-->

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu:
3.1.1. Nhận dạng các yếu tố rủi ro
Sau khi nghiên cứu sách, báo và các luận văn tương tự, 26 yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án xây dựng trường mầm non được đề xuất và xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ. Bảng câu hỏi này được gửi bằng mail đến 5 chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính các dự án xây dựng trường mầm non để hiệu chỉnh lại các yếu tố chính ảnh hưởng đến tài chính dự án. Để chắc chắn câu trả lời của các chuyên gia là chính xác, ngoài gửi mail các chuyên gia sẽ được gọi điện để kiểm chứng xác suất một số câu hỏi đã trả lời và các yếu tố khác mà các chuyên gia đã đề xuất thêm.
Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố rủi ro thật sự ảnh hưởng đến tài chính dự án, bảng câu hỏi hoàn chỉnh được gửi đến 150 chuyên gia đã từng có kinh nghiệm trong các dự án xây dựng trường mầm non hoặc các dự án tương tự để đánh giá về khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro được đề xuất.
3.1.2. Xếp hạng các yếu tố rủi ro
Dựa vào dữ liệu thu thập được, các yếu tố rủi ro sẽ được xếp hạng dựa vào tích số của khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng.
3.1.3. Phân tích rủi ro định tính
Độ tin cậy của thông tin khảo sát sẽ được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha dựa trên hai thang đo: Khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng.
Các yếu tố rủi ro xếp hạng cao sẽ được chọn để phân tích nhân tố khám phá (EFA) để nhóm các yếu tố rủi ro chính vào các nhóm thích hợp.
3.1.4. Phân tích rủi ro định lượng
Thu thập thông tin về số lượng trẻ hiện có tại phường 12 và các phường lân cận, số lượng trẻ hiện đang theo học tại các trường trong phường 12 và các phường lân cận.
Từ các thông tin trên, kết hợp với tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non, các quy định về quy hoạch (mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, số tầng cao...) sẽ xác định được quy mô cần phải đầu tư.
Các nhân tố rủi ro định lượng ảnh hưởng đến tài chính dự án sẽ được chọn từ bảng xếp hạng các nhân tố để phân tích.
Xây dựng tất cả các chi phí và thu nhập dự kiến.
Phân tích hiệu quả tài chính của dự án thông qua chỉ tiêu NPV, IRR trong hai trường hợp: Trường hợp sử dụng mô hình tất định, trường hợp có xét đến yếu tố rủi ro.
3.1.5. Đề xuất các biện pháp ứng phó với rủi ro
Đối với các yếu tố rủi ro định tính, dựa vào bảng xếp hạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án, các biện pháp ứng phó với rủi ro sẽ được đề xuất theo thứ tự giảm dần về tính khả thi và tính hiệu quả.
Đối với các yếu tố rủi ro định lượng, dựa vào biểu đồ xác suất NPV, IRR để đánh giá khả năng gây lỗ của các yếu tố rủi ro là nhiều hay ít, kết hợp với phân tích độ nhạy của các yếu tố rủi ro từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó thích hợp. Các biện pháp cũng được xếp theo thứ tự giảm dần.
3.1.6. Kiểm chứng các đề xuất
Để biết được các đề xuất ứng phó với rủi ro có khả thi hay không. Một bảng khảo sát sẽ được tiến hành thực hiện và gửi đến khoảng 15 chuyên gia để đánh giá về tính khả thi và tính hiệu quả của các đề xuất. Dựa vào kinh nghiệm của mình, các chuyên gia sẽ nhận xét về các đề xuất này. Sau đó các Đề xuất sẽ được xếp hạng lại. Đề xuất xếp hạng cao nhất sẽ là đề xuất có tích số của tính khả thi và hiệu quả là cao nhất.
3.2. Các phương pháp, công cụ nghiên cứu:
Để thuận tiện cho người trả lời khảo sát qua email. Chức năng thiết kế bảng câu hỏi trong google được sử dụng. Kết hợp hợp với phỏng vấn trực tiếp. Sau khi người khảo sát trả lời, kết quả được thu lại và đưa vào phần mềm SPSS để phân tích rủi ro định tính cho các yếu tố rủi ro có ảnh hưởng đến tài chính dự án.
Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, phương pháp chiết khấu dòng tiền được áp dụng. Tất cả các chi phí và các khoản thu của dự án được quy về thời điểm hiện tại, giá trị hiện tại tương đương chính là hiệu số của các khoản thu quy về hiện tại và các khoản chi quy về thời điểm hiện tại, kết hợp với suất sinh lời nội bộ của dự án (IRR). Dự án khả thi là dự án có NPV ³ 0 và IRR ³ MARR. Công cụ hỗ trợ là phần mềm Crystal Ball.
3.3. Thu thập dữ liệu
3.3.1. Quy trình thu thập dữ liệu
Để thuận tiện cho người trả lời khảo sát qua email. Chức năng thiết kế bảng câu hỏi trong google được sử dụng. Sau khi người khảo sát trả lời, kết quả được thu lại và đưa vào phần mềm SPSS để phân tích rủi ro định tính cho các yếu tố rủi ro có ảnh hưởng đến tài chính dự án.

