8 NHÁNH YOGA
Ø Maharishi Pantajali đã chỉ ra rằng Astanga (Ashta + anga) theo tiếng
Phạn phải là 8 nhánh trong Yoga chứ không phải 8 cấp bậc. Do đó, Ashtanga không
phải là một chuỗi các cấp bậc để đạt tới đỉnh cao trong Yoga. Theo ông nhánh_là
sự mở rộng mang tính tự nhiên. Các nhánh phát triển theo sự phát triển tự nhiên
của cơ thể người. 8 nhánh chính là những khía cạnh trong Yoga là sự mở rộng của
Yoga.
Theo đó Maharishi Pantajali lý giải:
“Các nhánh trong cơ thể sinh ra và phát triển cùng nhau. Nếu một nhánh
phát triển thì các nhánh còn lại cũng phát triển song song. Chúng phát triển
liên tục cho tới khi tất cả các nhánh cùng đạt tới giá trị cao nhất còn cơ thể
phát triển toàn diện”.
Ø Do vậy, 8 nhánh chính
là những phẩm chất và đặc tính của Yoga. Chúng phát triển trong cuộc sống của
con người. 8 nhánh phát triển thì con người cũng phát triển và trưởng thành hơn.
“8 nhánh cấu thành nên phần cốt lõi của Yoga. Lĩnh hội được 8 nhánh
cũng có nghĩa là lĩnh hội cấu trúc cơ bản của Yoga. Yoga Sutras_cuốn kinh Yoga
là cuốn sách mang tới kiến thức toàn diện về Yoga. Nhà Hiền triết Patanjali đã
nghiên cứu những khía cạnh của cuộc sống và kết luận rằng cốt lõi của Yoga
(Nghĩa là trạng thái hợp nhất) được cấu thành bởi 8 nhánh”
Ø Sau đây là những chú
giải của nhà Hiền triết Maharishi về các nhánh. Những chú giải này cung cấp cái
nhìn bao quát nhất về 8 nhánh.
Tám nhánh bao gồm:
1. Yama - Kẻ cai quán - Quán lý 8 khía cạnh trong Yoga kết nối các khía
cạnh này với nhau.
2. Niyama - Luật lệ - Công cụ giúp Kẻ cai quán quản lý những nhánh còn
lại.
3. Asana - Sự vững vàng, ổn định của một khối thống nhất.
4. Pranayama - sự vận động động cơ của hành động.
5. Pratyahara - Những trải nghiệm đáp ứng nhu cầu về mặt xúc cảm.
6. Dharana - Công cụ duy trì sự thống nhất.
7. Dhyana - Thiền luyện.
8. Samadhi - Ý thức mang tính trừu tượng. Sự hợp nhất của nhận thức
mang tính cá nhân với tri thức vũ trụ.
1. YAMA (ĐẠO LÝ)
Ø Yama là nhánh đầu tiên
trong Yoga. Yama bắt nguồn từ tiếng Sanskit (tiếng Phạn). Yama trong tiếng Phạn
nghĩa là giúp đỡ, hỗ trợ. Yama được hiểu là tự chủ, tự kiềm chế bản thân. Trong
Yoga, Yama ứng với các quy tắc ứng xử. Hầu hết những nhà nghiên cứu đều cho rằng
thông qua việc rèn luyện 5 Yamas mỗi cá nhân sẽ cải thiện khả năng tương tác với
những cá nhân khác và với môi trường qua đó hình thành trải nghiệm và nâng cao
khả năng luyện tập.
Ø Trong khi đó đối với
Maharishi, Yama là chất lượng của trí tuệ, quán lý 8 khía cạnh trong Yoga kết nối
chúng trong một khối thống nhất. Yama cũng là động lực duy trì trạng thái hợp
nhất của một khối thống nhất. Trong đó sự sống đơn lẻ và sự sống mang tầm vũ trụ
hòa làm một. Điều này giúp sáng tỏ rằng cái tôi vĩnh cửu được duy trì với sự sống
cá nhân.
Ø Theo Maharishi, Yama
là những luật lệ với khuôn khổ vũ trụ và mang tính vĩnh cửu.
Ø Yama như một kẻ cai quán.
Kẻ cai quán ấy hiện hữu mọi nơi, Yama thu hút mọi thứ. Ta sẽ tìm được cấu trúc
của Yama ở những nơi đẹp đẽ và mang tính hệ thống. Yama góp phần đưa những hệ
thống và quá trình tiến hóa hiện tại thành những cấu trúc khả thi trong tương
lai. Trong cuốn Yoga Sutra, Yama là nhà quán lý của toàn bộ cơ thể Yoga.
Ø Yama vận hành dựa trên
5 phương diện với chức năng kết nối các nhánh lại với nhau. 5 phương diện ấy
bao gồm:
I. Ahimsa - Không gây tổn hại tới
người khác.
II. Satya - Sự thật bất biến.
III. Asteya - Không trộm cắp.
IV. Brahmacharya – Kiểm soát cảm
xúc.
V. Aparigrana - Không vụ lợi,
tích cóp.
1.1. Ahimsa - Lòng trắc ẩn đối với mọi sinh thể sống.
Ahimsa theo nghĩa đen là không được
làm tổn thương không hành xử tàn nhẫn đối với bất kỳ sinh thể sống nào bằng bất
kỳ phương thức nào.
Dù vậy, Ahimsa không chỉ là phi bạo
lực. Ahimsa nghĩa là tử tế, thân thiết là suy xét kỹ lưỡng khi hành xử với người
khác và với vạn vật xung quanh.
Ahimsa phải được thể hiện như
nghĩa vụ và trách nhiệm.
Ahimsa ngụ ý dù ở vào hoàn cảnh
nào ta cũng cần đưa ra cách hành xử phù hợp, không gây tổn hại tới người khác.
1.2. Satya - Tuyệt đối trung thực.
“Satya” nghĩa là “Nói lên sự thật” dù vậy không phải lúc
nào ta cũng muốn nói lên sự thật bởi có những hoàn cảnh sự thật có thể gây tổn
hại tới người khác. Ta cần cân nhắc những điều mình nói ra, nói ra như thế nào
và điều mình nói có gây tổn hại tới ai không.
