LUÂN XA VÀ NADI
XADI
Từ Nadi có nghĩa là ‘chảy’ hoặc ‘dòng’. Một số ghi chép cổ nói rằng có 72.000 Nadi trong cơ thể tâm
linh. Chúng có thể được nhìn thấy như dòng ánh sáng bởi một người đã phát triển
thị lực tâm linh. Ngày nay từ Nadi được dịch như ‘dây thần kinh’ nhưng trên thực tế Nadi được coi như một bản thiết
kế cho biểu hiện vật lý. Cũng như các Luân xa chúng không phải là một phần của
cơ thể vật lý cho dù chúng tương xứng với các dây thần kinh. Nadi là các kênh rất
vi tế mà qua đó dòng Prana chảy mạnh. Trong số lượng lớn Nadi ở cơ thể tâm
linh, có 3 Nadi quan trọng nhất: Ida,
Pingala và Sushumna. Và quan trọng nhất trong 3 Nadi là Sushumna. Tất cả các Nadi trong cơ thể
tâm linh đều ở dưới cấp của Sushumna.
Ida, Pingala và Sushumna
Nadi Sushumna là kênh tâm linh và để tập trung vào nó thì sự nhận thức
phải được mang vào chính giữa của tủy sống. Sushumna bắt nguồn từ Luân xa Mooladhara
và chấm dứt ở Sahasrara. Nadi Ida chảy từ bên trái của Mooladhara theo đường xoắn ốc qua mỗi
Luân xa mà nó chảy qua hình thành một con đường chéo mà kết thúc ở phía bên
trái của Luân xa Ajna. Nadi Pingala chảy từ bên phải của Mooladhara phản chiếu Ida, kết thúc bên phải của Ajna. Ida và Pingala là hai sức mạnh đối diện nhau chảy bên trong chúng
ta.
Ida là sự thụ động, tiêu cực, hướng nội và nữ tính nó cũng được biết
đến như là Chandra hoặc Nadi ánh trăng.
Mặt khác, Pingala là sự tích cực, chủ động, hướng ngoại, nam tính và được gọi
là Surya hoặc Nadi Mặt trời.
Các dòng Prana và Hơi thở
Các dòng Prana, Ida, Pingala và
Sushumna hoạt động luân phiên nhau. Dòng chảy này có thể chảy vào bất kì thời
điểm cụ thể nào và được đo bằng cách lưu ý dòng chảy của hơi thở trong mũi. Khi
mũi trái có luồng khí lớn hơn, Nadi Ida sẽ chiếm ưu thế. Khi mũi phải có luồng
khí lớn hơn, Nadi Pingala sẽ chiếm ưu thế. Nếu dòng chảy bằng nhau thì Sushumna
chiếm ưu thế. Khi mũi phải chảy Pingala sẽ có nhiều năng lượng sống cho các
công việc thể chất hơn như sự tiêu hóa thức ăn. Tâm trí sẽ năng động hơn và cơ
thể có thêm nhiệt lượng. Khi mũi trái chảy Ida, năng lượng tinh thần sẽ có ưu
thế hơn. Tâm trí sẽ tĩnh lại và các hoạt động tinh thần sẽ được đảm nhận. Trong
khi ngủ, dòng chảy của Nadi Ida sẽ có ưu thế hơn. Nếu Pingala chảy về đêm, giấc
ngủ sẽ bị quấy rầy và cảm thấy bồn chồn. Tương tự như vậy, nếu Ida chảy trong
lúc ăn quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại, gây khó tiêu.
Thay đổi dòng chảy của Nadi và Hơi thở
Tất cả hoạt động đều bị ảnh hưởng
bởi dòng chảy của các Nadi này, thay thế khoảng sáu mươi đến chín mươi phút một
lần. Có thể thay đổi dòng chảy bằng cách sử dụng các kỹ thuật Yoga như: Asana
và Pranayama.
Ví dụ nếu Nadi Ida chảy và các hoạt
động thể chất đã xong nó có thể chuyển hướng dòng chảy của hơi thở đến Nadi
Pingala để có được năng lượng cần thiết. Mặt khác, chúng ta có thể điều chỉnh
các hoạt động đến các dòng năng lượng.