3.3.2.2. Cấu trúc Bảng câu hỏi
- Nguyên tắc xây dựng bảng câu hỏi:
+ Câu từ sử dụng rõ ràng, mỗi câu hỏi chỉ có thể hiểu theo một nghĩa.
+ Cần có phần giải thích, hướng dẫn người trả lời nhằm giúp người trả lời nắm được mục đích của việc khảo sát, hiểu được nội dung các câu hỏi một cách dễ dàng và tiết kiệm được thời gian.
+ Câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp nhằm tránh gây mệt mỏi cho người được khảo sát.
+ Phần câu hỏi về nội dung chính của vấn đề được ưu tiên hỏi đầu, phần thông tin chung được hỏi sau cùng để duy trì sự hưng phấn của người trả lời.
- Bảng câu hỏi sơ bộ:
+ Phần 1: Sử dụng câu hỏi mở (open questions) để nhờ các chuyên gia đề xuất thêm các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính của dự án ngoài các yếu tố đã được đề xuất.
+ Phần 2: Phần thông tin chung: Sử dụng câu hỏi liệt kê (list questions), câu hỏi phân loại (category questions), câu hỏi mở để tìm hiểu về thông tin cá nhân có liên quan đến người được khảo sát.
- Bảng câu hỏi hoàn chỉnh:
+ Phần 1: Phần đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro: Sử dụng câu hỏi mức độ (rating questions) với thang đo mức độ dạng Likert.
+ Phần 2: Phần thông tin chung: Sử dụng câu hỏi liệt kê (list questions), câu hỏi phân loại (category questions), câu hỏi mở để tìm hiểu về thông tin cá nhân có liên quan đến người được khảo sát.
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và số lượng mẫu
Do thời gian và kinh phí có hạn nên phương pháp lấy mẫu được chọn là phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Theo (Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) [22] thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong nghiên cứu. Bảng khảo sát gồm 30 yếu tố rủi ro. Vậy phải cần khoảng 150 mẫu. Các phiếu khảo sát đã được gửi đến các chuyên gia bằng email và gửi trực tiếp cho đến khi nhận được đủ 150 bảng trả lời khảo sát.

3.4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Theo (Hair & ctg, 1998) [25] thì phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm nhung vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung và thông tin của biến ban đầu.
Trong phân tích nhân tố chỉ số Factor Loading (hệ số tải nhân tố) là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố:
+ Nếu cỡ mẫu nghiên cứu khoảng 50 thì hệ số factor loading phải lớn hơn 0,75
+ Nếu cỡ mẫu nghiên cứu khoảng 100 thì hệ số factor loading phải lớn hơn 0,55
+ Nếu cỡ mẫu nghiên cứu trên 350 thì hệ số factor loading phải lớn hơn 0,3
Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc và sẽ bị loại khỏi phân tích nhân tố.
Tổng phương sai trích (total variance explained) cho biết các nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm biến thiên của dữ liệu. Thang đo được chấp nhận khi có tổng phương sai trích ³ 50%.
Bartlett’s test of sphericity: Kiểm định Bartlett là kiểm định xem các biến tham gia vào phân tích nhân tố có mối tương quan với nhau hay không. Nếu các biến không có sự tương quan với nhau thì không nên áp dụng phân tích nhân tố vì các biến tham gia phải phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tố chung.
Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 thích hợp để phân tích nhân tố.
Các bước trong phân tích nhân tố
+ Bước 1: Xác định vấn đề bao gồm: Xác định vấn đề nghiên cứu, lựa chọn các biến tham gia vào phân tích nhân tố và các biến này phải được đo lường một cách thích hợp bằng thang đo định lượng. Cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến.
+ Bước 2: Xây dựng ma trận tương quan: Để áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau. Kiểm định Bartlett được sử dụng để kiểm định giả thuyết Ho là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. Nếu đại lượng này càng lớn thì càng có nhiều khả năng bác bỏ giả thuyết Ho này.
+ Bước 3: Xác định số lượng nhân tố được rút ra. Để tóm tắt các thông tin chứa đựng trong các biến gốc, cần có sự rút ra một số lượng các nhân tố ít hơn số biến. Có 5 phương pháp nhằm xác định số lượng nhân tố: Xác định từ trước, dựa vào eigenvalue, biểu đồ dốc (scree plot), phần trăm biến thiên giải thích được (percentage of variance), chia đôi mẫu, kiểm định mức ý nghĩa.
+ Bước 4: Xoay nhân tố: Mặc dù ma trận nhân tố ban đầu hay ma trận nhân tố không xoay cho thấy được mối liên hệ giữa các nhân tố và từng biến một, nhưng nó ít khi tạo ra các nhân tố có thể giải thích được một cách dễ dàng bởi vì các nhân tố có tương quan với nhiều biến. Vì vậy việc giải thích kết quả khá khó khăn. Thông qua việc xoay các nhân tố, ma trận nhân tố sẽ đơn giản hơn và dễ giải thích hơn. Có nhiều phương pháp xoay khác nhau như:
Orthogonal rotation: Xoay các nhân tố trong đó vẫn giữ nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố.
Varimax procedure: Xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. Chọn phép xoay varimax nếu phương pháp trích chọn là principal components.
Quartimax: Xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số nhân tố có hệ số lớn tại cùng một biến, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các biến.
Equamax: Xoay các nhân tố để đơn giản hoá việc giải thích cả biến lẫn nhân tố.
Oblique (direct oblimin): Xoay các nhân tố mà không giữ nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố (tức là có tương quan giữa các nhân tố với nhau). Phương pháp nên sử dụng khi nào các nhân tố trong tổng thể có khả năng tương quan mạnh với nhau.
+ Bước 5: Đặt tên và giải thích các nhân tố (nhóm các nhân tố). Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệ số (factor loading) lớn ở cùng một nhân tố.
3.4.2.3. Mô phỏng Monte carlo bằng phần mềm Crystal Ball