Nếu việc nói ra sự thật gây hậu quá
tiêu cực đối với người khác vậy tốt hơn hết là không nói gì.
Satya không nên mâu thuẫn với
Akimsa. Ahimsa hoạt động dựa trên việc hiểu rõ sự thật thà trong giao tiếp và
cách ứng xử hình thành cơ sở của những mối quan hệ, cộng đồng, Nhà nước tốt đẹp.
Loại bỏ những điều dối trá phóng đại gây tổn hại tới người khác.
1.3. Asteya - Không trộm cắp.
Asteya theo tiếng Phạn nghĩa là “trộm cắp”. Khi có tiền tố “a” nghĩa của
từ bị biến đổi ngược lại: Không lấy những thứ không phải của mình.
Điều này có thể hiểu rộng hơn nữa
là khi ta được ai đó giao phó trọng trách hoặc được tin tưởng ta không được lợi
dụng lòng tin của họ.
Không trộm cắp không chỉ bao hàm
ý nghĩa không được nhận những gì không thuộc về mình khi chưa được cho phép mà
còn không được sử dụng những thứ không thuộc về mình nhằm đạt được mục đích cá
nhân.
Ngoài ra, việc rèn luyện Asteya
còn ngụ ý không được nhận bất cứ thứ gì được cho một cách miễn cưỡng. Nghĩa là
không nên nuôi dưỡng ý định “xin xỏ”
hoặc chèo kéo ai đó về thứ mà họ không muốn cho bắt họ phải cho điều ấy trong một
chừng mực nào đó cũng là trộm cắp.
1.4. Brahmaeharya - Kiểm soát cảm xúc.
Brahmacharya thường được hiểu dưới
nghĩa tiết chế bản thân đặc biệt trong mối quan hệ tình dục.
Với Brahmacharya ta nên hình
thành những mối quan hệ có khả năng phát triển sự hiểu biết và kiến thức của bản
thân.
Brahmacharya không bắt ép con người
phải sống độc thân. Ý nghĩa đích thực của Brahmacharya là hành xử có trách nhiệm
với tinh thần tôn trọng dựa trên mục đích tốt đẹp (tiến tới sự thật).
Để rèn luyện Brahmacharya, ta cần
dùng năng lượng sinh dục của mình để tái tạo kết nối tới tinh thần và tâm trí.
Cũng có nghĩa là không được dùng năng lượng sinh dục của mình gây tổn thương
người khác.
1.5. Aparigraha
Trung hòa những ham muốn vụ lợi
hoặc tích lũy cho bản thân.
Aparigraha - chỉ nhận những thứ
mình cần không lợi dụng hoàn cảnh để hành xử tham lam. Ta chỉ nên nhận những thứ
mà ta đáng được nhận, khi ta nhận nhiều hơn nghĩa là ta đang lợi dụng người
khác. Yogi cảm nhận việc thu thập và tích lũy của cải nghĩa là thiếu niềm tin
vào Thần linh cũng như thiếu niềm tin vào bản thân mình.
Cuốn Yoga Sutra đã miêu tả những
điều diễn ra khi 5 lối hành xử này cùng tồn tại và trở thành 1 phần của cuộc sống.
Khi ấy, Yamas là những chuẩn mực đạo đức chính làm trong sạch nhân cách của con
người đồng thời đóng góp vào sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng.
2. NIYAMA
Niyama là những luật lệ và việc
tuân thủ luật lệ.
Trong cuốn Yoga Sutra, Niyama là
những luật lệ bằng những luật lệ đó Yama thực thi duy trì và quán lý, duy trì cấu
trúc của một khối thống nhất.
Maharishi cho rằng theo tiếng Phạn,
“Ni” là dẫn dắt. Nghĩa là thông qua những luật lệ này Yama_(nhà cầm quyền) dẫn
dắt và quán lý những khía cạnh khác trong đời sống.
Danh sách 5 Niyama:
I. Sauca - Thanh lọc.
II. Santosa - Sự bằng lòng.
III. Tapas - Ánh sáng của cuộc sống.
IV. Svadhyaya - Tự học.
V. Ishvara-Pranidhana - Mở ra nhận
thức duy trì vũ trụ.
2.1. Sauca - Thanh lọc.
Niyama đầu tiêu là Sauca - thanh
lọc, gột rửa. Sauca có 2 tác động: bên
trong và bên ngoài. Tác động bên ngoài là làm sạch cơ thể trong khi tác động
bên trong là thanh lọc giúp cơ thể khỏe mạnh. Các cơ quan hoạt động trơn tru
linh hoạt, khai sáng tâm trí. Để kích hoạt Sauca ta cần Asanas và Pranayamas.
Asanas đẩy mạnh khả năng hoạt động của cơ thể thải loại chất độc trong khi
Pranayamas làm sạch phổi, cung cấp đầy đủ Oxi cho máu và thanh lọc hệ thần
kinh.
“So với thanh lọc về mặt thể chất, thanh lọc về mặt tâm trí khỏi những
cảm xúc căm thù, giận dữ, ham muốn, tham lam, lừa dối, kiêu căng có ý nghĩa
quan trọng hơn”
2.2. Santosa - Sự bằng lòng
Niyama tiếp theo là Santosa_bằng
lòng với những gì mình đang có. Điều quan trọng là luôn giữ được tâm trí thanh thản
bằng lòng với cuộc sống hiện tại bất chấp nghịch cảnh tạo nên quá trình phát
triển liên tục.
Ta cần chấp nhận 1 điều: Mọi thứ diễn ra đều có lý do - tức Karma
(nghiệp)
Gieo nhân nào gặt quá nấy. Mục
đích của việc rèn luyện tính bằng lòng là “chấp nhận những điều đang xảy ra”.
Nghĩa là bằng lòng với những gì ta đang có hơn là ham muốn những điều không thuộc
về mình.
2.3. Tapas - vận dụng năng lượng có nguyên tắc
Tapas là những hoạt động nhằm giữ
cơ thể cân đối giải quyết những vấn đề bên trong cơ thể.
