-->

GIỚI THIỆU VỀ THỦ ẤN (MUDRA)


GIỚI THIỆU VỀ THỦ ẤN (MUDRA)
Từ tiếng Phạn “Mudra” được dịch từ tiếng Anh là “cử chỉ” hoặc “thái độ”.
Mudra còn được hiểu là những cử chỉ hay thái độ về tâm linh, cảm xúc, sự sùng bái và thẩm mỹ. Các Yogi có những Mudra chuyên sâu như quan điểm về dòng chảy năng lượng nhằm mục đích kết nối các nguồn năng lượng cá nhân với nguồn năng lượng vũ trụ. Trong cuốn sách Kularnava Tatra họ đã chỉ ra rằng từ Mudra là sự kết hợp của từ Mud nghĩa là sự “vui thích” hay “thú vị”dravay - dạng đơn giản của dru mang nghĩa là “truyền cảm hứng”.
Ấn chú cũng có thể được hiểu là “con dấu”, “lối tắt” hoặc “mạch vòng”.
Ấn chú là tổng hợp các chuyển động tinh tế về thể chất có khả năng thay đổi tâm trạng, thái độ, quan điểm cũng như làm sâu sắc hơn nhận thức và sự tập trung. Một Ấn chú có thể bao gồm chuyển động toàn cơ thể trong tổ hợp Asana, Pranayama, Bandha và các kĩ năng hình dung hoặc chỉ là một tư thế tay đơn giản.
Trong cuốn sách Hatha Yoga Pradipika và nhiều cuốn sách về Yoga khác họ coi ấn chú như là Yoganga một phần độc lập của Yoga đòi hỏi sự nhận thức tinh tế. Sau khi thông thạo về Asana, Pranayama, Bandha và xóa bỏ hoàn toàn sự bế tắc, ấn chú mới được nhắc đến.
Từ xưa đến nay, ấn chú đã xuất hiện trong nhiều cuốn sách khác nhau để giữ lại thông tin của chúng cho hậu thế. Tuy nhiên, những tài liệu này không mô tả chi tiết và rõ ràng bởi vì các kĩ thuật về ấn chú không học được qua một quyển sách. Việc học hướng dẫn thực hành từ người hướng dẫn luôn là một điều kiện cần thiết trước khi chúng ta tiếp cận ấn chú.
Ấn chú là những bài luyện tập bậc cao hơn dẫn tới sự thức tỉnh của Prana, Luân xa và Kundalini đồng thời cũng ban cho Siddhis và sức mạnh tâm linh cho những học viên cao cấp.
Mudra và Prana
Thái độ và tư thế được áp dụng trong suốt thời gian luyện tập ấn chú thiết lập mối liên kết trực tiếp giữa Annamaya kosha (thể chất), Manomaya kosha (tinh thần) và Pranamciya kosha (năng lượng). Trước tiên, chúng cho phép học viên nâng cao nhận thức về dòng chảy sinh khí trong cơ thể của mình. Sau đó, nó sẽ thiết lập sự cân bằng năng lượng sống quan trọng trong các lớp cơ thể và cho phép sinh lực tinh tế chuyển hướng đến Luân xa cao hơn để nhận thức đạt đến trạng thái cao hơn.
Ấn chú vận dụng Prana tương tự như cách năng lượng ánh sáng hay sóng âm bị chuyển hướng bởi gương hoặc mặt đá. Dòng chảy năng lượng và Luân xa liên tục tỏa ra khí lực, cái mà thường thoát khỏi thể xác và tan biến ở thế giới bên ngoài. Bằng cách tạo ra năng lượng trong thể xác con người thông qua việc thực hiện ấn chú. Ở đây, chúng được khuếch tán khắp nơi trong cơ thể.
Ví dụ, khi chúng ta nhắm mắt và thực hiện thủ ấn, khí lực được chiếu xuyên qua mắt sẽ bị phản xạ lại. Tương tự, năng lượng sinh lý từ Vajra Nadi sẽ được đi chuyển đến não bộ khi luyện tập thủ ấn Vajroli.