Mục đích của Hatha Yoga
Mục đích chính của Hatha Yoga là
mang lại sự cân bằng dòng chảy của Prana trong Nadi Ida và Pingala. Từ Hatha
bao gồm hai Mantra đặc trưng: Ha đại
diện cho Mặt trời hoặc sức mạnh Mặt trời và Tha đại diện cho Mặt trăng hoặc sức mạnh Mặt trăng. Để cân bằng hai
sức mạnh này điều đầu tiên cơ thể cần phải được thanh lọc bởi các Shatkarma, Asana, Pranayama, Mudra và Bandha.
Mục đích của Hatha Yoga là cân bằng hai dòng chảy này.
Khi Nadi Ida và Pingala được
thanh lọc và cân bằng tâm trí đã được kiểm soát thì Sushumna - Nadi quan trọng
nhất - bắt đầu chảy. Sushumna sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi chảy trong lúc Thiền
định. Nếu Pingala chảy cơ thể sẽ bồn chồn, nếu Ida chảy tâm trí sẽ bị quá
khích. Khi Sushumna chảy Kundalini thức tỉnh và chạy qua các Luân xa.
Các Nadi và Hệ thống dây thần kinh
Ở mức độ thể chất Ida và Pingala
tương ứng với hai khía cạnh của Hệ thần kinh thực vật. Pingala trùng với hệ thần
kinh giao cảm và Ida trùng với hệ thần kinh đối giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm
chịu trách nhiệm kích thích và tăng tốc các hoạt động liên quan đến môi trường
bên ngoài và giảm tốc các cơ quan có xu hướng sử dụng nhiều năng lượng bên
trong. Dây thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, làm giãn mạch máu, tăng tốc độ
hô hấp và tăng cường hiệu quả của mắt, tai và các cơ quan cảm nhận khác. Dây thần
kinh đối giao cảm đối lập với dây thần kinh giao cảm vì chúng làm giảm nhịp
tim, co thắt mạch máu và hô hấp chậm. Dòng chảy của Prana trong Ida và Pingala
là hoàn toàn không ý thức được cho đến khi nỗ được điều khiển bởi các bài tập
Yoga.
Cảm quan và nhận thức
Những điều cần thiết nhất đề định
vị được các Luân xa, kênh Nadi và hình dung về những biểu tượng và đường đi
trong không gian tâm linh chính là Sự cảm
quan và nhận thức.
Những phương pháp tập luyện trình
bày trong cuốn sách này đều có liên quan đến Luân xa và các kênh Nadi cụ thể. Mục
đích cứu cánh của những phương pháp này là Thanh lọc và cân bằng các Luân xa và
kênh Nadi khiến cho Kundalini được tỉnh thức và nâng cao sự nhận thức cá nhân.
Khi các Luân xa và kênh Nadi được kiểm soát thì sự nhận thức về những không
gian vi tế này được tự động kích hoạt và con mắt tâm linh được khai mở.
Đây là những trải nghiệm của các
Yogi từ xưa đến nay. Để có thể đạt được trải nghiệm này việc luyện tập thường
xuyên là rất cần thiết.
ĐỊNH NGHĨA LUÂN XA
Từ ‘Chakra’ có nghĩa là ‘Bánh
xe’ hoặc ‘Vòng tròn’ nhưng trong
bối cảnh này thì nó nên được dịch nghĩa sâu hơn là ‘Vòng xoay’.
Luân xa là vòng xoay của các kênh
năng lượng tại một số phần trên cơ thể nơi điều khiển sự lưu thông của Prana thấm
vào toàn bộ cấu trúc cơ thể. Mỗi một Luân xa là một công tắc nơi có thể bật và
mở từng hoạt động, suy nghĩ hoặc phản ứng của cảm xúc điều mà có thể đã ngủ quên
bên trong chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng liên quan đến từng vùng
riêng biệt của não bộ và ở hầu hết mọi người những Trung tâm tâm linh này thường
nằm im và không hoạt động. Tập trung vào Luân xa trong khi thực hành Yoga sẽ
kích thích dòng chảy năng lượng qua những Luân xa ấy và giúp khởi động chúng.
Điều này làm thức tỉnh những vùng không hoạt động ở não bộ cùng các khả năng tương
ứng trong cơ thể tâm linh và tinh thần cho phép người ta trải nghiệm mức độ của
ý thức mà thường không thể tiếp cận.