Xét theo nghĩa đen, Tapas là làm
nóng cơ thể và để làm nóng cơ thể ta cũng cần thanh lọc. Hiểu sâu hơn, Tapas là
sự định hướng năng lượng của con người hướng tới cuộc sống nhiệt huyết cũng như
đạt được những mục tiêu trong việc tạo ra 1 cộng đồng thiêng liêng và thống nhất.
Tapas giúp ta đốt cháy lòng nhiệt
huyết, khát vọng nhằm đạt được mục đích mà mình đề ra. Ngoài ra, Tapas còn đòi
hỏi con người phải chú ý tới những tư thế, thói quen ăn uống, cung cách hít thở
trong đời sống.
2.4. Svadhyaya - Tự trau dồi.
Niyama thứ 4 là Svadliyaya. Sya
nghĩa là “tự” trong khi adhyaya nghĩa là “vấn” hay “xem xét”. Svadhyaya là tự
trau dồi bản thân.
Nghĩa là ta phải tìm ra nhận thức
“tự vấn” trong mọi hoạt động hàng ngày thậm chí chấp nhận giới hạn của bản
thân.
Svadhyaya giúp chúng ta trở nên
hài hòa, loại bỏ những khuynh hướng không cần thiết có thể phá hủy bản thân.
2.5. Ishvara - Pranidhana - Tín ngưỡng.
Ishvara là kẻ thống trị, người
gìn giữ - Người điều hành cuộc sống duy trì sự sáng tạo. Trong khi đó
Pranidhana nghĩa là đưa mức sống vào nhận thức của mỗi người. Do đó
Ishvara-Pranidhana là chất lượng của việc mở ra nhận thức đối với người gìn giữ.
Maharishi miêu tả 2 loại người
gìn giữ: Loại thứ nhất là sinh thể thuần khiết người gìn giữ tuyệt đối với mức
sống không thay đổi. Loại thứ 2 là cấp bậc cao nhất của sự sáng tạo từ đó tổ chức
và quán lý toàn bộ những điều luật tự nhiên. Loại thứ 2 cũng chính là cấp bậc
gìn giữ mang tầm vũ trụ. Maharishi ví cấp bậc cao nhất như “Thiên đường” và lý
giải nhận thức của Thần linh đã mang tới trạng thái hợp nhất cùng với cấp bậc “Thiên
đường” của cuộc sống.
Pranidhana nghĩa là lĩnh hội, hấp
thụ vào chính bản thân mình mở lòng mình với những giá trị của những mối quan hệ
tốt đẹp. Ishvara-Pranidhana cũng có thể được hiểu là nhún mình. Giá trị lớn nhất
và đầu tiên của nhún mình là tính thống nhất trong ý thức với những mối quan hệ
tốt đẹp những giá trị tuyệt vời của cuộc sống.
Theo đó, Ishvara-Pranidhana là những
phẩm chất của Yoga trong một thứ nhận thức bất biến cũng như sự trưởng thành của
Yoga trong nhận thức mang tầm vũ trụ, nhận thức của Thân linh và cuối cùng là
nhận thức thống nhất.
3. ASANA
Ø Asana là nhánh thứ 3.
Trong tiếng Phạn Asana nghĩa là “chỗ ngồi”. Asana thường được hiểu là những tư
thế trong Yoga. Trong cuốn Yoga Sutra, ta có thể tìm ra nhiều định nghĩa về
Asana như: Asana là chỗ ngồi là sự ổn định
là tính thống nhất.
Ø Trong Yoga Sutra,
Patanjali đã diễn giải mặt ổn định trong Yoga. Mặt ổn định trong Yoga tồn tại ở
đâu? Về mặt tự nhiên sự ổn định ấy tồn tại trong cơ thể trong tâm trí, xúc cảm,
trí tuệ, cách sống, môi trường và trong toàn vũ trụ. Sự ổn định và thống nhất tồn
tại giữa mọi thứ bởi thống nhất nghĩa là không có sự khác biệt và phân biệt.
Ø Theo Maharishi, sự ổn
định quyết định chất lượng của ý thức đồng thời cũng là đặc tính của tâm trí và
cơ thể. Ở trạng thái tiên nghiệm, ta không còn chịu xáo động từ những tác động
bên ngoài. Ta bất biến không chịu tác động và vô cùng ổn định.
Ø Cung như vậy, ở trạng
thái “chín” nhất của Yoga trong ý thức thống nhất ta không còn chịu những tác động
bên ngoài không chịu sự tổn hại. Để trải nghiệm sự thống nhất hệ thần kinh phải
hoàn toàn ổn định, chắc chắn, linh hoạt có khả năng duy trì sự tĩnh lặng giữa
các hoạt động sôi nổi. Sự chắc chắn và ổn định cần được duy trì trong tất cả
các cấp độ của tâm trí và cơ thể bởi thống nhất là điểm giữa của những khác biệt.
Ø Asana nghĩa là trạng
thái của sự sống. Ở trạng thái ấy con người có thể duy trì sự vững vàng, bình tĩnh,
thoải mái về mặt thể chất và tinh thần. Trong cuốn Yoga Sutra, nhà Hiền triết
Patanjali định nghĩa Asana một cách ngắn gọn: “Sithiram sukham aasanam” nghĩa là tư thế thoải mái và vững vàng. Như vậy ta có thể thấy việc luyện tập các
tư thế Yoga Asanas giúp phát triển năng lực thể chất của người tập giúp ta ngồi
thoải mái ở một tư thế trong một khoảng thời gian dài, bổ trợ hữu dụng trong
quá trình Thiền luyện.
Ø Asanas là những tư thế
xác định giúp khai mở các kênh năng lượng. Asanas là công cụ nhằm đạt tới nhận
thức cao hơn, cung cấp cơ sở vững chắc cho quá trình khám phá cơ thể quá trình
thở, tâm trí. Những Yogi Hatha cũng đã ngộ ra rằng thông qua việc phát triển
các kỹ năng kiểm soát cơ thể bằng Asanas thì tâm trí cũng được kiểm soát. Do
đó, việc tập luyện Asana được coi là ưu tiên hàng đầu trong Hatha Yoga.