Các cuốn sách về Tantra cho rằng khi nhận ra sự tiêu tán của Prana trong việc thực hiện Ấn chú, tâm trí sẽ trở nên hướng nội gây ra hiện tượng Pratyahara sự rút lui của ý thức và Dharana sự tập trung. Ấn chú là một phương pháp quan trọng giúp đánh thức Kundalini nhờ khả năng chuyển hướng Prana. Do đó, các loại ấn chú được kết hợp rộng rãi trong luyện tập Kriya Yoga và Kundalini Yoga.
Cái nhìn khoa học về Ấn chú
Trong khoa học, Ấn chú là phương tiện kết nối và tác động tới các phản xạ không ý thức và các hành vi nguyên thủy bản năng có nguồn gốc từ khu vực não sơ khai quanh gốc não. Chúng hình thành một mối liên kết tinh tế, tự nhiên với những khu vực trên. Mỗi ấn chú sẽ tạo một đường dẫn và tác động qua lại tới cơ thể, tâm trí, năng lượng của con người nhằm mục đích tạo ra các tư thế và cử chỉ lặp đi lặp lại đã chỉnh sửa từ đó giúp người tập thay đổi các hành vi bản năng và thay bằng nhận thức tinh tế hơn.
5 Nhỏm Ấn chú Yoga
Ấn chú trong Yoga được chia thành 5 loại sau đây.
1. Hasta (Ấn chú tay):
Các ấn chú tay được trình bày trong cuốn sách này là ấn chú Thiền định. Các ấn chú này sẽ tái điều chỉnh nguồn năng lượng thoát ra từ bàn tay trở về cơ thể. Các ấn chú chụm ngón tay cái và ngón trỏ điều chỉnh tốc độ vỏ não ở một mức rất nhẹ nhàng, từ đó tạo ra vòng năng lượng chuyển động từ não xuống tai và quay trở lại. Trong quá trình luyện tập sự tập trung nhanh chóng dẫn tới sự tiếp thu.
Các loại ấn chú này là:
1. Ấn chú Jnana

2. Ấn chú Chin

3. Ấn chú Yoni

 4. Ấn chú Bhairava

5. Ấn chú Hridaya

2. Mana (Ấn chú đầu):
Luyện tập các ấn chú này sẽ hình thành một phần nguyên vẹn Kundalini trong Yoga và rất nhiều ấn chú chính là các kĩ năng Thiền. Các ấn chú này khai thác khả năng của mắt, tai, mũi, lưỡi và môi. Các loại ấn chú này là:
1. Ấn chú Shambhavi
2. Ấn chú Nasikagra
3. Ấn chú Khechari
4. Ấn chú Kaki
5. Ấn chú Bhujanigi
6. Ấn chú Bhoochari
7. Ấn chú Akashi
8. Ấn chú Shanmukhi
9. Ấn chú Unmani
3. Kaya (Ấn chú tư thế):
Luyện tập các ấn chú này giúp các tư thế kết hợp với việc hít thở và tập trung.
1. Ấn chú Prana
2. Ấn chú Vipareeta Karani
3. Ấn chú Yoga
4. Ấn chú Pashinee
5. Ấn chú Manduki
6. Ấn chú Tadagi
4. Bandha (Ấn chú khóa):
Phần thực hành bao gồm Ấn chú và Niệm khí. Các ấn chú này sẽ mang năng lượng vào hệ thống và chuẩn bị năng lượng để đánh thức Kundalini
1. Ấn chú Maha
2. Ấn chú Maha bheda
3. Ấn chú Maha vedha
5. Adhara (Ấn chú vùng đáy chậu):
Luyện tập các ấn chú này giúp tái điều hướng nguồn năng lượng từ vùng đáy chậu lên não. Các Ấn chú có liên quan tới thăng hoa trong đời sống tình dục cũng nằm trong nhóm này.
1. Ấn chú Ashwini
2. Ấn chú Vajroli/Sahajoli
Cả 5 nhóm này đều tham gia điều chỉnh tốc độ của khu quan trọng trong vỏ não. Nhiều phương pháp ấn chú đầu và tay đã phản ánh sự thật rằng việc hoạt động và xử lý thông tin từ 2 ấn chú này chiếm 50% vỏ não.
Ấn chú được áp dụng kết hợp cùng hoặc sau các Asana và Pranayama. Các phương pháp ấn chú được nhắc đến trong cuốn sách này là kết quả của chắt lọc những thông tin được viết trong các cuốn sách về Yoga.
CHIN MUDRA
Ngồi ở tư thế Thiền định thoải mái.
Cuộn ngón trỏ để chạm vào gốc bên trong của ngón tay cái. Duỗi ba ngón tay khác của bàn tay để thả lỏng và hơi mở các ngón tay ra ngoài.
Đặt tay trên đầu gối, lòng bàn tay hướng xuống. Thư giãn bàn tay và cánh tay.

JNANA MUDRA
(Ấn chú tri thức)
Inana Mudra được thực hiện giống như Chin Mudra nhưng lòng bàn tay của cả hai bàn tay hướng lên, đặt mu bàn tay trên đầu gối.
Thư giãn bàn tay và cánh tay.

