời cảm
ơn còn có nghĩa là đội ơn.
(2) Còn một từ nữa
cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là “Xin lỗi”. Ở những nơi công cộng,
người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào
người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng
cả khi không có lôi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lôi trước khi dừng ai đó lại
hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất
nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển
nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự
có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ
hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng
nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ. Người có lỗi mà không
biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm
ơn.
...(3) Nếu toa
thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có
thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn
và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày
của chúng ta.
(Bài
viết tham khảo)
Câu 1.
Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2.
Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?)
Câu 3.
Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “toa
thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”?
Câu 4.
Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm
riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Phần Làm văn
“Việc tổ chức lễ hội cần
dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng; đồng thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh.”
Viết
một đoạn văn 200 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Đề
bài 2
Phần Đọc-hiểu
Đọc đoạn trích sau và
trả lời từ câu 1 đến câu 4:
“Công cuộc bảo vệ nền
độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hiện nay đòi hỏi chúng ta phải
có một sức mạnh nội lực đủ để đương đầu với bất kì thử thách nào, bất kì thế lực
nào, nội lực phải được hiểu bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần.
Chúng ta chỉ có thể bảo vệ được độc lập dân tộc,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khi chúng
ta phát huy được cao độ sự tổng hợp của cả hai nguồn sức mạnh đó.
Sức mạnh tinh thần đó
là chủ nghĩa yêu nước được kết tinh từ tình yêu quê hương đất nước; là tình yêu
đồng bào với tinh thần “người trong một nước phải
thương nhau cùng”; là lòng tự hào về lịch
sử vẻ vang và nền văn hóa dân tộc (...); là tinh thần độc lập dân tộc - mục
tiêu tối thượng và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi thế hệ người Việt nam; là ý thức
sâu sắc về chủ quyền quốc gia và kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền đó (...); là niềm tự tôn, tự hào dân tộc ngàn
năm văn hiến...
Nhưng chỉ nội lực tinh
thần thôi thì chưa đủ. Phải phát huy nội lực đó trong xây dựng để phát triển sức
mạnh vật chất. Chủ nghĩa yêu nước phải được “kích hoạt” để biến thành nội lực
phát triển, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh...”
(Văn Quân - Cuộc trường chinh giữ nước - từ truyền thống
đến hiện đại, Báo QĐND, ngày 09/02/2015).
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trên (0,5 điểm).
Câu 2:
Hình thức trình bày (kết cấu trình bày) của đoạn văn? (0,5 điểm).
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật (1,0 điểm).
Câu 4:
Viết đoạn văn từ 5 - 7 dòng về ý thức trách nhiệm của bản thân mình trong xây dựng
và bảo vệ đất nước. (1,0 điểm).
Đề
bài 3:
Đọc đoạn văn sau và trả
lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
“...thực phẩm bẩn
chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt
quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực
phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để
rồi “nhắm mắt đưa chân”.
Nếu không có biện pháp
hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm
thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều, mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng
cuộc sổng, cải tạo giống nòi chẳng nhẽ bó tay trước những người đang đầu độc
dân tộc mình!
Phát triển sẽ là gì nếu
không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn
để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như
hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành
ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để lúc vô phương cứu chữa.”
(Trích
Vấn
nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? Ths Trương Khắc Hà. http:
//www.dantri .com.vn ngày 03/01/2016.)
Câu 1.
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,5 điểm).
Câu 2.
Các cụm từ “kẻ sát nhân thầm lặng”, “ma
trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện” được sử dụng có tác dụng như thế
nào trong việc thể hiện đặc điểm phong cách ngôn ngữ mà anh (chị) vừa xác định?
(1,0 điểm).
Câu 3.
Tác giả bài viết đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn? (0,5 điểm).
Câu 4.
Viết đoạn văn từ (5 đến 7 dòng) nêu và biện pháp loại trừ thực phẩm bẩn trong
cuộc sống (1,0 điểm).
Đề
bài 4:
Đọc đoạn trích sau đây
và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:
Khi các nhà khoa học
tìm kiếm một học thuyết chung cho vũ trụ, họ đã bỏ qua lực vô hình nhưng mạnh mẽ
nhất này. Tình yêu là ánh sáng soi chiếu tâm hồn những người biết trao và nhận
nó. Tình yêu là lực hấp dẫn, bởi nó khiến người ta cuốn hút lẫn nhau. Tình yêu
là sức mạnh, bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại
không bị che mắt bởi sự ích kỷ mù quáng. Tình yêu hé lộ và gợi mở. Tình yêu có
thể khiến chúng ta sống và chết. (...) Để giúp khái niệm tình yêu trở nên dễ
hình dung hơn, cha đã thực hiện một sự thay thế đơn giản trong phương trình nổi
tiếng nhất của mình. Thay vì sử dụng công thức E = mc2, ta chấp nhận rằng, năng
lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ
ánh sáng bình
phương. Chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: tình yêu chính là năng lượng bất
khả chiến bại, bởi nó là vô hạn. Sau những thất bại liên tiếp của nhân loại
trong nỗ lực điều khiển các nguồn lực của vũ trụ, đã đến lúc chúng ta phải nuôi
dưỡng mình bằng một loại năng lượng khác... Nếu loài người
muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của
sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu
chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất.