Ø Các cuốn kinh Yoga có
đề cập tới sự tồn tại chính thức của khoảng 8.400.000 tư thế Asanas cũng là hiện
thân của 8.400.000 tư thế mà mỗi người cần thực hiện trước khi đạt tới sự tự do
trong vòng quay số mệnh. Những tư thế Asanas này cũng đại diện cho sự tiến hóa
từ hình thái đơn giản nhất tới hình thái phức tạp nhất của sự sống_nghĩa là con
ngươi hoàn thiện.
Các tư thế mang hình thái động vật.
Rất nhiều tư thế Asanas trong
Yoga miêu tả và phản ánh lại sự vận động của các loài vật. Thông qua quan sát
những người Rishis đã hiểu cách thức
các loài động vật sống hài hòa với tự nhiên và với chính cơ thể mình. Họ hiểu
thông qua sự trải nghiệm tác động của các tư thế cũng như quá trình kích thích
kiểm soát hormone.
Ví dụ việc mô phỏng con thỏ trong
tư thế Shashankasana có thể ảnh hưởng
tới Hormone adrenaline (hormone có liên quan tới quá trình giải tỏa căng thẳng).
Thông qua việc mô phỏng các tư thế
động vật người Rishis hiểu rằng họ có thể duy trì sức khỏe và vượt qua những
thách thức của tự nhiên.
Yogasanas & Prana
Ø Prana nguồn năng lượng
quan trọng tương ứng với Ki hay Chi trong Y học Trung Quốc lan tỏa khắp
cơ thể đi theo các dòng chảy Nadi (kinh
lạc) duy trì tất cả các hoạt động tế bào. Các cơ trên cơ thể co cứng là do Prana bị chặn và tích lũy độc tố. Khi
Prana thông suốt độc tố được loại bỏ khỏi hệ thống để đảm bảo sức khỏe của toàn
bộ cơ thể. Khi cơ thể trở nên dẻo dai những tư thế tưởng như không thể thực hiện
lại trở nên dễ dàng và vững chãi. Khi lượng Prana tăng cao, cơ thể vận động hòa
vào dòng chảy của tư thế. Khi đó Asanas,
Mudras và Pranayamas được đưa đẩy một cách tự nhiên.
Yogasanas
Sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể
Tâm trí và cơ thể không phải 2 thực
thể riêng biệt mặc dù có xu hướng suy nghĩ và hành động như thể riêng biệt.
Hình thái thô của tâm trí chính là cơ thể và hình thái tinh tế của cơ thể chính
là tâm trí. Việc tập luyện Asana cần tích hợp và dung hòa cả hai yếu tố này. Cả
cơ thể và tâm trí đều tồn tại những hạn chế. Mỗi hạn chế về tinh thần lại luôn
tồn tại một hạn chế tương ứng về thể chất và ngược lại. Mục đích của Asana là
giải tỏa những hạn chế này. Asanas giải tỏa căng thẳng trí não bằng cách giải
quyết chứng trên khía cạnh thể chất từ cơ thể tới tâm trí.
Ví dụ căng thẳng về cảm xúc và ức
chế về tâm lý có thể giảm chất lượng hoạt động của phổi, cơ hoành và quá trình
hít thở dễ dẫn tới suy nhược hô hấp dưới hình thức của Bệnh hen suyễn.
Hạn chế về cơ bắp có thể diễn ra ở
bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể: cứng cổ (như viêm đốt sống cổ), đau dây thần
kinh v.v..
Asanas kết hợp với Pranayama,
Shatkarmas, Thiền và Yoga Nidra là sự kết hợp hiệu quả nhất trong việc loại bỏ
những những hạn chế giải quyết từ cả cấp độ tinh thần và thể chất. Nhờ đó giải
phóng năng lượng tiềm ẩn cơ thể tràn đầy sức sống và sức mạnh, giúp tâm trí nhẹ
nhàng, sáng tạo, vui tươi và cân bằng.
Luyện tập Asana thường xuyên duy
trì cơ thể trong một điều kiện sức khỏe tối ưu. Thông qua thực hành Asana năng
lượng tiềm tàng được giải phóng sự trải nghiệm cũng như mức độ tự tin tăng lên
trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Nhiều người nghĩ Yoga Asanas như
những bài tập thể dục thông thường. Asana thực chất không chỉ là các bài tập thể
dục mà là các kỹ thuật giúp cơ thể trau luyện, thư giãn, tập trung và Thiền định.
Một phần của quá trình tập luyện Asanas giúp phát triển sức khỏe về mặt thể chất
thông qua các kỹ thuật kéo căng, xoa bóp và kích thích các kênh, các cơ quan nội
tạng bên trong cơ thể.
Mặc dù Asana không phải bài tập
thể dục thông thường nhưng lại bao gồm nhiều bài tập mang hình thức thể dục.
Các bài tập thường tạo những áp lực có lợi lên cơ thể. Không có những bài tập ấy
cơ bắp trở nên trì trệ xương yếu đi, giảm khả năng hấp thụ ô-xy rối loạn
Insulin.
Có vài điểm khác biệt giữa Asana
và các bài tập thể dục hay Gym. Khi luyện tập Asana quá trình hô hấp và tỷ lệ
trao đổi chất diễn ra chậm mức tiêu thụ ô-xy và nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Tuy
nhiên trong các bài tập thể dục, hơi thở và sự trao đổi chất diễn ra với tốc độ
nhanh, mức tiêu thụ ô-xy tăng cao và cơ thể trở nên nóng hơn. Các tư thế Yoga
có xu hướng ngăn ngừa dị hóa cơ thể trong khi các bài tập khác lại thúc đẩy quá
trình này. Thêm vào đó, Asana được thiết kế nhằm tạo những tác động cụ thể lên
các tuyến và các cơ quan nội tạng làm thay đổi hoạt động điện hóa trong Hệ thần
kinh.
4. PRANAYAMA
Nhánh thứ 4 là Pranayama. Pranayama là các bài tập thở thanh lọc sinh lý và ổn định tâm trí.