Nguồn: Luận văn Thạc sĩ (Trần Đình Thanh Tùng, 2011)
- Thiết lập mô hình bảng tính: Được thiết lập trên excel về hiệu quả của dự án thông qua phương trình tính NPV và IRR
- Xác định các biến rủi ro: Sau khi phân tích định tính, các biến rủi ro về định lượng có xếp hạng cao sẽ được chọn đưa vào phân tích. Các biến rủi ro này sẽ là các hàm phân phối xác suất. Để tìm được hàm phân phối xác suất phù hợp với mỗi biến, có thể dùng chức năng Bach Fit trong phần mềm Crystal Ball trong trường hợp có đầy đủ số liệu trong quá khứ, trường hợp còn lại có thể tham khảo các nghiên cứu trước, bài báo hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.
- Xác định biến kết quả: Tuỳ vào mục đích của nghiên cứu mà biến kết quả sẽ khác nhau. Luận văn quan tâm đến vấn đề hiệu quả tài chính và hai biến kết quả được chọn là NPVvà IRR.
- Thiết lập các thông số chạy mô phỏng: Số lần mô phỏng, độ tin cậy...
- Phân tích các kết quả: kết quả sẽ là hàm phân phối xác suất. Cho biết phần trăm dự án đạt hiệu quả ở mức mong muốn là bao nhiêu.
- Tạo các báo cáo: Xuất kết quả theo dạng đồ thị: đồ thị tần suất, đồ thị độ nhạy, đồ thị về xu thế...


+ A1: Dự đoán số lượng trẻ nhập học.
+ A2: Đánh giá tiềm năng đối thủ.
+ A3: Địa điểm xây dựng dự án.
+ B2: Sự chính xác trong thiết kế.
+ B3: Thời gian thiết kế.
+ B5: Năng lực giám sát thi công.
+ B6: Thất thoát trong quá trình xây dựng.
+ B7: Sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các bên tham gia dự án.
- Các nhân tố thuộc nhóm rủi ro trung bình:
+ E3: Nhân sự
- Các nhân tố thuộc nhóm rủi ro cao.
+ C1: Ý thức an toàn lao động trên công trường.
+ C2: Hệ thống bảo đảm an toàn lao động.
+ C3: Đồng phục bảo hộ lao động.
+ D1: Tài chính chủ đầu tư.
+ D2: Chi phí lãi vay.
+ D3: Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư.
+ D4: Lạm phát.
+ E4: Quy trình chất lượng đào tạo của trường.
+ E5: Sự liên kết với các trường cấp trên trong khu vực.
Nhận xét:
- 4 nhân tố xếp hạng đầu tiên là: Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư, lạm phát, chi phí lãi vay, tài chính chủ đầu tư.
- 3 nhân tố xếp hạng cuối là: cấp phép xây dựng, thủ tục hành chính, chính sách.
- 4 nhân tố xếp hạng đầu và 3 nhân tố xếp hạng cuối sẽ được phân tích nguyên nhân trong các Bảng dưới đây:
Bảng 4.7. Bảng phân tích 4 nhân tố xếp hạng đầu
Xếp hạng
Nhân tố
Nguyên nhân
1
Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư (re)
- Hiệu quả tài chính phụ thuộc rất lớn vào lãi suất mong muốn của chủ đầu tư. Nếu lãi suất mong muốn của chủ đầu tư tăng lên thì tính khả thi về tài chính sẽ giảm xuống.
- Đầu tư vào giáo dục mang hai yếu tố: Yếu tố giáo dục và yếu tố kinh doanh. Xuất phát từ tâm lý khi kinh doanh có lời lại muốn đặt mục tiêu lợi nhuận lên cao hơn nữa nhưng không mở rộng về nguồn lực, cơ sở vật chất. Điều này dẫn đến tính khả thi về hiệu quả tài chính sẽ giảm.
- Lãi suất mong muốn của chủ đầu tư còn phụ thuộc vào tình hình tài chính tiền tệ vào thời điểm cập nhật. Vì re không thể thấp hơn lãi suất ngân hàng. Lãi suất ngân hàng tăng thì re cũng phải tăng theo, làm cho tính khả thi về tài chính giảm.
2
Lạm phát
- Tình hình lạm phát từ năm 2001 đến năm 2014 diễn biến khá phức tạp. Năm 2001 lạm phát là 0,8%. Năm 2008 lạm phát cao nhất ở mức 19,89%, năm 2014 lạm phát là 4,09%. Lạm phát biến động dẫn đến lãi suất cho vay cũng biến động. Điều này tác động trực tiếp đến tính khả thi về tài chính.
- Theo PGS.TS. Ngô Trí Long (Ngô Trí Long, 2015) [26] thì lạm phát năm 2014 ở mức thấp chưa phải dấu hiệu đáng mừng. Bởi đó không phải do hiệu quả của việc tăng năng suất lao động. Lạm phát ở mức thấp trong khi thành tựu về kinh tế đạt được còn chưa vững chắc, nợ xấu vẫn còn nhiều, thị trường bất động sản chưa tiến triển...Như vậy là không bền vững.
- Theo TS. Nguyễn Ngọc Tuyến (Nguyễn Ngọc Tuyến, 2014) [27] thì lạm phát thấp chứng tỏ người dân đang thắt lưng buộc bụng, hạn chế tiêu dùng dẫn đến thị trường không hấp dẫn nhà đầu tư, thất nghiệp sẽ tăng lên.