Chuỗi thực hiện: Một trong hai ấn chú này nên được áp dụng bất cứ khi nào chúng ta thực hiện Thiền định trừ khi có những Quy định khác.
Lợi ích: Jnana Mudra và Chin Mudra rất đơn giản nhưng khi khóa ngón tay giúp cải thiện tâm lý và thần kinh, giúp tư thế Thiền định ổn định và chắc chắn hơn. Lòng bàn tay và các ngón tay của bàn tay có nhiều cuống rễ thần kinh liên tục phát năng lượng. Khi ngón tay chạm vào gốc ngón cái, một mạch năng lượng được tạo ra hấp thụ năng lượng từ môi trường vào cơ thể và chuyển lên não bộ.
Đầu gối Tất nhạy cảm. Việc đặt các ngón tay và mu bàn tay lền đầu gối tạo nên mạch khí lực duy trì và chuyển hướng Prana trong cơ thể. Ngoài ra, đặt tay trên đầu gối kích thích một Nadi chạy từ đầu gối, vào mặt trong đùi và vào điểm nằm chính giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Nadi này được gọi là Gupta hay Nadi ẩn. Nađi này kích thích các nguồn năng lượng tại Luân xa Mooladhara.
Khi lòng bàn tay ngửa lên trong Jnana Mudra vùng ngực cũng được mở ra. Người tập có thể cảm nhận sự nhẹ nhàng và tiếp nhận năng lượng còn hạn chế trong Chin Mudra.
Biến thể: Jnana Mudra và Chin Mudra thường dùng đầu ngón tay cái và tay trỏ chạm vào nhau tạo thành hình tròn. Người mới bắt đầu sẽ thấy thiếu yên tâm khi luyện tập biến thể này với khoảng thời gian Thiền định dài vì ngón cái và ngón trỏ sẽ rời nhau khi họ bị mất đi nhận thức. Như vậy, cách này hiệu quả như các vị trí cơ bản khác.
Chú ý khi luyện tập: tác dụng của Jnana Mudra và Chin Mudra rất khó phát hiện và đòi hỏi học viên phải có sự nhạy cảm với sự thay đổi trong ý thức. Tuy nhiên, khi luyện tập tâm trí sẽ ở trạng thái ấn chú và có tín hiệu báo chuyển sang trạng thái Thiền định.
Chú ý: Từ tiếng Phạn “Jnana” có nghĩa là “sự thông thái” hay “tri thức” và Inana Mudra chính là cử chỉ kiến thức trực quan. Từ Chin được bắt nguồn từ Chit và Chitta mang nghĩa là “ý thức”. Như vậy, Chin Mudra là cử chỉ tâm linh trong ý thức.
Ngón út, ngón đeo nhẫn và ngón giữa tượng trưng cho 3 Gunas hay chất lượng thiên nhiên: Tamas, sự ổn định; Rajas, hoạt động và sáng tạo và Sattva, ánh sáng và hài hòa. Để ý thức được chuyển từ vô thức sang có nhận thức thì ba trạng thái trên cần phải siêu việt. Ngón trỏ thể hiện ý thức cá nhân trong khi ngón cái tượng trưng cho ý thức tối cao. Trong Jnana và Chin Mudra tính cá nhân (ngón trỏ) luôn cúi mình với ý thức tối cao để thừa nhận sức mạnh vượt trội của nó. Thế nhưng, việc ngón trỏ chạm vào ngón cái thể hiện cho sự thống nhất cuối cùng của sự trải nghiệm và cực điểm mong Yoga.
YONI MUDRA (Thái Độ Hoặc Nguồn Gốc)

· Giả sử với một tư thế Thiền thoải mái, đầu và cột sống thẳng.
· Đặt lòng bàn tay hướng vào nhau với các ngón tay thẳng và hướng cách xa cơ thể. Giữ phần thịt trong của các ngón tay trỏ chạm nhau lần lượt các ngón tay út, ngón đeo nhẫn và ngón giữa xoay vào bên trong để cạnh trong của ngón tay chạm nhau.
· Đan các ngón tay út, ngón đeo nhẫn và ngón giữa.
· Đưa hai ngón tay cái về phía cơ thể và chạm phần đệm trong của các ngón tay này lại với nhau để tạo thành mô phỏng của một hình dạng Yoni hoặc Tử cung.
Lợi ích: Các ngón tay đan vào nhau tạo kết nối chéo giữa các nguồn năng lượng từ phải qua trái và ngược lại cân bằng các nguồn năng lượng trong cơ thể cân bằng hoạt động giữa bán cầu não phải và bán cầu não trái. Chụm đầu ngón trỏ và ngón cái vào nhau tăng cường dòng chảy của Prana.
* Mudra giúp cơ thể và tâm trí ổn định hơn trong quá trình Thiền định, cải thiện sự tập trung, cải thiện nhận thức và thể chất.
* Chuyển hướng Prana vào cơ thể tránh hiện tượng phân tán Prana. Khuỷu tay có xu hướng mở ra 2 bên khi thực hiện Mudra này giúp mở lồng ngực.
Biển thể: Để luyện tập Yoni Mudra chúng ta đan ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út vào nhau nhưng không xoay vào bên trong. Ngón cái được đưa qua trước ngón trỏ được dãn căng hoặc hướng các phần đệm chạm vào cơ thể.
Chú ý: Từ Yoni có nghĩa là “trung tâm” hoặc “nguồn”. Yoni Mudra đòi hỏi năng lượng quan trọng vốn có trong trung tâm hoặc nguồn sáng tạo.
BHAIRAVA MUDRA