Maharishi coi các kỹ thuật Pranayama như công cụ tiền đề hướng tới quá trình
Thiền định. Trong các văn bản của Ashtanga Yoga, Maharishi đưa ra định nghĩa
sâu sắc hơn về khía cạnh này.
Maharishi lý giải Prana (khí lực) như nguồn lực cơ bản của
cuộc sống liên quan tới tất cả các hoạt động sống trong vũ trụ. Theo cuốn Yoga
Sutra, Prana là nguồn lực kích thích mỗi nhánh cụ thể của 8 nhánh đồng thời vẫn
giữ chúng trong khuôn khổ thống nhất. Lý giải điều này ông cho rằng Prana kích
thích hoạt động ở mỗi tế bào sinh lý trong cơ thể trong khi vẫn duy trì sự kết
nối và hội nhập của toàn bộ các tế bào. Điều này tương tự như việc kích thích từng
nhánh riêng biệt trong Tám nhánh của Yoga trong khi giữ chúng trong giới hạn của
sự hòa hợp.
Prana là nguồn sống, căn nguyên của tất cả các hoạt động. Prana kích
thích 8 giá trị khác nhau trong cuộc sống kết hợp chúng hài hòa với nhau. Prana
tạo nên hơi thở hài hòa và thống nhất đó cũng chính là sự hài hòa của cuộc sống.
Theo Maharishi rằng sự kết nối giữa
cá nhân và tổng thể - giữa trí thông minh của cá nhân và vũ trụ - được hình
thành thông qua hành động. Vậy một khi Prana tức nguồn lực của hành động không
còn tồn tại thì sự kết nối này cũng mất đi. Và một khi sự kết nối này không tồn
tại thì cũng không mang lại trải nghiệm Yoga.
Không có nguồn lực cơ bản của hoạt động, không có Prana thì cũng không
còn sự kết nối giữa cá nhân và vũ trụ. Không có nguồn lực Prana các nhánh không
còn xích lại gần nhau, hòa nhập vào với nhau. Nguồn lực Prana là nguồn lực của cuộc
sống truyền vào hơi thở kích thích 8 nhánh đưa chúng lại gần và hòa nhập với
nhau.
Ayama nghĩa là đến và đi. Như
vậy trong định nghĩa Pranayama là sự
di chuyển, sự thúc đẩy của khí lực và hành động.
Pranayama là ước lượng, kiểm soát
và định hướng hơi thở. Pranayama kiểm soát năng lượng khí lực (Prana) trong các
sinh thể sống nhằm khôi phục và duy trì sức khỏe thúc đẩy quá trình tiến hóa.
Dòng chảy bên trong hơi thở hòa hợp với dòng chảy bên ngoài hơi thở giúp cơ thể
cảm nhận được sự thư giãn và bình an. Trong Yoga trước tiên ta cần lưu tâm tới
việc cân bằng các dòng chảy khí lực chính rồi tiến tới định hướng chúng vào hệ
thống các Luân xa hướng lên trên đến Luân xa đỉnh đầu.
Pranayama hay kỹ thuật hít thở rất
quan trọng trong Yoga. Pranayama luôn song hành với Asana. Trong cuốn Yoga
Sutra, luyện tập Pranayama và Asana được coi như hình thức cao cấp của quá
trình thanh lọc và kỷ luật tâm trí, cơ thể. Quá trình luyện tập sản sinh ra xúc
cảm mang tính nhiệt được gọi là Tapas
hay ngọn lửa bên trong của quá trình thanh lọc. Ngon lửa này là một phần của
quá trình thanh lọc Nadis (kinh lạc)
mang lại sự khỏe khoắn cho cơ thể và ổn định cho tâm trí. Một Yogi cần thực hiện
đúng nhịp điệu của hơi thở sâu chậm “giúp
tăng cường hệ thống hô hấp làm dịu hệ thống thần kinh và làm giảm ham muốn. Khi
ham muốn giảm tâm trí cũng tự do tự tại mang tới cảm giác bình an và tập trung.”
5. PRATYAHARA
Ahara nghĩa là đồ ăn và Prati
mang ý nghĩa đảo ngược. Như vậy Pratyahara (prati + ahara) nghĩa là một cái gì
đó như đồ ăn đến từ hướng ngược lại.
Theo Maharishi đồ ăn ở đây đề cập
đến bất kỳ điều gì thỏa mãn các giác quan.
Vì vậy trong Ashtanga Yoga,
Pratyahara liên quan tới việc điều khiển các giác quan ấy. Điều tự nhiên của cuộc
sống là ta luôn hướng tới sự tận hưởng. Tâm trí và giác quan luôn hướng tới những
kinh nghiệm, trải nghiệm thú vị hơn.
Giáo viên hiện nay của dòng
Ashtanga Yoga thường dạy rằng Pratyahara
nghĩa là nên hướng các giác quan của mình vào bên trong rời xa thế giới
nông cạn và hời hợt. Chỉ khi ta nắm vững dồn trọng tâm vào sâu trong cơ thể ta
mới có thể trang bị những trải nghiệm Yoga tuyệt vời hơn.
Dưới góc nhìn của Maharishi “đồ ăn” được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào
các giác quan đạt được sự thỏa mãn.
Ông giải thích:
Bất kỳ tín hiệu nào kích thích sự thỏa mãn cũng chỉ là dấu hiệu tự
nhiên của các giác quan. Trong những tín hiệu đó ta được đi du lịch vào trong,
ra ngoài, bên trái, bên phải, lên trên, xuống dưới. Không quan trọng đó là
phương hướng nào nhưng phương hướng của các giác quan luôn hướng về phía mà chúng
nhận được thức ăn. Nhận thức, kinh nghiệm và đồ ăn đó là những thứ thỏa mãn được.