So sánh với một số nghiên cứu khác:
- So với nghiên cứu của (Banaitiene, N, & Banaitis, A, 2012) nghiên cứu các yếu tố rủi ro trong các dự án xây dựng ở Lithuania thì nghiên cứu này có sự tương đồng về nhóm rủi ro an toàn lao động.
- So với nghiên cứu (Syed M. Ahmed, Riaz Ahmad & D. Darshi De Saram, 1999) [28] về Quản lý rủi ro trong lĩnh vực xây dựng ở Hồng Kông thì nghiên cứu có sự tương đồng về nhóm rủi ro tài chính và nhóm rủi ro về an toàn lao động.
- So với nghiên cứu của (Bon-Gang Hwang, Xianbo Zhao & Li Ping Toh, 2013) [29] về Quản lý rủi ro đối với những dự án xây dựng nhỏ ở Singapore thì nghiên cứu có sự tương đồng về nhóm rủi ro tài chính.
- So với nghiên cứu của (Nabil A. Kartam, Saied A. Kartam, 2000) [30] về Quản lý rủi ro trong nền công nghiệp xây dựng ở Kuwaiti thì nghiên cứu có sự tương đồng về nhóm rủi ro tài chính, nhóm rủi ro về an toàn lao động.
Như vậy nhóm rủi ro về tài chính và nhóm rủi ro về an toàn lao động khá tương đồng so với các nghiên cứu tương tự. Nhóm rủi ro còn lại là nhóm rủi ro về năng lực khai thác dự án thì không có trong các nghiên cứu khác. Nhóm rủi ro này là một đặc trưng của nghiên cứu về các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án xây dựng trường mầm non tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bảng 4.12. Phân tích nhóm rủi ro về năng lực khai thác dự án
Nhóm
Các Nhân tố rủi ro
Nguyên nhân
Nhóm rủi ro về năng lực khai thác dự án
Nhân sự
Từ năm 2010 đến 2014, hàng loạt các vụ bạo hành trẻ mầm non diễn ra tại các trường mầm non ngoài công lập. Theo bà Ngô Thị Hợp, Vụ phó Vụ mầm non thì có các nguyên nhân sau (Ngô Thị Hợp, 2014) [31]:
“- Giáo viên chưa được đào tạo nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Chưa nhận thức được hậu quả của những hành vi gây ra với trẻ.
- Khâu tuyển dụng giáo viên không đúng với quy định của ngành.
Một số địa phương còn dễ dãi cấp phép hoạt động cho các cơ sở giáo dục mầm non tư thục chưa đủ điều kiện.”
Sự liên kết với các trường cấp trên trong khu vực
- Chưa có một cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu thực sự sâu sắc của nhà nước về sự thống nhất giữa chương trình dạy học mầm non và chương trình dạy học cấp I.
- Chưa có sự phối hợp tốt giữa lãnh đạo nhà trường với Sở giáo dục, Bộ giáo dục để đề xuất những vướng mắc, bất cập trong chương trình đào tạo.
- Sự quá tải học sinh dẫn đến chất lượng đào tạo cũng chưa thực sự được quan tâm, chú trọng và chưa hướng đến sự đổi mới, cải cách trong giáo dục mầm non, lứa tuổi quyết định sự hình thành nhân cách, trí tuệ của con người. (Bích Thanh, 2014) [32]
Quy trình đào tạo chất lượng của trường

