GIỚI THIỆU YOGA
Niềm tin mang tính khoa học
LỜI GIỚI THIỆU
“Yoga không phải là câu chuyện thần thoại nào đó bi lãng quên. Yoga chính
là di sản đáng quý nhất còn hiện hữu. Yoga là nhu cầu bức thiết của ngày hôm
nay và là cả một nền văn hóa trong tương lai”
Swami Satyananda Saraswati
(Người tiên phong trong Yoga và triết học Vệ
Đà)
Ø Yoga là môn khoa học về
lối sống và cách thức đưa lối sống đúng đắn vào cuộc sống thường ngày. Yoga tác
động tới mọi khía cạnh của con người: Thể
chất, tinh thần, cảm xúc, tâm tình.
Ø Yoga bắt nguồn từ tiếng
Sanskrit (từ Yui) nghĩa là thống nhất hay hợp nhất hòa làm một. “Sự hợp nhất” hiểu trên góc độ tinh thần
chính là sự hợp nhất giữa nhận thức của cá nhân và nhận thức của vũ trụ. Trên
phương diện thực tiễn, Yoga là công cụ tạo nên sự cân bằng và hài hòa giữa cơ
thể, tâm trí và cảm xúc. Điều này được tạo nên thông qua việc thực hành các bài
tập: Asana, Pranayama, Mudra, Bandha,
Shatkarma và Thiền định, cần phải hoàn thiện việc luyện tập trước khi quá
trình hợp nhất diễn ra ở thực tại cao hơn.
Ø Môn khoa học Yoga trước
tiên tác động tới thể chất. Đối với đại đa số người tập cấp độ thể chất chính
là cấp độ bắt đầu có ý nghĩa thực tiễn nhất. Trong trường hợp thể chất mất cân
bằng thì các cơ quan, hệ cơ và hệ thần kinh sẽ không còn hoạt động hòa hợp dẫn
tới tác động tiêu cực lẫn nhau. Ví dụ hệ nội tiết hoạt động thất thường hay suy
giảm hệ thần kinh đến mức có thể sinh bệnh. Mục đích của Yoga là gắn kết các bộ
phận có chức năng riêng biệt trong cơ thể giúp chúng hoạt động hài hòa tạo nên hiệu
quả hoạt động trong toàn bộ cơ thể.
Ø Bắt đầu từ cấp độ thể
chất, Yoga đồng thời tác động tới tinh thần và xúc cảm. Trong cuộc sống hiện đại
con người thường gặp phải những cảm giác sợ hãi, rối loạn thần kinh như một hệ quá
của stress và những tác động từ cuộc sống hàng ngày. Yoga không thực sự có ý
nghĩa chữa trị bệnh tật mà thực chất Yoga cung cấp cho ta những phương thức và
công cụ đã được kiểm chứng nhằm đối phó với bệnh tật.
Ø Swami Sivananda đã định nghĩa Yoga chính là “...Sự hòa hợp và hài hòa giữa tư tưởng, ngôn ngữ và hành động - cũng
là sự hài hòa giữa khối óc, con tim và đôi tay”. Thông qua Yoga nhận thức phát
triển như một kết quá của mối quan hệ tương tác giữa cảm xúc, tinh thần và thể
chất.
Ø Dần dà nhận thức này gợi
mở cho ta những kiến thức về những không gian tồn tại bí ẩn xung quanh.
Ø Yoga bao gồm rất nhiều
nhánh như: Raja, Hatha, Jnana, Karma,
Bkakti, Mantra, Kundalini và Laya. Mỗi nhánh lại có những tài liệu ghi chép
vô cùng chi tiết. Mỗi cá nhân có thể tìm kiếm và chọn ra nhánh phù hợp với nhu
cầu và đặc điểm của bản thân. Trong nửa thế kỷ trở lại đây Hatha Yoga trở thành loại hình Yoga phổ biến nhất trong hệ thống
Yoga. Những khái niệm cấu thành nên Yoga vô cùng lớn và đang được truyền bá rộng
rãi. Theo những tài liệu cổ, Hatha Yoga
ban đầu chỉ bao gồm Shatkarmas (bài tập thanh lọc cơ thể). Thế nhưng ngày nay
Hatha Yoga bao hàm cả những loại hình luyện tập khác như: Asana, Pranayama, Mudra và Bandha.
LỊCH SỬ YOGA
Ø Yoga mà chúng ta biết
tới ngày nay được phát triển như một phần của nền văn minh Tantra Ấn Độ 10 ngàn năm trước. Tại thung lũng Indus (Pakistan ngày
nay) các nhà khảo cổ học đã tìm được rất nhiều bức tượng có tạo hình tương đồng
với thần Shiva và Parvati đang thực hiện các tư thế Asana
và Thiền định. Đây là những tàn tích còn lại chứng minh sự phồn thịnh của nền văn
minh tiền Vệ Đà (trước cả nền văn minh cổ Aryan) tại tiểu lục địa Ấn Độ. Theo
những quan niệm truyền thống mang hơi hướng thần thoại thần Shiva chính là vị thần khai sinh ra
Yoga và cũng là người thầy của Parvati
(cũng là một vị thần trong thần thoại Ấn Độ).