Ngồi ở tư thế Thiền thoải mái với đầu và cột sống thẳng.
· Đặt chồng bàn tay phải lên trên lòng bàn tay trái, ngửa lòng bàn tay. Thả lỏng 2 lòng bàn tay. Nhắm mắt và thư giàn toàn bộ cơ thể, giữ cho cơ thể tĩnh và ổn định.
Biến thể: Khi đặt chồng tay trái lên trên lòng tay phải thì được gọi là Bhairavi Mudra. Bhairavi chính là đối tác nữ của Bhairava.
Chú ý: Hai tay tượng trưng cho Nadi Ida và Pingala và sự kết hợp của cá nhân với ý thức tối cao.
Bhairava Mudra được dùng trong Prana Mudra và khi thực hiện Pranayama và Thiền định.
HRIDAYA MUDRA (TRÁI TIM)  

· Ngồi ở tư thế Thiền thoải mái, đầu và cột sống thẳng.
· Cuộn ngón trỏ đặt vào gốc ngón cái (giống ấn Chin và Jnana Mudras). chụm đầu ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn với đầu ngón tay cái. Duỗi thẳng ngón út. Đặt tay lên đầu gối lòng bàn tay hướng lên. Nhắm mắt lại và thả lỏng toàn bộ cơ thể.
Thời lượng: Kéo dài trong vòng 30 phút

Nhận thức: - Vật lý: trong hơi thở của lồng ngực
- Tinh thần: trên Luân xa Anahata
Lợi ích: Chuyển hướng dòng chảy Prana từ bàn tay vào tim, cải thiện hoạt động của tim. Ngón giữa và ngón đeo nhẫn liên quan trực tiếp tới các Nadi kết nối với tim trong khi ngón tay cái đóng mạch bằng khí lực và hoạt động như một nơi chuyển tiếp năng lượng chuyển hướng dòng chảy của Prana từ tay đến các Nadi. Do đó, Hridaya Mudra cải thiện các vấn đề tim mạch đặc biệt là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Nó rất đơn giản và có thể được sử dụng một cách an toàn và dễ dàng trong các tình huống cấp bách. Trái tim là trung tâm của cảm xúc. Hridaya Mudra giúp giải phóng cảm xúc bị dồn nén và cất giữ trong tim. Nó có thể được thực hành trong trường hợp có xung đột và khủng hoảng về mặt tình cảm.
SHAMBHAVI MUDRA

