-->

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG 2 - ĐỀ THI CÔNG CHỨC


MÔN THI
TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG
(Thời gian làm bài: 60 phút-Thang điểm: Đạt/Không đạt)

Câu 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức:
A. Liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
B. Liên minh giai cấp.
C. Liên minh xã hội.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 2. Tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của:
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 3. Xác định đặc điểm của hành chính Việt Nam:
A. Tính lệ thuộc vào chính trị và phục vụ chính trị.
B. Tính pháp quyền.
C. Tính chuyên nghiệp.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 4. Xác định vai trò của pháp luật trong quản lý hành chính:
A. Tạo lập khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.
B. Là căn cứ để đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước.
C. Là công cụ để bảo đảm dân chủ và pháp quyền trong hoạt động hành chính nhà nước.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 5. Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, xác định mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay:
A. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
B. Nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.
C. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 6. Theo qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
B. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
C. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án.
D. Người bị buộc tội được coi là có tội cho đến khi chứng minh được là mình vô tội.
Câu 7. Căn cứ Hiến pháp năm 2013, xác định chủ thể có thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiếp pháp:
A. Chủ tịch nước.
B. Quốc hội.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Câu 8. Xác định quyền con người theo Hiến pháp năm 2013:
A. Quyền có nơi ở hợp pháp.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 9. Theo Hiến pháp năm 2013, quyền lực nhà nước là:
A. Thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
B. Thông nhất và phân quyền giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
C. Thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
D. Thống nhất, có sự phân công, phối hợp và phân định thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương.
Câu 10. Theo qui định tại Hiến pháp năm 2013:
A. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
B. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài phục vụ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
C. Phát triển giáo dục giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước.
D. Cả hai phương án A và C đều đúng.
Câu 11. Xác định chủ thể được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận có “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”:
A. Mọi người cư trú, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Công dân Việt Nam.
C. Công dân Việt Nam hiện đang cư trú, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
D. Cả hai phương án A và C đều đúng.
Câu 12. Xác định nội dung không thuộc qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
B. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tối đẹp của mình.
C. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và bảo đảm để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, phát triển bình đẳng cùng với đất nước.
D. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Câu 13. Theo qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.
B. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo giá thị trường.
C. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và theo quy định của pháp luật.
D. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch trên cơ sở qui định của pháp luật và giá thị trường.
Câu 14. Xác định nội dung không thuộc qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.
B. Quyển con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
C. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
D. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 15. Xác định nội dung không thuộc qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
B. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
C. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
D. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Câu 16. Theo qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội.
B. Nhà nước có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.
C. Nhà nước bảo đảm về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội.
D. Cả hai phương án A và B đều đúng.
Câu 17. Xác định chủ thể có thẩm quyền rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:
A. Quốc hội.
B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
C. Chủ tịch nước.
D. Thủ tướng Chính phủ.
Câu 18. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, xác định nội dung không thuộc nguyên tắc trong phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương:
A. Pháp chế.
B. Pháp quyền.
C. Cả hai phương án A và B đều đúng.
D. Cả hai phương án A và B đều sai.
Câu 19. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, xác định nguyên tắc làm việc của Hội đồng nhân dân:
A. Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
B. Kết hợp giữa chế độ tập thể Hội đồng nhân dân với trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng nhân dân.
C. Chịu trách nhiệm cá nhân của từng thành viên Hội đồng nhân dân.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 20. Xác định nội dung không thuộc qui định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 về quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương:
A. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp.
B. Chính quyền địa phương tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội động viên Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.
C. Chính quyền địa phương tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của chính quyền địa phương.
D. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.
Câu 21. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, chính quyền địa phương ở tỉnh là:
A. Chính quyền địa phương cấp dưới của chính quyền trung ương.
B. Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh.
C. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 22. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, xác định trường hợp Hội đồng nhân dân họp bất thường:
A. Khi Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu.
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp yêu cầu.
C. Ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 23. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, xác định ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh:
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
B. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân và người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
D. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Câu 24. Xác định nội dung không thuộc qui định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đông nhân dân:
A. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
B. Có trình độ đại học trở lên.
C. Phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Cả hai phương án B và C đều đúng.
Câu 25. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất:
A. Một phần hai tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
B. Hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
C. Ba phần tư tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
D. Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 26. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương:
A. Hiện đại minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
B. Tập trung dân chủ.
C. Cả hai phương án A và B đều đúng.
D. Cả hai phương án A và B đều sai.
Câu 27. Xác định tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo qui định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:
A. Làm việc trong lĩnh vực pháp luật.
B. Có trình độ đại học trở lên.
C. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Câu 28. Theo qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo qui luật của kinh tế thị trường.
B. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
C. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
D. Cả hai phương án B và C đều đúng.
Câu 29. Theo qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
B. Phát triển khoa học và công nghệ à nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
C. Phát triển khoa học và công nghệ là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao dân trí phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
D. Phát triển khoa-học công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
Câu 30. Xác định nội dung không phải là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam:
A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Trực thuộc hai chiều.
C. Tập trung dân chủ.
D. Nhân dân tham, gia quản lí nhà nước.
Câu 31. Theo Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ cải cách hành chính, cải cách lập pháp và cải cách tư pháp là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực:
A. Cải cách thủ tục hành chính.
B. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
C. Cải cách thể chế.
D. Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 32. Xác định nội dung trọng tâm cải cách hành chính trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020:
A. Cải cách thể chế.
B. Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
