-->

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành qua hai giai đoạn là: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến quan sát.
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức: thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách phỏng vấn trực tiếp hay qua email hoặc online bằng bảng câu hỏi được soạn sẵn. Sau khi thu thập thông tin từ bảng câu hỏi khảo sát thì tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Dựa trên kết quả của hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy bội và kiểm định sự phù hợp của mô hình sau đó đưa ra kết luận và đề xuất kiến nghị đối với ngân hàng.
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là phương pháp sử dụng trong thiết kế nghiên cứu khám phá. Trong đề tài này, mục đích của nghiên cứu định tính là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đồng thời xây dựng thang đo phù hợp với đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách thảo luận nhóm theo một nội dung đã được chuẩn bị trước.
Tiến hành thảo luận nhóm với 10 nhân viên là đồng nghiệp của tác giả hiện đang công tác tại Agribank Phước Kiển.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ này là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi để đưa vào nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi trước khi phát ra sẽ được tham khảo qua ý kiến của chuyên gia.
Về cơ bản các ý kiến nhất trí với những nội dung dự kiến. Trong đó ý kiến nhiều người quan tâm nhất là vấn đề lương bổng và các chính sách đãi ngộ khác. Họ quan tâm đến các phúc lợi mà họ được hưởng khi làm việc tại ngân hàng như: đóng bảo hiểm xã hội, được khám bệnh định kỳ hàng năm, các chế độ khi đi công tác...bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến quan tâm đến môi trường làm việc và đưa ra sự so sánh với các ngân hàng khác.
Nhiều ý kiến cho rằng việc nhà lãnh đạo đánh giá một cách đầy đủ những công việc đã làm được của nhân viên sẽ đóng vai trò như một sự động viên, khích lệ kịp thời, tạo cho nhân viên có được niềm tin, động lực hoàn thành tốt hơn công việc được giao.
Ngoài ra, còn nhiều ý kiến cho rằng làm việc ở bộ phận khác nhau thì sự hài lòng cũng khác nhau.

3.3. Thiết kế thang đo
Dựa vào thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước và sau khi tiến hành thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo cho phù hợp, các yếu tố của thang đo được đưa vào trong nghiên cứu cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Thang đo các thành phần và mã hoá thang đo
STT
Các thang đo
Mã hóa
I
Tiền lương

1
Tiền lương cơ bản phù hợp với tính chất công việc
TL1
2
Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc của bạn
TL2
3
Bạn yên tâm làm việc với mức lương hiện tại
TL3
4
Các khoản phụ cấp hợp lý
TL4
5
Chính sách lương, thưởng công bằng và thỏa đáng
TL5
II
Bản chất công việc

6
Công việc phù hợp với năng lực cá nhân của bạn
CV1
7
Công việc của bạn thú vị
CV2
8
Công việc của bạn có nhiều thách thức
CV3
9
Có sự phân chia công việc hợp lý
CV4
III
Cơ hội đào tạo và thăng tiến

10
Bạn được đào tạo đầy đủ kĩ năng nghiệp vụ để thực hiện công việc
TT1
11
Sau khi được đào tạo, kỹ năng làm việc của bạn được nâng cao hơn
TT2
12
Ngân hàng tạo nhiều cơ hội để phát triển cá nhân
TT3
13
Bạn có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại ngân hàng
TT4
14
Bạn hiểu rõ các chính sách thăng tiến của ngân hàng
TT5
IV
Lãnh đạo

15
Bạn được lãnh đạo coi trọng tài năng và sự tin tưởng trong công việc
LD1
16
Bạn được lãnh đạo đối xử công bằng, không phân biệt
LD2
17
Lãnh đạo của bạn luôn lắng nghe ý kiến và suy nghĩ của nhân viên
LD3
18
Bạn thường nhận được nhiều sự hỗ trợ của lãnh đạo
LD4
19
Lãnh đạo của bạn có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành
LD5
V
Điều kiện làm việc

20
Bạn được cung cấp đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ cho công việc của bạn
DK1
21
Môi trường làm việc của bạn sạch sẽ, thoáng mát.
DK2
22
Bạn cảm thấy an toàn và thoải mái khi làm việc
DK3
23
Áp lực công việc không quá cao
DK4
24
Công việc của bạn không đòi hỏi làm việc ngoài giờ
DK5
VI
Đồng nghiệp

25
Đồng nghiệp của bạn thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau
DN1
26
Đồng nghiệp của bạn luôn vui vẻ, thoải mái, dễ chịu.
DN2
27
Bạn và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt.
DN3
VII
Phúc lợi