Ngồi ở tư thế Thiền thoải mái.
Đầu và cột sống thẳng, đặt tay lên đầu gối kết ấn Chín hoặc Jnana Mudra. Nhắm mắt lại, thả lỏng toàn bộ cơ thể.
Thả lỏng toàn bộ cơ mặt gồm trán, mắt và các cơ sau mắt.
Từ từ mở mắt, nhìn vào một điểm giữ cố định đầu và toàn bộ cơ thể. Tiếp theo nhìn lên rồi nhìn vào trong, tập trung vào điểm giữa hai lông mày.
Đầu không được cử động.
Khi thực hiện chính xác hai lông mày cong lại sẽ tạo hình chữ V ở gốc mũi. Nếu không tạo được hình chữ V trên lông mày nghĩa là mắt chưa tập trung đủ. Ở lần đầu tiên giữ mắt trong vài giây.
Giải tỏa căng thẳng. Nhắm mắt và thư giãn hoàn toàn.
Ngưng đọng suy nghĩ và đề cao sự tĩnh lặng trong Chidakasha (không gian tối ở phía trước của đôi mắt khép kín.)
Hơi thở: Sau khi thuần thục với đôi mắt, hãy phối hợp với hơi thở.
Hít vào chậm khi ngước mắt lên trên.
Nín thở khi duy trì Mudra này (khi nhìn vào giữa 2 lông mày) thở ra chậm đưa mắt về vị trí ban đầu.
Nhận thức: - Vật lý: cảm giác của mắt
- Tinh thần: Luân xa Ajna
Thời lượng: Bắt đầu bằng 5 vòng rồi dần tăng lên 10 vòng trong khoảng 1 tháng.
Chú ý: Đôi mắt rất nhạy cảm do đó khi nhìn vào giữa 2 lông mày không nên nhìn quá lâu. Nếu các dây thần kinh yếu hoặc bị căng thẳng có thể xảy ra trường hợp bong võng mạc. Theo kinh nghiệm nên đưa mắt về vị trí bình thường khi gặp căng thẳng.
Chống chỉ định: Những người mắc Bệnh tăng nhãn áp, Bệnh võng mạc do Đái tháo đường hoặc những người vừa trải qua phẫu thuật đục thủy tinh thể, cấy ghép thủy tinh thể hay phẫu thuật mắt khác không nên thực hiện Shambhavi mà không có hướng dẫn chuyên môn.
Lợi ích: Thể chất Shambhavi Mudra tăng cường cơ mắt, giải tỏa căng thẳng tích lũy trong vùng mắt. Về mặt tinh thần, Shambhavi Mudra cải thiện tâm trí loại bỏ căng thẳng. Bài tập cải thiện độ tập trang, ổn định tinh thần, đưa tâm trí về trạng thái, vô lo vô nghĩ. Luyện tập Shambhavi Mudra đều đặn sẽ giảm quá trình thoái hóa tuyến tùng. Do đó bài tập được khuyến khích thực hiện cho trẻ em từ tám tuổi để cân bằng và phát triển cảm xúc của chúng.
Luyện tập nâng cao: (Shambhavi Mudra bên trong)
Khi hoàn thiện Shambhavi Mudra với đôi mắt mở có thể thực hiện bài tập với đôi mắt nhắm. Đây là phương thức luyện tập nâng cao vì nhận thức được hướng nội hơn. Cần lưu ý tránh để mất tập trang trong quá trình luyện tập. Cần luôn đảm bảo rằng mặc dù nhắm mắt nhưng mắt vẫn đang tập trung nhìn lên từ bên trong.
Chú ý khi luyện tập: Shambhavi Mudra là một kĩ thuật mạnh giúp để thức tỉnh Luân xa Ajna đồng thời cũng là bài luyện tập Thiền định. Ấn chú này có thể mang lại những kinh nghiệm uyên sâu và nên được người thạo giỏi hướng dẫn. Shanbhavi Mudra được hợp nhất trong các Asana như Simhasana thế con hổ.
Chú ý: Shamhhavi Mudra là một cách thức giúp học viên đạt được ý thức cao và nhận thức cao. Bài luyện tập này cũng giống như Bhrumadhya Drishti, bru là “giữa lông mày” và drishti là “nhìn”. Như vậy, bài luyện tập này là nhìn vào giữa lông mày.
NASIKAGRA DRISHTI
• Kĩ thuật 1: Chuẩn bị trước khi thực hiện
Lần đầu tiên tập trung nhìn vào đỉnh mũi sẽ khó.
Để thực hiện được, giữ ngón trỏ song song với mặt với khoảng cách 1 cánh tay và tập trung nhìn vào ngón trỏ.
Từ từ đưa ngón trỏ lên mũi, khi chạm vào đỉnh mũi thì tập trang nhìn vào đỉnh mũi.
Kĩ thuật này thực sự không cần thiết vì chúng ta có thể tập trung nhìn vào đỉnh mũi khi mình muốn.
• Kĩ thuật 2: Nasikagra Drishti
Ngồi với tư thế Thiền định thoải mái, đầu và cột sống thẳng.
Đặt tay lên đầu gối với tư thế Chin hoặc Inana Mudra
Nhắm mắt và thư giãn toàn bộ cơ thể. Sau đó, mở mắt và tập trung vào đỉnh mũi không nên căng mắt.
Khi mắt tập trung hoàn toàn bởi khúc xạ ánh sáng thì sẽ thấy hình chữ V ở trên mũi. Tập trung nhìn vào đỉnh chữ V.
Nhập tâm vào bài luyện tập và loại bỏ các suy nghĩ khác.
Vài giây sau, nhắm mắt và thư giãn trước khi lặp lại bài tập.
Tiếp tục luyện tập trong 5 phút.
Hơi thở: Thở đều bình thường
Nhận thức:        - Vật lý: ở cơ mắt và thư giãn hoàn toàn giữa các vòng.
- Tinh thần: Luân xa Mooladhara
Thời gian luyện tập: Có thể luyện tập bất cứ lúc nào trong ngày lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc tối muộn trước khi ngủ.
Chống chỉ định: Những người mắc bệnh tăng nhãn áp, bệnh võng mạc do đái tháo đường hoặc những người vừa trải qua phẫu thuật đục thủy tinh thể, cấy ghép thủy tinh thể hay phẫu thuật mắt khác không nên thực hiện Nasikagra Drishti mà không có hướng dẫn chuyên môn.
Những người mắc bệnh trầm cảm cũng nên tránh luyện tập ấn chú này.
Lợi ích: Nasikagra Drishti là phương pháp tốt nhất để kiềm chế tức giận và trạng thái tâm trí rối loạn. Mặc dù mở mắt nhưng mục đích của bài tập là tạo sự tĩnh tâm. Mở mắt nhưng không nên để ý mọi thứ xung quanh. Việc tập trung nhìn đỉnh mũi giúp tập trung tâm trí. Ấn chú này giúp nâng cao sức mạnh của tập trung và tạo trạng thái Thiền định. Ấn chú này cũng đưa học viên vào nhận thức tâm linh và tinh thần.
Chú ý: Từ Nasika là “mũi”, Agra - “đỉnh” và Drishti - “nhìn tập trung”. Tên gọi khác của bài tập này là Agochari Mudra bắt nguồn từ tiếng Phạn Agocharam nghĩa là “trên cả nhận thức giác quan”, “không được biết” và “vô hình”. Như vậy, bài tập này giúp học viên vượt cả nhận thức bình thường.
Trong Nasikagra Drishti sống mũi tượng trưng liên quan với tủy sống. Đỉnh là giữa lông mày Luân xa Ajn trong khi dưới là đỉnh mũi, Luân xa Mooladhara. Mục đích của Shambhavi Mudra là kích hoạt Luân xa Ajna bằng việc nhìn vào giữa lông mày thì Nasikagra Drishti là kích hoạt Luân xa Mooladhara bằng việc nhìn tập trung vào đỉnh mũi.
KHERACHI MUDRA (KHÓA LƯỠI)
Ngồi trong tư thế Thiền thoải mái tốt nhất là Padmasana (Hoa sen), giữ đầu và cột sống thẳng tay kết ấn Chin mudra - Jnana mudra. Thư giãn toàn bộ cơ thể và nhắm mắt lại.