Có 7 Luân xa chính nằm dọc trên
Sushumna một kênh năng lượng chảy qua trung tâm của tủy sống. Sushumna bắt nguồn
từ đáy chậu và chấm dứt ở đỉnh đầu. Các Luân xa được kết nối tới mạng lưới của
các kênh tâm linh gọi là Nadi, tương ứng với các dây thần kinh.
Các Luân xa được mô tả bằng biểu
tượng Hoa sen mỗi loại là một cánh hoa cụ thể và có các đặc trưng riêng. Hoa
sen tượng trưng cho ba giai đoạn mà con người muốn vượt qua trong đời sống tâm
linh: Sự thiếu hiểu biết, Lòng ham muốn
- khát khao, Sự khai trí - soi sáng.
Điều này thể hiện sự phát triển tâm linh từ trạng thái nhận thức thấp
nhất đến trạng thái tâm thức cao nhất
Các cánh của Hoa sen được ghi chú
bằng các câu Mantra Bija hoặc âm thanh của Bảng chữ cái trong tiếng Phạn biểu
thị các biểu hiện khác nhau của năng lượng tâm linh kết nối với Luân xa, các
kênh Nadi hoặc tâm linh dẫn vào và ra khỏi chúng. Trong mỗi Luân xa là một
Yantra bao gồm các biểu tượng hình học liên quan và các Mantra Bija của nó.
Trong Yantra cũng có một vị thần chủ trì đại diện cho các khía cạnh đặc biệt của
ý thức tương ứng với Vahana hoặc các phương diện biểu lộ như hình thái của động
vật đại diện cho các khía cạnh khác của Trung tâm tâm linh.
MÔ TẢ VỀ 7 LUÂN XA
1. Luân xa Mooladhara: là Luân xa thấp nhất nằm ở đáy chậu của nam
giới và ở cổ tử cung của nữ giới. Từ ‘Mool’
có nghĩa là ‘gốc - rễ’ và ‘Adhara có
nghĩa là ‘vị trí’. Vì vậy, nó được biết đến như là phần trung tâm gốc.
Luân xa Mooladhara có liên quan đến
khứu giác và hậu môn. Nó được tượng trưng bởi một Bông sen đỏ đậm với bốn cánh hoa. Ở chính giữa là một hình vuông
màu vàng, Yantra của Prithvi tattwa, nguyên tố Đất và Mantra bija lam. Giữa
hình vuông là một tam giác màu đỏ biểu tượng của Shakti hoặc năng lượng sáng tạo với vị trí đỉnh hướng xuống dưới.
Bên trong tam giác là hào quang Swayambhu Linga biểu tượng cho cơ thể tinh tú.
Một con rắn màu đỏ đại diện cho Kundalini
không hoạt động được cuộn ba lần rưỡi quanh Linga. Tam giác màu đỏ được hỗ trợ
bởi con voi với bảy cái vòi tượng trưng cho sự ổn định và tính thống nhất.
Luân xa Mooladhara là nơi chứa
năng lượng nguyên sơ - Kundalini Shakti.
Kundalini là con rắn ngủ sâu xung quanh Swayambhu Linga. Đó là cội nguồn của mọi
năng lượng trong nhân loại và vũ trụ bất kể tình dục, tình cảm, tâm trí, tâm
linh và tâm hồn. Khi năng lượng này là một nó có chất lượng và thuộc tính khác
nhau tùy thuộc vào Trung tâm tâm linh mà nó biểu lộ. Mục đích của Yoga là thức
tỉnh Kundalini không hoạt động thông
qua việc tự thanh lọc và sự tập trung của tâm trí để dẫn nó đến Luân xa Sahasrara - nguồn năng lượng tinh khiết
hoặc Shakti nó được kết hợp với ý thức
thuần khiết - Shiva.
Khi tập trung vào Luân xa Mooladhara hãy hình dung đến tam giác
ngược màu đỏ hoặc hình vuông màu vàng biểu tượng của năng lượng và tính thống
nhất để nâng cao sự ổn định và cân bằng bên trong.
2. Luân xa Swadhisthana: Chiều rộng khoảng hai ngón tay nằm trên
Luân xa Mooladhara ở cột sống là điểm tập trung của Luân xa Swadhisthana. Nghĩa
của từ ‘Swadhisthana’ là ‘nơi trú ngụ của
chính mình’. Trong tiếng Phạn từ ‘Swa’ có nghĩa là ‘chính mình’ và từ ‘Sthan’ có nghĩa là ‘nơi ở’.