Theo Maharishi, Pratyahara là trải nghiệm thỏa mãn các
giác quan cả bên trong và bên ngoài. Cũng theo ông trạng thái tồn tại khách
quan cao hơn sẽ hấp dẫn hơn. Do đó dù cơ hội có đến như thế nào thì các giác
quan sẽ tự động dịch chuyển về hướng đó. Đây chính là những kinh nghiệm đúc rút
từ những người tập Thiền định siêu việt,
những người đã tìm ra được tiến trình các giác quan tiến vào bên trong thông
qua quá trình Thiền định mà không cần gượng ép hay kiểm soát. Lý do là khi hướng
vào bên trong sẽ thỏa mãn và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, ý chính trong nghiên cứu của
Maharishi là sự nhận thức không thể ép buộc - Sự thỏa mãn đến rất tự nhiên
thông qua nguyên tắc tăng sức hấp dẫn. Do vậy, nếu lý giải Pratyahara như quá trình luyện tập ép buộc các giác quan thay đổi
hướng của chúng sẽ đi ngược lại với cảm hứng của Patanjali trong việc thiết lập
lĩnh vực của các giác quan như một trong tám khu vực quan tâm.
Pratyahara có nghĩa là rút lui hay thu về. Từ “ahara” có nghĩa là “sự nuôi
dưỡng”; Pratyahara được dịch ra
là “đưa bản thân mình tránh khỏi những điều
nuôi dưỡng các giác quan”. Trong Yoga, điều kiện Pratyahara ngụ ý đến sự
rút lui của các giác quan khỏi sự gắn bó với các đối tượng bên ngoài. Nó được
xem như bài tập nhằm cắt bỏ sự lưu luyến với những phiền toái về cảm giác khi
ta quay lại con đường giác ngộ và đạt được sự bình yên. Các giác quan không còn
sống nhờ các kích thích, các giác quan không còn phụ thuộc vào việc kích thích
và không còn được nuôi dưỡng từ chúng nữa.
Trong Pratyahara chúng ta cắt đứt sự liên hệ giữa tâm trí, giác quan và
rút ra khỏi các giác quan. Khi các giác quan không còn bị ràng buộc bởi các yếu
tố bên ngoài thì đây chính là sự kiềm chế hay Pratyahara. Giờ đây năng lượng sống quay trở lại nguồn bên trong
người tập có thể tập trung mà không bị phân tâm bởi các yếu tố hay sự cám dỗ từ
bên ngoài.
Pratyahara diễn ra gần như tự động khi chúng ta ngồi Thiền vì chúng
ta đang quá say mê đối tượng Thiền định. Chính vi tâm trí tập trung như vậy,
các giác quan chảy theo tâm trí, nó không diễn ra theo bất kỳ cách nào khác.
Không còn hoạt động theo cách
thông thường, các giác quan giờ đây trở nên vô cùng sắc sảo. Trong những trường
hợp bình thường các giác quan dần trở thành chủ nhân chứ không còn là đầy tớ của
chúng ta nữa. Các giác quan dụ dỗ chúng ta, tăng cường cảm giác ham muốn đối với
tất cả mọi thứ. Trong Pratyahara lại xảy ra điều ngược lại: khi chúng ta cần ăn
thì chúng ta ăn nhưng không phải do chúng ta thèm muốn đồ ăn. Trong Pratyahara chúng ta cố gắng đặt các
giác quan vào đúng vị trí của chúng nhưng vẫn không hoàn toàn tách biệt chúng
ra khỏi hành động của mình một cách trọn vẹn.
Phần lớn sự mất cân bằng cảm xúc
của chúng ta là do chính chúng ta tạo nên. Một người bị ảnh hưởng bởi các sự kiện
bên ngoài và các cảm giác không bao giờ có thể đạt được sự yên bình và bình an
bên trong. Đó là vì họ đã lãng phí quá nhiều năng lượng của trí não và thể chất
vào việc vượt qua những cảm giác đau đớn và tìm kiếm những khoái cảm khác. Cuối
cùng dẫn tới mất cân bằng thể chất và tinh thần dẫn đến bệnh tật.
Theo Patanjali quá trình trên là gốc rễ của bất hạnh và lo âu. Khi con
người tìm ra Yoga với hi vọng tìm ra được sự bình yên, thứ luôn trốn tránh họ,
họ chợt nhận ra rằng sự bình yên ấy nằm bên trong chính bản thân họ. Do vậy,
Yoga thực chất là một quá trình cho phép chúng ta dừng lại và nhìn vào quá
trình vận hành của chính chúng ta, chỉ theo cách này ta mới có thể hiểu được bản
chất của hạnh phúc và bất hạnh từ đó có thể vượt lên tất cả.
6. DHARANA (SỰ TẬP TRUNG VÀ LUYỆN TẬP ĐÁNH THỨC GIÁC QUAN BÊN TRONG)
Dharana nghĩa là giữ
chặt hay nắm chặt. Một đặc điểm cơ bản của trạng thái cao cấp của ý thức
là khả năng giữ được bản chất tuyệt đối của tâm trí trong khi vẫn tham gia vào
các hoạt động năng động ở mức độ đó tâm trí hoàn toàn được thiết lập trong Hữu
thể. Trong cách nói của Maharishi:
“Ở cảnh giới này của Yoga tâm trí
hoàn toàn tĩnh, duy trì Bản chất. Tâm trí được duy trì bởi Bản chất và được duy
trì trong Bản chất - dù là “trong Bản chất” hay “bởi Bản chất” đều cùng mang một
ý nghĩa. Tâm trí được giữ trong Bản chất.
Phẩm chất của việc nắm giữ không
chỉ ứng với tâm trí mà còn với từng nhánh, từng cấp bậc, tùng khía cạnh cho tới
toàn bộ lĩnh vực Yoga. Bởi “nhờ có độ tĩnh
trong tâm trí ta mới có thể duy trì được trạng thái của Yoga.”
* Dharana có nghĩa là “sự tập
trung vững vàng của tâm trí”. Quan trọng là ta phải giữ được sự tập trung
vào 1 hướng 1 đối tượng nhất định.
“Khi cơ thể ấm lên nhờ Asana, khi tâm trí được ổn định nhờ Pranayama và
khi các giác quan được dẫn dắt dưới sự kiểm soát của Pratyahara thì ta sẽ đạt
được bậc 6 Dharana. Ở cấp bậc này ta có khả năng tập trung vào một điểm duy nhất
hoặc vào công việc mà ta đang muốn hoàn thiện. Tâm trí buộc phải ổn định để đạt
được cấp bậc tiếp thu tuyệt đối.”