Gập và uốn lưỡi lên về phía cổ họng để mặt dưới của lưỡi tiếp xúc với vòm trên của miệng.
Kéo căng đầu lưỡi về phía sau cho đến khi cảm thấy thoải mái.
Không căng thẳng áp lực khi thực hiện.
Thực hiện Ujjayi Pranayama (Hơi thở đại dương). Hít thở từ từ và sâu. Giữ càng lâu càng tốt
Ban đầu có thể cảm thấy hơi khó chịu khi thực hiện. Bài thở Ujjayi có thể gây kích ứng cổ họng nhưng luyện tập nhiều sẽ trở nên thoải mái hơn.
Khi cảm thấy lưỡi bị mỏi, thư giãn, thả lỏng lưỡi sau đó lặp lại bài tập.
Hít thở: Từ từ giảm tỷ lệ hô hấp trong một tháng cho đến khi số lần thở ra mỗi phút là 5 hoặc 6. Điều này có thể giảm xuống hơn nữa nếu có sự hướng dẫn chuyên môn.
Thời lượng: Thực hành từ 5 đến 10 phút. Kherachi Mudra cũng có thể được thực hiện với các bài tập Yoga khác.
Nhận thức:
- Vật lý - phần cổ họng.
- Tinh thần - Tác động lên Vishuddhi Chakra (Luân xa cổ họng). Nhận thức cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào các tư thế thiền khác nhau.
Thận trọng: Ngừng sử dụng loại thủ ấn này nếu cơ thể bài tiết dữ dội. Việc cơ thể bài tiết dữ dội là dấu hiệu của độc tố phát tác trong hệ cơ quan.
Chống chỉ định: Loét miệng và các chứng bệnh thông thường khác liên quan tới miệng sẽ cản trở việc thực hiện bài tập này.
Lợi ích: Kheratri Mudra kích thích một số điểm nằm ở phần sau miệng và khoang mũi. Những điểm này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Trong bài tập một số tuyến cũng được xoa bóp kích thích sự bài tiết một số loại Hormon nhất định và nước bọt. Bài tập giúp thuyên giảm cảm giác đói, khát và tạo ra trạng thái tĩnh lặng từ bên trong. Nó giữ gìn sức sống của cơ thể và đặc biệt có lợi cho quá trình từ bên trong.
Thủ ấn Khechari kết hợp với bài thở Ujjayi rất hữu ích khi phụ nữ chuyển dạ với các cơn co thắt. Phụ nữ cần thông thạo cách thực hiện trước khi kết hợp 2 phương pháp này với nhau. Ujjayi và Khechari cũng được kết hợp sử dụng để làm tăng nhận thức về dòng chảy luân chuyển trong cột sống và tâm linh ở trán. Cuối cùng, Mudra này có khả năng kích thích Prana (năng lượng) và đánh thức Kundalini Shakti.
Lưu ý khi luyện tập: Bài Yoga luyện thân thể và tập thở nâng cao này liên quan đến việc tách dây hãm dưới lưỡi cẩn thận để di chuyển vào khoang mũi và kích thích trung tâm tâm linh ở đó. Kiểu Khichari Mudra này không được giới thiệu ở đây bởi ảnh hưởng của nó không thích hợp với môi trường xung quanh.
Chú ý: Từ Khichari bắt nguồn từ 2 từ gốc tiếng Phạn: khe - “bầu trời” và charya - “người rời đi”. Khechari Mudra liên kết với Amrita mật hoa hay thuốc tiên trong cuộc sống được giấu từ Bindu mật điểm nằm sau thóp và được thu thập ở Luân xa Vishuddhi. Sự hoàn hảo trong bài tập này giúp Yogi ngăn các giọt của Amrita ở Vishuddhi để vượt qua cơn đói, khát và trẻ hóa cơ thể.
KAKI MUDRA