Luân xa này được tượng trưng bởi
Bông hoa sen da cam với sáu cánh. Chính giữa nó là trăng lưỡi liềm màu trắng,
Yantra của Apas tattwa, nguyên tố Nước và Mantra bija vam. Yantra trăng lưỡi liềm
và Mantra bija cưỡi trên một con cá sấu tượng trưng cho chuyển động của nghiệp.
Luân xa Swadhisthana được kết hợp
giữa niềm hân hoan vui vẻ và sự bảo vệ. Nó được kết hợp giữa lưỡi và các cơ
quan sinh dục. Điều được nhấn mạnh trong Swadhisthana là vượt qua nỗi sợ hãi
trên sự hưởng thụ, cảm giác vui vẻ và tình dục. Khi Luân xa này hoạt động nó biểu
hiện cho lòng ham muốn và sự khát khao.
Ở cấp độ sâu hơn, Luân xa Swadhisthana là nền tảng của bản
thể và tích tụ sự không tỉnh thức; nó là kho chứa của tất cả Samskaras, những ấn tượng về quá khứ được
chứa trong dạng nguyên bản. Nó là Trung tâm nguyên thủy nhất của loài người và
là gốc rễ của bản năng. Bằng cách Thanh lọc trung tâm này động vật tự nhiên được
tiến hóa để tập trung vào trung tâm này hình dung về đại dương sâu rộng với những
con sóng bên dưới bầu trời đêm. Dòng nước biển đại diện cho dòng ý thức.
3. Luân xa Manipura: Nằm ở cột sống đằng sau vùng rốn là Luân xa
Manipura. Từ ‘Mani’ có nghĩa là ‘đá
quý’ và ‘Pura’ có nghĩa là ‘thành phố’.
Vì thế, ‘Manipura’ có nghĩa là ‘thành phố
đá quý’. Nó còn được gọi như vậy bởi vì bản thân nó là trung tâm lửa, nó rực
rỡ như đá quí và chiếu sáng bằng năng lượng và sinh khí.
Luân xa này được miêu tả là một Bông hoa sen tỏa sáng màu vàng với mười
cánh hoa. Chính giữa hoa sen là một tam giác lửa đỏ hình vẽ biểu tượng của
Agni tattwa, nguyên tố Lửa, và Mantra đặc trưng là Ram. Loài động vật phụng sự
như một phương tiện cho Manipura là Ram. Biểu tượng của sự quả quyết và năng lượng.
Manipura là hung tâm của sự quyết
đoán, năng động và thống trị. Nó có liên quan tới thị lực và bản chân với khát
vọng, ý chí và khả năng thống trị. Ở chiều hướng tiêu cực nó có thể biểu hiện bằng
sự chuyên quyền trong cách nhìn nhận và con người chỉ đơn thuần là phương tiện
để đạt được quyền lực cá nhân hoặc để đáp ứng nhu cầu cá nhân.
Các búi Mặt trời là trung tâm chủ
yếu liên quan đến quá trình quan trọng của tiêu hóa và chuyển hóa thực phẩm. Nó
khống chế chức năng của tuyến dạ dày, tuyến tụy, túi mật, nơi tiết ra các
en-zim, a-xít và dịch vị cần thiết cho sự tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Luân xa Manipura là trung tâm của
tâm linh nơi điều khiển mọi hoạt động và bản năng tìm kiếm thức ăn để nuôi dưỡng
chính mình.
Tuyến thượng thận nằm trên thận
cũng liên quan đến Luân xa Manipura. Chúng tiết ra các A-đrê-na-lin vào máu trong tình huống khẩn cấp. Điều này có tác dụng
tăng tốc tất cả các quá trình sinh lý làm cho tâm trí rõ ràng và tỉnh táo, tim
đập nhanh hơn, tốc độ hô hấp nhanh hơn. Sau đó cơ thể được chuẩn bị cho các hoạt
động mạnh hơn bình thường mà nó thường được gọi là phản ứng ‘chiến đấu’. Những người chậm chạp, trầm cảm hoặc có vấn đề về
hệ tiêu hóa như bị tiểu đường và chứng khó tiêu thì nên tập trung vào Luân xa
này và cố gắng cảm nhận năng lượng phát ra từ vùng này.