• Ở cấp độ Dharana ta tạo nên những điều kiện giúp tâm trí có thể tập trung sự
chú ý vào một hướng thay vì phải chia ra nhiều hướng khác biệt. Sự trầm tư sâu
lắng và suy ngẫm có thể tạo nên những điều kiện phù hợp giúp ta dồn sự tập trung
có hiệu quả hơn. Ta khích lệ một hoạt động cụ thể của tâm trí khi càng tập trung
các hoạt động khác sẽ xa dần.
• Mục tiêu trong Dharana là tạo độ vững chắc cho tâm trí
bằng cách dồn sự trung vào một số thực thể cố định. Đối tượng cụ thể được lựa
chọn không liên quan tới mục đích chung là giữ cho tâm trí ổn định không lơ
đãng qua những miền ký ức, ước mơ bằng cách cố tình giữ nó nhất tâm dựa trên một
số đối tượng tĩnh.
B.K.S. Iyengar nói rằng: Mục tiêu là nhằm đạt được trạng thái tinh
thần nơi tâm trí, trí tuệ và cái tôi được giữ lại và được dâng hiến tới Thần
linh, phục vụ Ngài. Ở đây không còn có ý niệm “cái tôi” hay “của tôi”
nữa.
* Khi tâm trí trở nên thanh khiết
nhờ tập luyện Yoga ta sẽ có khả năng tập trung hiệu quả vào một chủ đề hoặc một
điểm trải nghiệm. Khi ấy ta có thể mở ra tiềm năng chữa bệnh tuyệt vời của cơ
thể.
7. DHYANA (SỰ TIN TƯỞNG, THIỀN ĐỊNH VỀ THẦN LINH)
Từ tiếng Anh có nghĩa tương đương
với Dhyana là Meditation - Thiền mà Maharishi mô tả như “giá trị sâu sắc của nắm giữ”. Ông giải thích rằng Dharana là duy trì trong khi Dhyana là tiến trình cơ bản của Dharana.
Điểm khác biệt quan trọng giữa 2
điều này là Dharana tương ứng với
tâm trí - các khía cạnh hoạt động tâm trí - trong khi Thiền tương ứng với trí
tuệ - phân biệt các khía cạnh của chức năng tinh thần.
Maharishi đưa ra ví dụ cho việc
chúng ta có thể hiểu được phân biệt trí não và trí thông minh là như thế nào -
Trí tuệ giúp ta phân biệt trong khi Tâm trí giúp ta suy nghĩ.
Thử tưởng tượng chúng ta vào cửa
hàng và mua một bó hoa. Các sóng suy nghĩ vận động liên tục xung quanh, ta tìm
từ hoa này sang hoa khác điều này được cho là do tâm trí; Sự thúc đẩy để quyết
định mua loài hoa nào là do trí thông minh. Trí thông minh phân biệt và lựa chọn,
trí não để suy nghĩ. Maharishi giải thích:
Xung nhịp chuyển từ cái này sang
cái khác, nói không với cái này, nói có với cái kia là gì? Đây là giai đoạn im
lặng, yên tĩnh của cuộc sống nội tâm cái mà chúng ta gọi là Trí thông minh. Đây
là trí thông minh lặng lẽ quyết định, phân biệt. Và lặng lẽ phân biệt giá trị của
trí thông minh là do sự rực rỡ về mức độ của tâm trí. Tâm trí suy nghĩ. Nhảy từ
lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nhưng động lực thúc đẩy để thay đổi từ cái này
sang cái khác là trí thông minh, quyết định giá trị. Đó chính là chức năng của
trí não.
Vậy nên tâm trí thuộc về Dharana bởi nó lưu giữ các trải nghiệm
của chúng ta và trước đó lưu giữ cảnh giới siêu việt của Yoga. Tuy nhiên, sự
siêu việt thuộc về trí thông minh bởi vì trí thông minh quyết định đi từ mức độ
thấp đến tuyệt vời của sự hấp dẫn. Tuy vậy đây là sự tự động và tự phát vì tiến
trình diễn ra hoàn toàn tự nhiên.
Dhyana nghĩa là thờ phụng hoặc Thiền định sâu và trừu tượng. Đây là
sự chiêm nghiệm hoàn hảo. Nó liên quan đến việc tập trung vào một điểm chú ý với
mục đích để biết được sự thật về nó. Khái niệm này cho rằng khi một người dồn sự
tập trung tâm trí của họ vào một đối tượng tâm thức thì sẽ được chuyển đổi
thành hình dạng của đối tượng đó. Do đó, khi một người tập trung vào Thần thánh
(Thần Linh) họ sẽ mang tính phản ánh rõ hơn về nó và họ biết bản chất thật sự. “Cơ thể, hơi thở, các giác quan, tâm trí,
nguyên nhân, bản ngã của anh ấy là sự tích hợp đầy đủ trong đối tượng Thiền định
của anh ấy - Tâm linh vũ trụ”.
Trong Thiền ý thức được hợp nhất
thông qua phương thức liên kết nhằm phân biệt giữa các đối tượng và giữa các lớp
nhận thức tinh tế. “Chúng ta học để phân
biệt giữa tâm trí của người tiếp nhận, phương tiện của nhận thức và đối tượng
nhận thức, giữa từ ngữ, ý nghĩa và ý tưởng, ý nghĩa của tất cả các cấp độ tiến
hóa của tự nhiên.”
Như việc chúng ta tinh chỉnh sự tập
trung của bản thân và có ý thức hơn về tự nhiên, về thực tế chúng ta nhận biết
được rằng thế giới là hư không. “Thứ có thật duy nhất là bản thân Vũ trụ hay Thần
linh được che khuất bởi Maya (sức mạnh huyền ảo). Khi tấm màn ấy được gỡ bỏ,
tâm trí trở nên rõ ràng hơn. Bất hạnh và sợ hãi - kể cả nỗi sợ cái chết - đều
biến mất. Đây là ranh giới của sự tự do hay Moksha là mục tiêu của Yoga. Mục
tiêu này có thể đạt được bằng cách liên tục truy vấn về bản chất của sự vật”.