Ngồi trong tư thế Thiền thoải mái, đầu và cột sống thẳng. Hai bàn tay đặt trên đầu gối kết ấn Chin Mudra hoặc Jnana Mudra.
Nhắm mắt và thư giãn toàn bộ cơ thể trong vài phút. Mở mắt và thực hiện Nasikagra Drishti bằng cách tập trung cả hai mắt nhìn vào đầu mũi.
Cố gắng không nháy mắt trong suốt quá trình thực hiện.
Hai môi tạo thành hình phễu để một lỗ hở giữa 2 môi qua đó có thể hít không khí vào.
Thả lỏng lưỡi.
Hít vào chậm và sâu qua 2 môi. Sau khi hít vào hết cỡ mím môi lại và thở ra từ từ bằng mũi.
Lặp lại quá trình này từ 3 đến 5 phút.
Thời gian: Bài tập này có thể diễn ra trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, cần thận trọng không làm căng mắt quá mức.
Nhận thức: Cảm nhận được dòng chảy và âm thanh của hơi thở qua đầu mũi.
Trình tự: Mudra này phục hồi cân bằng nhiệt trong cơ thể và có thể được thực hiện sau khi đã làm ấm cơ thể bằng các bài tập thở Pranayamas.
Thời gian thực hiện: Có thể thực hiện vào bất kỳ thời gian nào trong ngày tốt nhất nên thực hiện vào sáng sớm hoặc tối muộn vào ban đêm. Không nên thực hiện trong thời tiết lạnh.
Thận trọng: Kaki Mudra không nên được thực hiện trong môi trường ô nhiễm hoặc trong thời tiết quá lạnh vì lúc này chức năng lọc và điều hòa không khí thông thường của mũi bị hạn chế hoặc kém tác dụng.
Chống chỉ định: Những người bị trầm cảm, huyết áp thấp và táo bón mãn tính nên tránh thực hiện bài tập này.
Lợi ích: Kaki Mudra làm mát cơ thể và tinh thần, làm dịu sự căng thẳng, giảm các rối loạn như huyết áp cao. Bên cạnh các lợi ích của Nasikagra Drishti việc thực hiện chụm môi hình phễu trong bài tập này cùng với sự tiếp xúc của không khí khi hít vào với màng của miệng sẽ kích thích sự bài tiết tiêu hóa và hỗ trợ quá trình tiêu hóa nói chung. Bài tập cũng giúp làm sạch máu.
Chú ý khi luyện tập: Học viên nên làm quem với Nasikara Drishti trước rồi mới bắt đầu với kĩ thuật này. Mắt luôn luôn mở xuyên suốt bài tập. Khi mỏi mắt thư giãn mắt trước khi bắt đầu bài tập.
Chú ý: Từ Kaki nghĩa là “con quạ”. Được gọi là Kaki Mudra bởi vì khi hít vào miệng có hình dáng giống mỏ quạ. Bài tập này giúp sống lành mạnh không bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Mudra này được coi như bài tập Pranayama vì nó có những điểm chung với Sheetali và Sheetkari Pranayamas.
BHUJANGINI MUDRA
(Hô hấp rắn hổ mang)