Ø Thần Shiva từ ngàn xưa đã được coi như biểu
tượng của nhận thức vĩ đại. Trong khi đó thần Parvati là biểu tượng của kiến thức, ý chí, hành động và sự sáng tạo.
Những nguồn lực này được gọi là Kundalini
Shakti_nguồn năng lượng từ vũ trụ ẩn sâu bên trong mỗi sinh thể sống. Parvati được xem như người mẹ của toàn
vũ tại. Mỗi linh hồn đơn lẻ đều gắn với một cái tên và hình hài nhất định được
giải phóng khỏi sự giới hạn tiến tới hợp nhất với nhận thức vĩ đại dưới lòng
nhân từ của bà. Bằng sự thương yêu và lòng trắc ẩn người mẹ vĩ đại đã truyền lại
cho những đứa con kiến thức về tự do (Tantra).
Những kỹ năng trong Yoga ngày nay bắt nguồn từ chính Tantra. Hai ý niệm này luôn song hành giống như việc thần Shiva không thể tách rời Shakti_nguồn năng lượng của mình.
Ø Tantra được cấu tạo từ 2 từ riêng biệt: “Tanoti” và “Trayati”
nghĩa là “Mở rộng” và “Giải phóng”. Tantra
được hiểu như bộ môn khoa học mở rộng hiểu biết và giải phóng năng lượng. Tantra là con đường tiến tới tự do giải
phóng ta khỏi những giới hạn của cuộc sống, ở cấp độ đầu tiên của Tantra ta được học về giới hạn và khả
năng của tâm trí và cơ thể. Ở cấp độ tiếp theo Tantra mang lại cho ta kỹ năng mở rộng nhận thức và giải phóng năng
lượng. Nhờ đó ta phá vỡ được những giới hạn đạt được trải nghiệm thực tế cao
hơn.
Ø Yoga khởi thủy từ thời
kỳ văn minh sơ khai khi con người bắt đầu nhận thức được năng lực tinh thần và
phát triển năng lực ấy. Dần dần Yoga được phát triển bởi những nhà Hiền triết
trên khắp thế giới. Cũng chính vì vậy bản chất Yoga thường không rõ ràng hoặc
được giải thích bằng những hình tượng, ngôn ngữ đa dạng. Theo một số đức tin,
Yoga là món quà thiêng liêng được ban cho những nhà Hiền triết cổ đại giúp con
người có cơ hội được tiếp cận và nhận thức bản chất linh thiêng của mình.
Ø Từ thời cổ đại các kỹ
năng Yoga không được ghi chép lại phổ biến hay truyền bá dưới hình thức công
khai. Các kiến thức ấy thường được những nhà Hiền triết giao giảng cho những
môn đệ của mình. Thực tế dưới hình thức này ý nghĩa và mục đích của Yoga được
hiểu rõ và sâu hơn. Với trải nghiệm của chính mình, những nhà Hiền triết luôn
biết cách hướng những môn đệ đi theo con đường đúng đắn giải quyết được những vấn
đề khó nắm bắt, khó hiểu.
Ø Cuốn sách đầu tiên có
liên quan tới Yoga chính là cuốn Tantras
và sau này là cuốn kinh Vệ Đà được ghi chép trong thời kỳ hưng thịnh của nền
văn hóa thung lũng Indus. Mặc dù không đề cập tới các bài tập chi tiết những cuốn
sách này vẫn ám chỉ tới Yoga. Trên thực tế, những đoạn thơ trong kinh Vệ Đà được
những nhà Hiền triết, những Rishi
(các vị thánh) “thấm nhuần” trong trạng thái Thiền định sâu và tĩnh được coi
như những bài kinh. Trong Upanishads (một cuốn kinh Yoga khác) Yoga được định
nghĩa hoàn chỉnh hơn. Chính những bài thơ đã tạo nên cuốn kinh Vệ Đà ẩn chứa
cái “cốt” của thần học Vệ Đà.
Ø Trong cuốn Yoga Sutra, nhà Hiền triết Patanjali đã
hệ thống Yoga theo cách bài bản, thống nhất và dễ hình dung. Với nội dung chính
là 8 con đường trong Yoga bao gồm:
1. Yama_Quy tắc ứng xử với xã hội
2. Niyama_Quy tắc ứng xử với bản
thân
3. Asana
4. Pranayama
5. Pratyahara_Làm chủ cảm xúc trước
tác động bên ngoài
6. Dharana_Sự tập trung
7. Dhyana_Thiền định v
8. Samadhi_Trạng thái phúc lạc.
Ø Thế kỷ thứ 6 trước
công nguyên sự ảnh hưởng của Đức Phật đã đưa những tư tưởng Thiền định, đạo đức
và nhân cách con người lên hàng ưu tiên dẫn đến bỏ qua các bài tập thể chất tiền
đề trong Yoga. Dù vậy, các nhà tư tưởng Yoga đã sớm nhận ra điểm hạn chế trong tư
tưởng này. Thánh Matsyendranath cho
rằng trước khi bước vào Thiền định cơ thể cần phải được thanh lọc thông qua những
bài tập thể chất (Thánh Matsyendranath là một vì thánh nổi tiếng
trong Yoga. Trong Yoga cũng có một tư thế mang tên ông: Matsyendrasana). Môn
đồ của ông, Gorakhnath đã viết một cuốn sách về Hatha Yoga bằng tiếng địa phương và tiếng Hindi.