Để tập trung vào trung tâm này,
hãy hình dung đến Mặt trời rực lửa hoặc một quá cầu lửa. Trải nghiệm những năng
lượng dưới dạng ánh sáng tỏa ra từ vùng này và thấm toàn thân.
4. Luân xa Anahata: nằm ở cột sống phía sau xương ức là luân xa
Anahata. Từ Anahata có nghĩa là ‘không bị thương tổn’. Tất cả âm thanh trong vũ
trụ được tạo ra bởi sự va chạm của hai vật thể để tạo nên những rung động và
sóng âm. Tuy nhiên, âm thanh nguyên thủy vốn phát sinh từ ngoài thế giới vật chất
này là nguồn gốc của tất cả âm thanh và được gọi là Anahad Nada - âm thanh không bị ngắt quãng. Trung tâm trái tim là
nơi mà âm thanh này biểu hiện. Nó có thể được cảm nhận như là một rung động bên
trong chưa sinh và bất diệt, rung động của vũ trụ.
Luân xa này được tượng trưng bởi Bông hoa sen màu xanh lá cây với mười hai
cánh. Ở chính giữa hoa sen là hình lục giác được hình thành bởi hai hình
tam giác xen kẽ. Đây là hình vẽ biểu tượng của Vayu tattwa, nguyên tố Khí.
Mantra đặc trưng là Yam và phương tiện là linh dương đen biểu tượng của sự tỉnh
táo. Luân xa Anahata là trung tâm kết nối các giác quan về sự đụng chạm (cảm nhận)
tay (đưa ra và nhận lấy) và cảm xúc, sự ghen tị trong tình yêu vô điều kiện.
Khi thanh lọc ở mức độ này, sự khoan dung và hữu hảo bắt đầu được phát triển và
biết chấp nhận, yêu thương những gì mình có.
Ở mức độ thể chất, Anahata được kết
hợp giữa trái tim và phổi, hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. Dành cho những ai Thiền ở
Luân xa này, hãy hình dung về đóa hoa sen màu xanh da trời hoặc hình lục giác
được hình thành bởi hai hình tam giác xen kẽ với một ngọn lửa nhỏ đang bừng
sáng cháy ở giữa. Tưởng tượng rằng nó đang rất ổn định và không hề lay động giống
như ngọn lửa ở nơi không có gió. Đây là biểu tượng của Jivatma một linh hồn cá
nhân là tinh thần ngự trị của tất cả chứng sinh nơi không bao giờ bị quấy rầy bởi
gió của thế giới nhân loại.
5. Luân xa Vishuddhi: nằm ở gáy, phía sau họng là Luân xa Vishuddhi
trung tâm của sự thanh lọc. Từ ‘Shuddhi’ có nghĩa là ‘sự thanh lọc’ và tiền tố
‘vi’ đứng trước để nhấn mạnh thêm ý nghĩa của nó.
Nó tượng trưng cho Bông hoa sen màu xanh da trời với mười sáu
cánh. Ở chính giữa hoa sen là một vòng tròn màu trắng hình vẽ biểu tượng của
Akashatattwa, nguyên tố Ether và Mantra đặc trưng là Ham. Con vật liên quan đến
Luân xa này là voi trắng. Chúng ta phải hiểu đúng và nhận thức đúng về Luân xa
Vishuddhi ở đây các tính nhị nguyên của cuộc sống được chấp nhận cho phép người
ta được sống và để mọi thứ xảy ra như nó đang xảy đến.
Luân xa Vishuddhi làm chủ tai và
dây thanh quản thuộc vùng thanh quản, Tuyến giáp và Tuyến cận giáp. Nó là Trung
tâm liên quan đến sự giao tiếp. Trung tâm cổ họng là nơi mật hoa thiêng liêng
và được gọi là Amrita được ví như một loại thuốc tiên bất tử - vị giác, sự nếm.
Mật hoa này tiết ra vị ngọt từ Luân xa
Bindu chảy xuống Luân xa Vishuddhi
nơi có quá trình Thanh lọc xa hơn ra khỏi cơ thể.
Khi tập trung vào vùng trung tâm
này hãy hình dung ra một giọt mật hoa thật lớn cố gắng cảm nhận sự ngọt ngào và
lạnh giá từ nó chảy xuống Luân xa Vishuddhi
và dâng hiến cảm nhận của sự phúc lạc.