Ngồi trong tư thế Thiền thoải mái.
Nhắm mắt và thư giãn toàn thân đặc biệt là vùng bụng.
Đẩy cằm về phía trước và ngước lên một chút.
Cố gắng hít không khí qua miệng và kéo không khí vào khoang bụng không phải phổi, giống như đang uống từng ngụm nước liên tiếp.
Nở bụng càng nhiều càng tốt.
Nín thở cho tới khi không thể chịu được nữa thì thở ra mạnh.
Thời lượng: Bình thường luyện tập từ 3 đến 5 lần là đủ nhưng đối với những bệnh đặc biệt có thể thực hiện bài tập nhiều lần hơn.
Chuỗi thực hiện: Mudra này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào nhưng sẽ phát huy tối ưu lợi ích nếu được thực hiện sau khi thực hiện kỹ thuật Shankhaprakshalana.
Lợi ích: Mudra Bhujangini làm trẻ hóa thành thực quản và các tuyến tiết ra các chất lỏng tiêu hóa điều chỉnh và cải thiện toàn bộ khí quan vùng bụng loại bỏ khí ứ đọng và giảm bớt rối loạn ở khoang bụng. Lưu lại không khí trong bụng cho phép người tập có thể nổi trên mặt nước bất kỳ lúc nào và nổi bao lâu tùy ý.
Chú ý khi luyện tập: Bài tập này giống với Shakarma và Vatsara Dhauti và áp dụng như bài luyện tập thanh lọc. Tuy nhiên, trong Vatsara Dhauri chúng ta đẩy hơi ra ngoài bằng hậu môn thay vì ợ hơi.
BHOOCHARI MUDRA

Ngồi với tư thế Thiền định thoải mái đầu và cột sống thẳng tay giữ ở thế Chin hoặc Jnana Mudra.
Nhắm mắt và thư giãn toàn cơ thể.
Mở mắt rồi đưa tay phải lên trước mặt khuỷu tay hướng ra ngoài cơ thể.
Giữ tay theo chiều ngang xoay lòng bàn tay xuống dưới và chụm ngón tay với nhau. Tay cái chạm môi trên.
Nhìn tập trưng vào đầu ngón tay út trong vài phút và không được chớp mắt.
Duy trì nhận thức của ngón út.
Sau vài phút, hạ thấp tay xuống nhưng vẫn nhìn vào ngón út.
Chìm trong khoảng không này đồng thời nhận thức được bất kì quá trình suy nghĩ.
Khi mất tập trung nâng cánh tay lên và tập trung vào đầu ngón út. Sau đó, hạ thấp tay xuống và nhìn vào khoảng không. Chỉ để ý về khoảng không.
Thực hiện từ 5 đến 10 phút.
Nhận thức:          - Vật lý: cảm giác hoàn toàn thư giãn và tĩnh lặng.
- Tinh thần: Ajna Chakra
Chống chỉ định: Những người mắc bệnh tăng nhãn áp, bệnh võng mạc do đái tháo đường hoặc những người vừa trải qua phẫu thuật đục thủy tinh thể. Cấy ghép thủy tinh thể hay phẫu thuật mắt khác không nên thực hiện Bhoochari Mudra mà không có hướng dẫn chuyên môn.
Lợi ích: Giúp phát triển sự tập trung và trí nhớ làm tâm trí tĩnh lặng và hướng nội và kiềm chế tức giận và căng thẳng. Bài tập giúp tinh thần ổn định và vô lo vô nghĩ đồng thời thức tỉnh Luân xa Ajna và mang lại trạng thái Thiền định. Học viên đạt đến nhận thức tâm linh và tinh thần.
Lưu ý khi luyện tập: Bhoochari Mudra nên được tập ở thế Thiền định Asana. Thực hiện tốt nhất khi trước mặt là bức tường trống hoặc khoảng không rộng, như bầu trời hoặc mặt nước phẳng. Đảm bảo sẽ không có điều gì khiến bạn phân tâm.
Chú ý: Bhoochari Mudra có thể được thực hiện như bước chuẩn bị cho Thiền định và kĩ thuật Thiền định. Nó phụ thuộc bởi các nhóm kĩ thuật nhìn tập trung vào 1 điểm bên ngoài để được Dharana hoặc trạng thái Thiền định thoải mái. Bài tập này cũng giống như Nasikagra Drishti và Shambkavi Mudras. Cả ba ấn chủ này đều thuộc Trataka.

BÌNH LUẬN ()