C. Xây đựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 33. Căn cứ Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20 16 - 2020, xác định yêu cầu đối với cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020:
A. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
B. Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.
C. Gắn cải cách hành chính với cải cách lập pháp, tư pháp.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 34. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định phương án sai:
A. Công chức không làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
B. Công chức có làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Công chức có làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh.
D. Công chức có làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện.
Câu 35. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định phương án đúng:
A. Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật trong trường hợp cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
B. Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật trong trường hợp cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
C. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật Cán bộ, công chức quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
D. Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật trong trường hợp cán bộ, công chức có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Câu 36. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định trường hợp không phải mức phân loại đánh giá cán bộ:
A. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
B. Hoàn thành nhiệm vụ.
C. Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
D. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực.
Câu 37. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định nội dung quản lý công chức:
A. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức.
B. Thay đổi chức danh nghề nghiệp.
C. Cả hai phương án A và B đều đúng.
D. Cả hai phương án A và B đều sai.
Câu 38. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định hình thức bồi dưỡng công chức:
A. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đạo đức công vụ của công chức.
B. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn bậc công chức.
C. Cả hai phương án A và B đều đúng.
D. Cả hai phương án A và B đều sai.
Câu 39. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định việc cán bộ, công chức không được làm:
A. Lợi đụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
B. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
C. Tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 40. Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, bảo đảm kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế là:
A. Nguyên tắc trong thi hành công vụ.
B. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức.
C. Nguyên tắc quản lý công chức.
D. Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 41. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định quyền được bảo đảm
điều kiện thi hành công vụ của cán bộ, công chức:
A. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
B. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
C. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 42. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định nghĩa vụ riêng của cán bộ, công chức là người đứng đầu:
A. Thực hiện đúng, đầy đủ vả chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
B. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức.
C. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
D. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Câu 43. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định việc công chức được làm:
A. Sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
B. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn.
C. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
D. Báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Câu 44. Xác định quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 về đạo đức của cán bộ, công chức:
A. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp trong hoạt động công vụ.
B. Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.
C. Cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp.
D. Cán bộ, công chức phải có ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõ ràng.
Câu 45. Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, ngân sách địa phương gồm:
A. Ngân sách của chính quyền địa phương.
B. Ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.
C. Ngân sách của cơ quan nhà nước ở địa phương.
D. Ngân sách của hội đồng nhân dân vả Ủy ban nhân dân ở địa phương.
Câu 46. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, xác định nội dung không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương:
A. Chi đầu tư phát triển.
B. Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.
C. Chi đầu tư và hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế của trung ương.
D. Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực theo quy định.
Câu 47. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, xác định chủ thể có thẩm quyền kiểm tra, báo cáo việc thực hiện ngân sách địa phương:
A. Ủy ban nhân dân các cấp.
B. Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
D. Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 48. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, xác định chủ thể có thẩm quyền quyết định dự toán thu ngân sách địa phương:
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 49. Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, xác định nội dung thuộc trách nhiệm của công chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
A. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
B. Đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
C. Cả hai phương án A và B đều đúng.
D. Cả hai phương án A và B đều sai.
Câu 50. Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, xác định nội dung không thuộc nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
A. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
B. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối. Cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát.
C. Bảo đảm tính phù hợp đối với quy định của pháp luật quốc tế.
D. Bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Câu 51. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định phương án đúng:
A. Cán bộ công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 03 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
B. Cán bộ công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thi không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
C. Cán bộ công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý trong vòng 12 tháng.
D. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 6 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Câu 52. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tài sản tham nhũng là:
A. Tài sản có được từ tham nhũng.
B. Tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
C. Cả hai phương án A và B đều đúng.
D. Cả hai phương án A và B đều sai.
Câu 53. Căn cứ Luật Phỏng, chống tham nhũng năm 2018, xác định các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động.
B. Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
C. Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Gâu 54. Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, xác định chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước cung cấp thông tin:
A. Cơ quan nhà nước.
B. Tổ chức chính trị - xã hội.
C. Cơ quan báo chí.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 55. Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, xác định chủ thể có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng:
A. Cơ quan nhà nước.
B. Doanh nghiệp.
C. Đơn vị sự nghiệp công lập.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 56. Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, xác định hình thức công khai tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị:
A. Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
B. Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
C. Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 57. Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, xác định nội dung không thuộc nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
A. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp.
B. Bảo đảm có sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.
C. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
D. Bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật
Câu 58. Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, xác định văn bản quy phạm pháp luật:
A. Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
C. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
D. Nghị định của Chính phủ.
Câu 59. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:
A. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật.
B. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật.
C. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 60. Xác định biện pháp phải thực hiện để bảo đảm nguyên tắc nhân dân tham gia hoạt động hành chính nhà nước:
A Tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của công dân vào giải quyết các công việc của hành chính nhà nước.
B. Nâng cao chất lượng của thiết chế dân chủ đại diện.
C. Cả hai phương án A và B đều đúng.
D. Cả hai phương án A và B đều sai.

BÌNH LUẬN ()