Như vậy các biến rủi ro ảnh hưởng đến tài chính của dự án bao gồm:
+ Nhóm rủi ro về Tài chính, gồm các yếu tố: Tài chính chủ đầu tư, Chi phí lãi vay, lạm phát, lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư.
+ Nhóm rủi ro về năng lực khai thác dự án, gồm các yếu tố: Nhân sự, Sự liên kết với các trường cấp trên trong khu vực, Quy trình chất lượng đào tạo của trường.
4.2.1.2. Địa hình - địa chất (Trang web Bộ kế hoạch đầu tư)[33]
“Địa hình toàn vùng phần đất liền có xu hướng dốc ra biển. Tuy nhiên ở sát biển vẫn có một số núi cao. Núi có độ cao lớn nhất chỉ khoảng 500m. Phần đất liền (chiếm 96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao nguyên Di Linh.
Với diện tích 197.514 ha, chia thành 4 loại: Đất rất tốt là loại đất có độ phi rất cao, chiếm 19,60% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa và đất xám; đất tốt chiếm 26,40%; đất trung bình chiếm 14,4%; còn lại 39,60% là đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn.”
4.2.1.3. Khí hậu (Trang web Bộ kế hoạch đầu tư) [34]
“Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC, tháng thấp nhất khoảng 24,8oC, tháng cao nhất khoảng 28,6oC. số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.”
4.2.1.4. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án
- Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất bằng chưa sử dụng tổng diện tích 1600 m2, một mặt giáp với đường Nguyễn Gia Thiều - đường trải nhựa, rộng 8m, một mặt giáp với Quốc lộ Võ Nguyên Giáp.
- Cấp thoát nước
Hệ thống cấp-thoát nước đã có sẵn.
4.2.1.5. Quy mô dự kiến
Theo số liệu của tổng cục thống kê và báo cáo sơ kết năm học 2013-2014 cấp học mầm non của cơ sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì số lượng trẻ tại phường 12 là khoảng 828 em. Trong đó số lượng trẻ chưa đến trường vào khoảng 327 em.
Quy mô dự kiến: 200 em học sinh.
Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non quy định không nên xây dựng quá 3 tầng. Vậy công trình dự kiến sẽ xây dựng 3 tầng đầu dành cho các lớp học và 2 tầng trên dùng cho khối phòng phục vụ đào tạo.
Theo tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non, diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu là 8m2/trẻ. Vậy diện tích sử dụng đất tối thiểu phải là 1600m2.
Trong đó: Diện tích xây dựng công trình: 610m2 (chiếm 38,1%)
Diện tích sân vườn, cây xanh: 670m2 (chiếm 41,9% )
Diện tích giao thông nội bộ: 320m2 (chiếm 20%)
Diện tích xây dựng công trình bao gồm:
Phòng sinh hoạt chung: 3 phòng, mỗi phòng 100m2, nằm ở 3 tầng đầu, mỗi tầng một phòng.
Phòng ngủ: 8 phòng, mỗi phòng 30m2, 4 phòng thuộc tầng hai, 4 phòng thuộc tầng ba.
Phòng vệ sinh: 6 phòng, mỗi phòng 15m2, 2 phòng đặt ở tầng trệt, 2 phòng đặt ở tầng hai, 2 phòng đặt ở tầng 3.
Hiên chơi: 100m2, đặt ở tầng trệt.
Phòng y tế: 20m2, đặt ở tầng trệt.
Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: 18 phòng, mỗi phòng 60m2, 6 phòng đặt ở tầng trệt, 6 phòng đặt ở tầng hai, 6 phòng đặt ở tầng 3.
Các phòng khác được bố trí trên hai tầng còn lại của công trình.
4.2.1.6. Vòng đời và Nguồn vốn
Dự án này chưa được triển khai và thuộc bước đánh giá tính khả thi của dự án. Dự án được giả định với các thông số như sau:
Vòng đời dự án: 20 năm
Vốn đi vay: 5.000.000.000 đồng. Vay ngân hàng với lãi suất 8%/năm. Trả nợ trong vòng 10 năm.
4.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính chưa xét đến yếu tố rủi ro
4.2.2.1. Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng được tính theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình (kèm theo quyết định số 634/QĐ-BXD ban hành ngày 09/06/2014 của Bộ Xây dựng)
Bảng 4.15. Chi phí xây dựng
Đơn vị: Đồng
Quy mô (học sinh)
Chi phí XD/1 em học sinh
Tổng chi phí
200
41.360.000
8.272.000.000

4.2.2.3. Tổng mức đầu tư
Bảng 4.16. Tổng mức đầu tư
Đơn vị: Triệu đồng
STT
KHOẢN MỤC
Chi phí (chưa VAT)
VAT
Chi phí có VAT
1
Chi phí xây dựng
8272
827,2
9099,2
2
Chi phí thiết bị
743
74,3
817,3
3
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng




Chi phí thẩm tra dự toán công trình
16,544
1,6544
18,1984

Chi phí giám sát thi công xây dựng
217,38816
21,73882
239,127

Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị
5,01525
0,501525
5,516775
4
Chi phí dự phòng do khối lượng phát sinh
462,697
46,27
508,97