6. Luân xa Ajna: nằm ở não giữa sau điểm chính, giữa lông mày trên
đỉnh của cột sống gọi là Luân xa Ajna. Vùng này được biết đến với rất nhiều tên
gọi như con mắt thứ ba Jnana chakshu con mắt của sự khôn ngoan, Triveni hợp lưu
của ba con sông, Luân xa Guru và con
mắt của Shiva. Từ Ajna có nghĩa là “điều khiển”. Ở mức độ sâu hơn trong
Thiền định các môn đồ sẽ nhận được sự dẫn dắt và điều khiển từ Guru qua chính
Luân xa này.
Luân xa Ajna được miêu tả như bông hoa sen màu chàm với hai cánh nơi
ngự trị của Mặt trăng và Mặt trời hoặc các Pingala - các sức mạnh tích cực và
Ida - sức mạnh tiêu cực. Có hai dòng chảy Prana chịu trách nhiệm về việc trải
nghiệm các nhị nguyên, hội tụ tại trung tâm này với lực lượng tâm linh
Sushumna. Chính giữa hoa sen là Mantra Aum. Nguyên tố của Luân xa này là tâm
trí. Đây là vùng trung tâm nơi trí tuệ và trực giác được phát triển. Khi Luân
xa này được thức tỉnh, tâm trí trở nên ổn định và vững vàng hơn và đạt được quyền
kiểm soát các Prana.
Luân xa Ajna tương ứng với Tuyến
tùng vốn gần như đã biến mất ở người trưởng thành, về tâm linh Tuyến tùng như một
cây cầu giữa tinh thần và tâm linh. Vì vậy, Luân xa Ajna chịu trách nhiệm về
các khả năng siêu nhiên như thấu thị, nhĩ thông và thần giao cách cảm.
Suy nghĩ cũng là một dạng năng lượng
rất tinh tế. Khi Luân xa Ajna thức tỉnh
nó sẽ truyền tải suy nghĩ đi và về qua vùng trung tâm này. Cánh cửa tâm linh sẽ
mở ra để có nhận thức sâu và cao hơn. Kích thích Luân xa này sẽ làm phát triển
mọi khả năng của tâm trí như sự thông minh, trí nhớ và sự tập trung.
Để tập trung vào Luân xa Ajna điểm chính giữa lông mày -
Bhrumadha được sử dụng. Hình dung đến một ánh đèn nhỏ hoặc biểu tượng Aum ở giữa và để các suy nghĩ ở lại bên
trong Guru.
Bin du: nằm ở trên đỉnh đằng sau đầu nơi các Bà-la-môn Hindu mọc một
chùm tóc nhỏ điểm này được gọi là Bindu. Từ Bindu có nghĩa là ‘điểm’ hoặc ‘rơi’. Bindu được biểu
tượng bởi hình trăng lưỡi liềm nhỏ trong đêm tối. Bindu là trung tâm của Nada - âm thanh tâm linh. Trung tâm này được
sử dụng khi sự tập trung được đặt tại âm thanh tâm linh nó cũng thể hiện ra
trong các bài luyện tập để phát triển sự nhận thức của nada như Bài thở Bhramari và Thủ ấn Shanmukhi.
7. Luân xa Sahasrara: nằm ở trên đỉnh của đầu là Luân xa Sahasrara.
Nó nằm trên cùng của sự nhận thức. Từ Sahasrara có nghĩa là ‘một ngàn’. Luân xa Sahasrara được hình
dung như một Bông hoa sen màu tím đang tỏa
sáng với ngàn cánh hoa chứa đựng năm mươi chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Phạn.
Chính giữa Hoa sen là một Jyotirlinga đang tỏa sáng - ánh sáng của Linga biểu
tượng của ý thức thánh khiết. Trong Sahasrara sự kết hợp huyền bí của Shiva và Shakti xảy ra hợp nhất ý thức
giữa vật chất và năng lượng, linh hồn cá nhân với linh hồn tối cao. Khi Kundalini thức tỉnh, nó đi qua các Luân
xa đến Sahasrara và hòa nhập vào nguồn từ ở gốc của nó. Vật chất và năng lượng
hòa vào tâm thức thuần khiết trong trạng thái phúc lạc. Để đạt được điều này,
các Yogi phải có kiến thức tối cao vượt ra ngoài sự sống và cái chết.