28
Ngân hàng có chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tốt.
PL1
29
Bạn hài lòng với chính sách phúc lợi tại ngân hàng
PL2
30
Các phúc lợi mà bạn nhận được không thua kém các ngân hàng khác
PL3
VIII
Sự hài lòng của nhân viên đối với ngân hàng

31
Bạn hài lòng khi làm việc tại ngân hàng
HL1
32
Bạn cảm thấy tự hào khi làm việc tại ngân hàng
HL2
33
Bạn giới thiệu với người khác đây là nơi tốt nhất để làm việc
HL3

Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm, với sự lựa chọn từ 1 đến 5 như sau:
1. Rất không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Tạm đồng ý
4. Đồng ý
5. Rất đồng ý
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi
Sau khi hoàn tất việc xây dựng các thang đo phù hợp với nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên Agribank Phước Kiển, ta tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm mục đích thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi được thiết kế để dùng cho việc phỏng vấn trực tiếp trả lời trên giấy, trả lời qua email hoặc online bằng cách chọn vào các ô trả lời đã được thiết kế sẵn, giúp việc trả lời của người được khảo sát được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Bảng câu hỏi chính thức được sử dụng trong nghiên cứu định lượng gồm 2 phần:
3.4.1. Thông tin các phát biểu của người được khảo sát
Được thiết kế để thu thập sự đánh giá của nhân viên đối với các nhân tố tác động đến sự hài lòng. Các nhân tố bao gồm: tiền lương, bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, điều kiện làm việc, đồng nghiệp, phúc lợi, sự hài lòng của nhân viên. Để đo lường 8 nhân tố nêu trên, 33 biến quan sát có liên quan được đưa vào bảng câu hỏi khảo sát. Để đo lường các biến này, ta sử dụng thang đo Likert 5 mức từ: “1- Hoàn toàn không đồng ý” đến “5- Hoàn toàn đồng ý”.
3.4.2. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân nhằm mục đích phân loại, sàng lọc đối tượng khảo sát để phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát của đề tài. Phần này ghi nhận các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí công tác, thâm niên công tác.
3.5. Nghiên cứu định lượng
3.5.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
Trong nghiên cứu này, mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Những người tham gia khảo sát là các nhân viên hiện đang làm việc tại Agribank Phước Kiển. Dữ liệu được thu thập thông qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp, trả lời qua email hoặc online.
Đối với phân tích nhân tố (EFA) thì số quan sát (cỡ mẫu) tối thiểu phải bằng 5 lần tổng số biến quan sát (Hair và cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu trên có 33 biến quan sát, do đó tối thiểu cần mẫu N = 5 x 33= 165. số lượng mẫu trong nghiên cứu chính thức được chọn là 238.
3.5.2. Một số phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu
Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức với phương pháp thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã hoá và làm sạch dữ liệu, sẽ trải qua các bước sau:
- Đánh giá độ tin cậy các thang đo: Độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại bỏ nếu hệ số tương quan biến - tổng (Coưected item - total correlation) nhỏ hơn 0.3 và thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy nếu hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị phân biệt của các biến thành phần. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. Thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50 và chỉ số Eigenvalue có giá trị lớn hơn hoặc bằng 1. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Để đạt được độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các factor loading phải lớn hơn hoặc bằng 0.3
- Sau khi tiến hành phân tích Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) ta tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết. Phân tích tương quan hồi quy nhằm khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến biến phụ thuộc.
Phương trình hồi quy có dạng:
Y= b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc (Sự hài lòng của nhân viên)
Các biến độc lập:
X1: Tiền lương
X2: Bản chất công việc
X3: Cơ hội đào tạo và thăng tiến
X4: Lãnh đạo
X5: Điều kiện làm việc
X6: Đồng nghiệp
X7: Phúc lợi
- Kiểm định T-test (Independent Sample T-test) và phân tích ANOVA (Analysis of variance) để kiểm định giả thuyết, có hay không sự khác nhau về sự hài lòng trong công việc theo các đặc điểm cá nhân.
Tóm tắt:
Chuông này trình bày các nội dung về phương pháp nghiên cứu bao gồm: xây dựng quy trình nghiên cứu, nghiên cứu định tính (thảo luận theo một nội dung đã chuẩn bị trước, nội dung sẽ được ghi nhận và làm cơ sở để điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến), thiết kế thang đo, thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu và nghiên cứu định lượng (thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi, dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS).

BÌNH LUẬN ()