“Thiền trở thành công cụ của chúng ta để nhìn mọi thứ rõ ràng hơn và nhận
biết thực tế vượt ngoài những ảo tưởng che mờ tâm trí của mình”.
8. SAMADHI (HỢP NHẤT VỚI THẦN
LINH)
Sama nghĩa là ngang hàng hoặc
ổn định. Dhi là trí tuệ.
Maharishi dựa vào đó xác định Samadhi
như sự ổn định trí tuệ lĩnh vực vô biên của ý thức siêu việt giá trị cơ bản nhất
của trí thông minh.
Samadhi không đề cập tới trí tuệ. Ông giải thích bởi trí tuệ là giá
trị cục bộ hóa của sự thông minh trong khi sự thông minh xác định cụ thể cấu
trúc tổng thể. Samadhi là một lĩnh vực
của Yoga nhưng theo trải nghiệm nó giúp người tập khai phá Yoga ở một cấp bậc
cao hơn của ý thức.
Bậc cuối cùng trong 8 cấp bậc của
Yoga là đạt được Samadhi. Samadhi có nghĩa là “mang lại gần nhau để hợp nhất”.
Trong cấp độ Samadhi cơ thể và các giác quan được nghỉ ngơi như khi chúng
ta đi ngủ nhưng tâm trí và lý trí cần tỉnh táo như khi chúng ta thức, một người
tiến xa hơn ý thức. Trong Samadhi ta sẽ biết được điều gì đặc biệt mà không có
gì khác biệt và làm sao để tâm hồn tự do có thể tận hưởng ý thức thuần khiết của
bản sắc thuần khiết này. Ý thức rơi vào mà lãng quên trong vô thức nơi mà nó xuất
hiện lần đầu tiên.
Do đó, Samadhi đề cập đến sự hợp
nhất hay Yoga thực sự. Có một kết thúc có sự tách biệt được tạo ra bởi “tôi” và “của tôi” của nhận thức mơ hồ của chúng ta về thực tại. Tâm trí
không có sự phân biệt giữa bản ngã và vô ngã hoặc giữa các đối tượng dự tính và
quá trình suy ngẫm. Tâm trí và trí tuệ dừng lại giờ đây chỉ có những trải nghiệm
của ý thức, sự thật và niềm vui không thể tả được.
Để đạt được cấp bậc Samadhi là một
nhiệm vụ khó khăn. Cuốn sách Yoga Sutra
gợi ý luyện tập Asana và Pranayama như một phương thức chuẩn bị cho Dharana bởi
những ảnh hưởng tới hoạt động trí não và tạo ra khoảng trống trong lịch trình
dày đặc của tâm trí. Một khi Dharana
diễn ra Dhyana và Samadhi có thể tiếp bước diễn ra theo.
Tám bước này của Yoga chỉ ra một
con đường khoa học giúp ta đạt được sức khỏe về thể chất, đạo đức, tình cảm và
tâm lý tinh thần. Yoga không kiếm tìm sự thay đổi của từng cá nhân. Đúng hơn nó
cho phép trạng thái tự nhiên của sức khỏe tổng thể và sự kết hợp vào trong mỗi
người chúng ta trở thành hiện thực.
Nghiên cứu khoa học ủng hộ góc
nhìn của Maharishi. Trong khi không có chứng cứ nào gợi ý rằng sự thật, luyện tập
không bạo lực, không ăn cắp, ham học hỏi hoặc từ bỏ của cải sẽ dẫn tới trải
nghiệm bên trong, trong cảnh giới của Yoga rất nhiều nghiên cứu tìm ra rằng những
phẩm chất phát triển một cách tự nhiên thông qua thực hành Thiền Siêu Việt.
Nghiên cứu bao gồm dấu hiệu phát
triển tự phát của Ahimsa (giảm sự hung hăng và sự thù địch) Asteya (giảm thiểu
sự lặp lại) Brahmacharya (tăng trải nghiệm của cấp bậc cao hơn trong ý thức)
Sauca (giảm hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất gây nghiện) Santosa (tăng niềm
hạnh phúc, thỏa mãn với đời sống cá nhân và đời sống xã hội) Tapas (vượt qua giới
hạn) Svadhyaya (vượt qua giới hạn và trải nghiệm của cấp bậc cao hơn trong ý thức)
Ishvara- Pranidhana (sự thỏa mãn tuyệt vời với một mối quan hệ với Thần linh và
tôn giáo; sự phát triển trải nghiệm của ý thức thần linh).
Theo Maharishi 8 nhánh này cùng
nhau kết hợp lại tạo thành hệ thống của Yoga. Ông cảm thấy chúng không phải là
sự mô tả của con đường Yoga nhưng khi kết hợp lại với nhau chúng cung cấp cái
nhìn trực quan về cấu trúc của Yoga. Đây là mô tả của Patanjali về cuộc sống
trong hội nhập, thống nhất cho thấy mối quan hệ giữa cá nhân và vũ trụ là sự kết
nối giữa cá nhân và vũ trụ.
Phân tích của Maharishi mang tới
những quan điểm độc đáo rất khác biệt so với việc luyện tập Astanga Yoga tân thời.
Trong phân tích của mình Maharishi không chối bỏ việc luyện tập Yoga bởi chúng
là những công cụ quan trọng để hỗ trợ cho Yoga cũng như trạng thái cao cấp hơn
của ý thức nhưng ông khẳng định đây không phải chủ đề trong bài trình bày về 8
nhánh Yoga của mình.
Bổ sung cho phân tích này của
Patanjali nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để chứng minh việc trải nghiệm
trạng thái Yoga dẫn tới phát triển chất lượng trong các cuộc thảo luận về
Astanga Yoga của Patanjali. Chúng ta cần học cách nói lên sự thật và hành xử
phi bạo lực.
Ví dụ không cho phép trải nghiệm trạng
thái bên trong của Yoga cũng không duy trì một thái độ lãnh đạm hoặc thờ ơ. Cảnh
giới Yoga bao gồm đỉnh cao trong trạng thái cao hơn của ý thức đòi hỏi các kinh
nghiệm nội tâm của Atman.