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
9716,65
971,66
10688,31

4.2.2.4. Lãi vay và trả nợ vay
Bảng 4.17. Lãi vay và trả nợ vay
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Khoản mục
2015
2016
2017
2018
2019
1
Nợ đầu kỳ

5000
4654,85
4282,09
3879,51
2
Lãi vay trong kỳ

400
372,388
342,567
310,361
3
Trả nợ

745,147
745,147
745,147
745,147

Trả lãi

400
372,388
342,567
310,361

Trả vốn gốc

345,147
372,759
402,58
434,786
4
Vay thêm trong kỳ

0
0
0
0
5
Nợ cuối kỳ
5000
4654,85
4282,09
3879,51
3444,73

STT
Khoản mục
2020
2021
2022
2023
2024
2025
1
Nợ đầu kỳ
3444,7
2975,2
2468
1920
1329
689,95
2
Lãi vay trong kỳ
275,58
238,01
197,44
153,6
106,3
55,196
3
Trả nợ
745,15
745,15
745,15
745,1
745,1
745,15

Trả lãi
275,58
238,01
197,44
153,6
106,3
55,196

Trả vốn gốc
469,57
507,13
547,71
591,5
638,8
689,95
4
Vav thêm trong kỳ
0
0
0
0
0
0
5
Nợ cuối kỳ
2975,2
2468
1920,3
1329
690
0

4.2.2.8. Lịch đầu tư
Theo kế hoạch dự kiến thì dự án xây dựng trong vòng 4 quý, bắt đầu từ quý I năm 2015 đến quý 4 năm 2015
Bảng 4.23. Lịch phân bổ vốn đầu tư
Đơn vị tính: Triệu đồng
Quý
Quý I
Ouý II
Quý III
Quý IV
Phân theo %
25%
25%
25%
25%
Phân theo vốn đầu tư
2672,077
2672,077
2672,077
2672,077

4.2.2.9. Lịch khấu hao tài sản cố định
Phương pháp khấu hao sử dụng là phương pháp khấu hao đều.
Bảng 4.24. Lịch khấu hao tài sản
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Khảo mục tính
2015
2016
2017
2018
2019
2020
1
Chi phí xây dựng







Giá trị đầu kỳ

9099,2
8644,2
8189,28
7734,3
7279,4

Mức khấu hao

454,96
454,96
454,96
454,96
454,96

Giá trị cuối năm
9099,2
8644,24
8189,3
7734,32
7279,4
6824,4
2
Chi phí thiết bị







Giá trị đầu kỳ

817,3
776,44
735,57
694,71
653,84

Mức khấu hao

40,865
40,865
40,865
40,865
40,865

Giá trị cuối năm
817,3
776,435
735,57
694,705
653,84
612,98
3
Tổng mức khấu hao

495,825
495,83
495,825
495,83
495,83

4.2.2.10. Báo cáo thu nhập dự án
Bảng 4.25. Báo cáo thu nhập dự án
STT
Khảo mục tính
2015
2016
2017
1
Doanh thu




Thu đầu năm

360.000.000
360.000.000

Thu học phí

6.691.200.000
6.691.200.000

Tổng doanh thu

7.051.200.000
7.051.200.000
2
Chi phí




Chi phí nhân công

2.868.000.000
2.868.000.000

Chi phí thực phẩm và nhu yếu phẩm

2.628.240.000
2.628.240.000

Chi phí điện nước

70.512.000
70.512.000

Chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ

24.519.000
24.519.000

Chi phí khấu hao

495.825.000
495.825.000

Chi phí thuê đất

120.000.000
120.000.000

Chi phí lãi vay

745.147.443
745.147.443

Chi phí khác

70.512.000
70.512.000
3
Tổng chi phí

7.022.755.443
7.022.755.443

Lợi nhuận trước thuế

28.444.557
28.444.557

4.2.2.12. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư (quan điểm chủ sở hữu)
Bảng 4.27. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ sở hữu
STT
Khảo mục tính
2015
2016
2017
1
Ngân lưu ròng
-10.688.309.259
1.269.417.000
1.269.417.000
2
Ngân lưu vay và trả nợ vay
5.000.000.000
-745.147.443
-745.147.443
3
Ngân lưu vốn chủ sở hữu
-5.688.309.259
524.269.557
524.269.557

STT
Khảo mục tính
2018
2019
2020
1
Ngân lưu ròng
1.269.417.000
1.269.417.000
1.269.417.000
2
Ngân lưu vay và trả nợ vay
-745.147.443
-745.147.443
-745.147.443
3
Ngân lưu vốn chủ sở hữu
524.269.557
524.269.557
524.269.557

STT
Khảo mục tính
2021
2022
2023
1
Ngân lưu ròng
1.269.417.000
1.269.417.000
1.269.417.000
2
Ngân lưu vay và trả nợ vay
-745.147.443
-745.147.443
-745.147.443
3
Ngân lưu vốn chủ sở hữu
524.269.557
524.269.557
524.269.557