(Trích Thư của Albert Einstein gửi các con. Nguồn:
Internet)
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2:
Tác giả muốn chứng minh điều gì khi viết: Thay
vì sử dụng công thức E = mc2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có
thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ảnh sáng bình phương?
Câu 3:
Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Tình
yêu là sức mạnh, bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại
không bị che mắt bởi sự ích kỷ mù quáng?
Câu 4:
Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?
Đề
bài 5:
Đọc đoạn trích sau đây
và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“... Với một tốc độ
truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều
thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực
kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức và nhiều mặt của đời sống,
có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo
trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều
“ngôn ngữ mạng “ trở nên vô trách nhiệm,
vô lương tâm và vô văn hóa. Không
ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích,
thóa mạ người khác. Chưa kể những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí
hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong
hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự
trong sáng của tiếng Việt... Facebook
kết nối thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao
tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà
quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng
dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, thậm chí mất niềm
tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc
cảm cô đơn, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm”
điện thoại, laptop...”
Câu 1.
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2.
Đoạn văn bản trên đề cập đến những tác hại nào của mạng xã hội Facebook? (1,0 điểm)
Câu 3.
Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
Câu 4.
Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em?.(Trả lời trong
khoảng 5-7 dòng). (1,0 điểm).
Đề
bài 6:
Đọc đoạn trích sau đây
và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
Đôi khi cuộc sống dường
như cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng làm mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng,
điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho
những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn
đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn.
Công việc sẽ chiếm phần
lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công thực sự là hãy làm những việc
mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những cộng việc tuyệt
vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục
tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy
nó.
Và cũng giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng
qua đi. Vì vậy, hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của
mình, đừng từ bỏ.
(Theo Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ,
http://www. Vnexpress.net,ngày 26/8/2011)
Câu 1:
Chỉ ra ít nhất 5 cụm từ trong đoạn trích thể hiện kêu gọi, động viên, khích lệ.
Câu 2:
Anh/ chị hiểu thế nào về câu: “Đôi khi cuộc sống dường như cố tình đánh ngã bạn”?
Câu 3:
Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu
quý”
Câu 4:
Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa đối với anh/ chị?
2. Gợi ý giải đề phần
đọc hiểu:
Đề
bài 1:
Câu 1:
Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuan mực trong việc đánh giá nhân
cách con người. (1,0 điểm).
Câu 2:
Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận bình luận/ thao tác
bình luận / lập luận bình luận / bình luận. (0,5 điểm).
Câu 3:
Tác giả cho rằng khi “toa thuốc xin lỗi
có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”, bởi vì lời xin
lỗi sẽ giúp ta sống thật với lòng, tâm hồn thanh thản, biết nhận ra khiếm khuyết,
lỗi
sai và sửa lỗi
để hoàn thiện bản thân. (0,5
điểm).
Câu 4:
Với một trong những trường hợp sau:
+
Nêu 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi nhưng không phải là quan điểm riêng của
bản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho (1,0 điểm).
Đề
bài 2.
Câu 1.
Phong cách ngôn ngữ: Chính luận. (0,5 điểm)
Câu 2.
Hình thức trình bày (kết cấu trình bày) của đoạn văn: Diễn dịch (0,5 điểm).
Câu 3.
Biện
pháp nghệ thuật: Phép lặp,
liệt kê (1,0 điểm).
Câu 4.
Viết đoạn văn: (1,0 điểm).
a)
Hình thức:
-
Viết đúng yêu cầu kết cấu của đoạn văn.
-
Không gạch xóa, không sai lỗi chính tả, dùng từ.
-
Diễn đạt mạch lạc.
b)
Nội dung: Ý thức trách nhiệm trong xây dựng và
bảo vệ đất nước.
HS
có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đạt được yêu cầu sau:
-
Học tập, lao động để xây dựng đất nước.
-
Đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương.
-
Cảnh giác với với những kẻ cơ hội chống phá cách mạng.