Ø Theo truyền thống Ấn Độ
các ghi chép nguyên bản phải được viết theo tiếng Sanskrit (tiếng phạn). Trong
một số trường hợp người Ấn Độ biến đổi chữ viết trong các tài liệu thành các ký
hiệu giúp người đọc hiểu rõ và dễ dàng hơn. Một trong những tác giả nổi bật
trong trường phái Hatha Yoga, Swami
Swatmarama đã viết cuốn sách “Hatha
Yoga Pradipika” hay “Ánh sáng Yoga”
bằng tiếng Sanskrit (tiếng Phạn) trong đó đối chứng những khía cạnh khác nhau
trong Yoga. Ông giảm bớt sự ảnh hưởng của 2 yếu tố Yama và Niyama trong Hatha
Yoga qua đó giảm thiểu những khó khăn mà những người mới tập gặp phải. Trong cuốn
“Hatha Yoga Pradipika” Swatmarama bắt
đầu với cấp độ thể chất. Theo ông chỉ khi tâm trí, thể chất ổn định và cân bằng
người tập mới có khả năng tự chủ và tự kỷ luật.
Ø Ngày nay, khi chúng ta
đã bước vào thế kỷ 21 Yoga giờ đã được chứng minh như một di sản của nhân loại.
Thế nhưng trong khi mục đích chính của Yoga là mang lại lợi ích về mặt tinh thần
và tâm linh thì ngày nay nhiều Hướng dẫn
viên Yoga vẫn hướng quá nhiều sự tập trung tới những lợi ích về mặt thể chất
dẫn tới bỏ qua yếu tố tinh thần và tâm linh cốt lõi.
Ø Trị liệu về cả tinh thần
và thể chất là một trong những mục tiêu lớn nhất trong Yoga. Yoga quyền năng đến
vậy là nhờ vào cơ chế hoạt động dựa trên những nguyên tắc mang tính hài hòa và
thống nhất. Yoga có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh mà Y học phương Tây
còn gặp nhiều trở ngại như: Hen suyễn, tiểu
đường, huyết áp, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh kinh niên khác.
Những nghiên cứu về tác dụng của Yoga đối với các chứng bệnh tình dục cũng đang
được hoàn thiện với kết quá hứa hẹn. Theo các nhà Y khoa, trị liệu Yoga mang lại
kết quá tuyệt vời vì tạo ra sự cân bằng trong hệ thống thần kinh và hệ nội tiết
(đây là 2 hệ tác động trực tiếp lên các hệ và các cơ quan khác trong cơ thể).
Ø Đối với nhiều người Yoga
giờ như 1 công cụ duy trì sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống đầy căng thẳng.
Khi mà con người phải dành ra nhiều giờ mỗi ngày vào các công việc bàn giấy thì
các tư thế Asanas hỗ trợ giải quyết những hạn chế về mặt thể chất. Kỹ thuật thư
giãn trong Yoga tối ưu hóa tác dụng của khoảng thời gian nghỉ ngơi hạn hẹp hiện
nay. Trong thời đại của công nghệ của nhắn tin, Shopping 24/24h các bài tập
Yoga không chỉ giúp ích cho con người trong lối hành xử mà còn trong công việc.
Ø Ngoài việc đáp ứng nhu
cầu cá nhân, Yoga còn hướng tới giải quyết những vấn đềê xã hội. Ở vào thời điểm
mà thế giới đang trở nên hỗn loạn với guồng quay cuộc sống nhanh tới chóng mặt
những giá trị xưa cũ dần phai nhạt trong khi những giá trị mới chưa kịp tạo dựng,
Yoga hiện hữu như một công cụ giúp con người tìm ra cách thức kết nối với bản
ngã của mình. Thông qua kết nối ấy, con người sẽ tạo được sự hòa hợp trong cuộc
sống hiện đại.
Ø Ý nghĩa của Yoga không
chỉ giới hạn ở những bài tập thông thường. Yoga là công cụ hình thành cách sống
mới bao hàm cả khía cạnh nội tại (tâm linh) và lối sống. Cách sống ấy không thể
được lĩnh hội chỉ qua vài ba lý thuyết suông mà phải thông qua trải nghiệm và
luyện tập thực tế.