STT
Khảo mục tính
2024
2025
2026
1
Ngân lưu ròng
1.269.417.000
1.269.417.000
1.269.417.000
2
Ngân lưu vay và trả nợ vay
-745.147.443
-745.147.443
-
3
Ngân lưu vốn chủ sở hữu
524.269.557
524.269.557
1.269.417.000

STT
Khảo mục tính
2027
2028
2029
1
Ngân lưu ròng
1.269.417.000
1.269.417.000
1.269.417.000
2
Ngân lưu vay và trả nợ vay
-
-
-
3
Ngân lưu vốn chủ sở hữu
1.269.417.000
1.269.417.000
1.269.417.000

STT
Khảo mục tính
2030
2031
2032
1
Ngân lưu ròng
1.269.417.000
1.269.417.000
1.269.417.000
2
Ngân lưu vay và trả nợ vay
-
-
-
3
Ngân lưu vốn chủ sở hữu
1.269.417.000
1.269.417.000
1.269.417.000

STT
Khảo mục tính
2030
2031
2032
1
Ngân lưu ròng
1.269.417.000
1.269.417.000
1.269.417.000
2
Ngân lưu vay và trả nợ vay
-
-
-
3
Ngân lưu vốn chủ sở hữu
1.269.417.000
1.269.417.000
1.269.417.000

Bảng 4.39. Các thông số Phân phối IRR’-RE
Thông số
Giá trị
Statistic (trị thống kê)
Phân phối Gamma
Trials (Số lần mô phỏng)
5000
Base Case (Giá trị cơ bản)
16%
Mean (trung bình)
25%
Median (trung vị)
24%
Mode (Giá trị tập trung nhiều nhất)
---
Standard Deviation (độ lệch chuẩn)
15%
Variance (Phương sai)
2%
Skewness (độ lệch)
0.6832
Kurtosis (mức độ tập trung)
3.58
Coeff. of Variability (hệ sô biến thiên)
0.5712
Minimum (Giá trị nhỏ nhất)
-8%
Maximum (Giá trị lớn nhất)
94%
Mean Std. Error (Sai số chuẩn trung bình)
0%
         
- Biểu đồ cho thấy xác suất để tỷ suất sinh lợi của dự án lớn hơn lãi suất mong muốn của chủ đầu tư là 98,61%. Đây cũng là một xác suất mang tính khả quan khá cao.
- Như vậy dự án có xác suất để NPV > 0 và IRR > RE là khoảng 98,61% nên dự án là đáng giá đầu tư.
- Qua phần phân tích hiệu quả tài chính có xét đến yếu tố rủi ro có thể thấy rằng: Dự án tuy có các yếu tố rủi ro định lượng bao gồm: Lạm phát, chi phí lãi vay, tài chính chủ đầu tư và lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư, số trẻ nhập học. Tuy nhiên các yếu tố rủi ro này vẫn không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tài chính của dự án. Xác suất để dự án đáng giá luôn đạt mức cao.
Bảng 4.40. Bảng so sánh hiệu quả tài chính theo 2 quan điểm
Chỉ tiêu
Quan điểm tổng đầu tư
Quan điểm chủ đầu tư
NPV
- Xác suất NPV > 0 là 95,03%
- Trung bình = 9,3 tỷ
- Độ lệch chuẩn = 6,7 tỷ
- Xác suất NPV’ > 0 là 98,83%
- Trung bình = 12,4 tỷ
- Độ lệch chuẩn = 7,2 tỷ
IRR
- Xác suất IRR-WACC > 0 là 95,33%
- Trung bình IRR>WACC là 13%
- Độ lệch chuẩn là 8%
- Xác suất IRR-RE> 0 là 98,61%
- Trung bình IRR > RE là 25%
- Độ lệch chuẩn là 15%
         
- Xác suất để dự án đáng giá đầu tư theo quan điểm của chủ đầu tư luôn lớn hơn quan điểm tổng đầu tư về cả hai chỉ tiêu NPV và IRR do có sự khác biệt về cách tính toán. Theo quan điểm tổng đầu tư thì ngân lưu dự án sẽ không bao gồm ngân lưu vay và trả nợ vay, suất triết khấu dùng trong trường hợp này là đại lượng WACC. Còn theo quan điểm của chủ đầu tư thì ngân lưu của dự án sẽ bao gồm ngân lưu vay và trả nợ vay, suất chiết khấu tính trong trường hợp này chính là lãi suất mong muốn của chủ đầu tư.
- Nhưng nhìn chung, dù tính theo quan điểm nào thì xác suất để dự án đáng giá là khá lớn.


CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
- Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng trong sự hình thành tính cách, tài năng của trẻ. Quyết định nhiều đến nhận thức, định hướng và tương lai của trẻ. Một môi trường giáo dục mầm non tốt sẽ phát hiện ra năng khiếu riêng của từng trẻ và có hướng đào tạo thích hợp, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh của trẻ để tiếp tục phát triển năng khiếu đó. Sự nghiệp đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ đây, đổi mới từ gốc thì về lâu dài mới đạt được thành tựu về giáo dục. Hiện tại các trường mầm non tư thục còn thiếu nhiều so với nhu cầu của xã hội, chính vì vậy khi đầu tư vào lĩnh vực này cũng là một hướng đi mới để các cá nhân và tổ chức nên quan tâm.
- Nghiên cứu đã nhận dạng và xếp hạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính của dự án. Các yếu tố rủi ro này được chia làm 3 nhóm rủi ro chính: Nhóm rủi ro về tài chính, nhóm rủi ro về năng lực khai thác dự án và nhóm rủi ro về an toàn lao động.
- Ngoài ra các nhân tố rủi ro định lượng được đưa vào mô phỏng Monte Carlo để tìm ra các hàm phân phối thích hợp cho từng yếu tố rủi ro và xem xét các yếu tố rủi ro này ảnh hưởng như thế nào đến ngân lưu dự án và hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả mô phỏng được thể hiện thông qua biểu đồ tần suất và Bảng các giá trị thống kê mô tả về NPV, IRR - WACC, NPV’ và IRR-RE. Kết quả mô phỏng cho thấy xác suất để dự án đáng giá là khá cao. Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy yếu tố rủi ro về số trẻ nhập học đầu năm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tài chính dự án, lạm phát gần như không ảnh hưởng. Trong khi đó yếu tố rủi ro về năng lực khai thác dự án và yếu tố rủi ro về an toàn lao động ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả tài chính của dự án.
- Bên cạnh đó nghiên cứu đưa ra 17 đề xuất ứng phó với các yếu tố rủi ro để chủ đầu tư tham khảo. Đồng thời các đề xuất này được kiểm chứng và xếp hạng bởi 15 chuyên gia làm việc trong lĩnh vực giáo dục đối với các yếu tố rủi ro thuộc nhóm năng lực khai thác dự án và 15 chuyên gia đang làm việc trong các Ban quản lý dự án đối với các yếu tố rủi ro thuộc hai nhóm còn lại. Đề xuất 6; 8 được xếp hạng nhất và nhì, đề xuất 4; 5 được xếp hạng cuối 16 và 17. Bốn đề xuất này được phân tích nguyên nhân vị trí xếp hạng. Mục đích của việc xếp hạng các đề xuất là để chủ đầu tư tham khảo thứ tự ưu tiên cho việc thực hiện các đề xuất. Bởi việc quyết định thực hiện các đề xuất cũng đòi hỏi chủ đầu tư phải bỏ thêm kinh phí. Riêng đối với vấn đề vốn của chủ sở hữu, nghiên cứu cũng đã tính toán về số tiền vay và hiệu quả tài chính tương ứng với từng mức vay vốn, từ đó chủ đầu tư có thể cân nhắc về tỉ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu.
6.2. Kiến nghị
6.1. Những hạn chế của nghiên cứu
Do thời gian thực hiện và kinh phí có hạn nên nghiên cứu còn một số hạn chế như sau:
- Chưa nhận diện được hết các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính của dự án. Kết quả phân tích EFA cho thấy 3 nhân tố đầu tiên giải thích được 61,7% biến thiên của biến phụ thuộc. Như vậy vẫn còn các yếu tố rủi ro khác sẽ giải thích được 39,3% còn lại.
- Kết quả khảo sát sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu phương pháp lấy mẫu là ngẫu nhiên xác suất. Nhưng việc thực hiện lấy mẫu theo phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian và kinh phí. Nên việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, điều này cũng gây ảnh hưởng đến kết quả khảo sát.
- Yếu tổ rủi ro: “lãi suất mong muốn của chủ đầu tư thay đổi” được giả định là hàm phân phối xác suất dạng Triangular dựa trên các nghiên cứu tương tự, mà chưa dựa vào kết quả khảo sát thực tế cũng là một hạn chế ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu.
6.1. Hướng nghiên cứu tiếp theo
- Nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chưa thực hiện được trên các tỉnh thành khác trong cả nước. Đây sẽ là một hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Nghiên cứu chỉ đa phần tập trung về khía cạnh tài chính, chưa phân tích nhiều về khía cạnh kinh tế xã hội, chưa nghiên cứu đến các chiến thuật Marketing, phát triển thêm các dịch vụ phụ trợ như đưa đón trẻ, các gian hàng phục vụ đồ ăn và nước uống cho phụ huynh khi chờ đón con. Do đó nghiên cứu tiếp theo nên giải quyết được thêm các vấn đề nêu trên.
- Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra các đề xuất, kiểm chứng các đề xuất mà chưa đi sâu vào tìm hiểu để thực hiện từng đề xuất thì cần phải tốn kinh phí cụ thể khoảng bao nhiêu, thời gian và các bước thực hiện cụ thể cho từng đề xuất. Thực hiện được điều này cũng sẽ là một hướng đi mới và hữu ích.

BÌNH LUẬN ()