Đề
bài 3:
Câu 1:
Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận (0,5 điểm).
Câu 2:
Các cụm từ “kẻ sát nhân thầm lặng”, “ma
trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện” được sử dụng có tác dụng thể hiện
thái độ phê phán, tính chất thuyết phục mạnh mẽ của phong cách ngôn ngữ chính
luận. (0,5 điểm).
Câu 3:
Tác giả bài viết đã chỉ ra những mối nguy hại của thực phẩm bẩn: 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc
ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Câu 4: Viết đoạn văn.
(1,0 điểm).
a.
Hình thức
-
Viết đúng yêu cầu kết cấu của đoạn văn.
-
Không gạch xóa, không sai lỗi chính tả, dùng từ.
-
Diễn đạt mạch lạc.
b.
Nội dung
-
Nâng cao ý thức người tiêu dùng cũng như người sản xuất.
-
Cần có biện pháp đủ sức để ngăn chặn thực phẩm bẩn.
Đề
bài 4:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt: nghị luận.(0, 5điểm).
Câu 2:
Khi viết Thay vì sử dụng công thức E =
mc2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu
nhân với tốc độ ánh sáng bình phương, tác giả muốn chứng minh rằng tình yêu
là một nguồn năng lượng khổng lồ, vô hạn. Con người có thể sử dụng nguồn năng
lượng ấy để tồn tại, tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, bảo vệ thế giới và tất cả các
giống loài khác. (1,0 điểm)
Câu 3:
Ý nghĩa của câu nói Tình yêu là sức mạnh,
bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt
bởi sự ích kỷ mù quáng: tình yêu giúp con người xích lại gần nhau hơn, xóa
bỏ mọi thù hằn, oán giận để yêu thương nhau; tình yêu cũng khiến con người biết
sống vị tha hơn, sáng suốt hơn và nhờ vậy, cuộc sống của loài người sẽ tốt đẹp
hơn. Tình yêu quả là một sức mạnh diệu kì. (0,5 điểm).
Câu 4:
Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?
-
Học sinh có thể chọn một thông điệp trong đoạn trích. Điều quan trọng là phải
lí giải được tại sao thông điệp ấy lại có ý nghĩa và rút ra được bài học cuộc sống
từ thông điệp ấy.
Đề
bài 5:
Câu 1:
Phong cách chính luận/ chính luận (0,5 điểm).
Câu 2:
Đoạn văn bản đề cập đến những tác hại của mạng xã hội Facebook: (1,0 điểm).
-
Chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại gây
nguy hại đến nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể hoặc cá nhân.
-
Gây ảnh hưởng xấu đến sự trong sáng của tiếng Việt.
-
Mở rộng giao tiếp ảo khiến giao tiếp thực tế bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến đời sống
tâm lí của con người.
Câu 3:
Thao tác phân tích (0,5 điểm).
Câu 4:
(1,0 điểm.)
+ Có thể là thông điệp:
“Facebook
kết nối thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao
tiếp và thể hiện tình cảm..
+
Yêu cầu:
HS
thể hiện kĩ năng viết đoạn văn (diễn đạt kiểu diễn dịch hay quy nạp, hoặc tổng
phân hợp); trình bày ngắn gọn quan điểm của mình, có thể theo hướng:
- Tuổi trẻ cần nhận thức
rõ mặt lợi, hại của Facebook để luôn là người sử dụng thông minh, hiệu quả, hướng
tới cái đẹp, cái lành mạnh, có ích.
-
Phải ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
-
Có thể hiện quan điểm riêng về những vấn đề trên nhưng không hợp lí, chưa thật
thuyết phục. (0,5 điểm).
Đề
bài 6:
Câu 1:
HS nêu được 5 trong số những cụm từ sau:
Đừng
mất lòng tin, đừng bỏ cuộc, hãy cố gắng, hãy tiếp tục, hãy yêu việc mình làm, đừng
từ bỏ,...
Câu 2:
HS trình bày cách hiểu:
-
Câu nói cho thấy cuộc sống đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất
bại.
-
Trong cuộc sống đôi khi những khó khăn khách quan bất ngờ vẫn xảy ra khiến
chúng ta thất bại.
Câu 3:
Mỗi người phải tìm ra được cái mình yêu quý - đó có thể là công việc hoặc một
người mà chúng ta thích thú, đam mê. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm
việc và sống có trách nhiệm hơn.
Câu 4:
HS trình bày những thông điệp có ý nghĩa đối với mình.
-
Phải luôn có lòng tin đối với việc mình làm.
-
Yêu quý những công việc mình làm.
-
Kiên trì, cố gắng và không được từ bỏ khi thất bại.