-->

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG


MÔN THI
TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG
(Thời gian làm bài: 60 phút - Thang điểm: Đạt/Không đạt)

Câu 1. Xác định chủ thể có trách nhiệm tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiện người ứng cử đại biểu Quốc hội:
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Hội đồng nhân dân ở cấp chính quyền địa phương.
C. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương.
D. Chính quyền địa phương các cấp.
Câu 2. Xác định quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
A. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
B. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
C. Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức đoàn thể.
D. Thay mặt nhà nước thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo.
Câu 3. Xác định nội dung không thuộc chức năng của Hội Nông dân Việt Nam:
A. Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt
B. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
C. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
D. Quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
Câu 4. Xác định vai trò của hành chính nhà nước đối với sự phát triển:
A. Hiện thực hóa mục tiêu của Đảng cầm quyền.
B. Điều phối các hoạt động kinh tế - xã hội.
C. Thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.
D. Tất cả các phương án đều đúng.
Cầu 5. Theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, việc tinh giản biên chế phải gắn với:
A. Cải cách chế độ công vụ theo hướng thu hẹp quy mô công vụ.
B. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
C. Sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
D. Cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Câu 6. Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, xác định mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay:
A. Giảm mọi nguồn chi trong hoạt động của hệ thống chính trị.
B. Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống chính trị.
C. Tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh dạo của Đảng.
D. Cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo ngạch, bậc.
Câu 7. Theo Hiến pháp năm 2013:
A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng công nhân.
C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
D. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân.
Câu 8. Theo Hiến pháp năm 2013, quyền con người và quyền công dân là quyền:
A. Không thể bị hạn chế.
B. Chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
C. Chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
D. Chỉ có thể bị hạn chế bởi Tòa án trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Câu 9. Căn cứ Hiến pháp năm 2013, xác định phương án sai:
A. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân không thể bị hạn chế.
B. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật.
C. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
D. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc thực hiện quyền con người,
quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Câu 10. “Gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” là qui định của Hiến pháp năm 2013 về:
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 11. Theo qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân và không thể phân chia.
B. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
C. Quyền lực nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương tới địa phương.
D. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Câu 12. Xác định nội dung không thuộc qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
B. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
C. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân dược tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
D. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 13. Xác định nội dung không thuộc qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.
B. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện chỉ thông qua
Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
C. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
D. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Câu 14. Xác định nội dung không thuộc qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
B. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người chỉ có Quốc tịch
Việt Nam.
C. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
D. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Câu 15. Theo qui định của Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là:
A. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
B. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
C. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu; nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò quyết định.
D. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; sở hữu nhà nước giữ vai trò quyết định.
Câu 16. Theo qui định tại Hiến pháp năm 2013:
A. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập nhưng không hòa tan.
B. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
C. Nhà nước xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập nhưng không hòa tan.
D. Nhà nước xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện đại và phát triển.
Câu 17. Theo qui định của Hiến pháp năm 2013:
A. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo qui luật của kinh tế thị trường.
B. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
C. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
D. Cả hai phương án B và C đều đúng.
Câu 18. Theo qui định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:
A. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu do cử tri bầu ra.
B. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân
dân.
C. Hội đồng nhân dân chỉ chịu trách nhiệm truớc Nhân dân địa phương.
D. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
Câu 19. Xác định nội dung không thuộc qui định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 về Ủy ban nhân dân:
A. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.
B. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
C. Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
D. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Câu 20. Xác định nội dung không qui định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:
A. Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
B. Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quy định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
C. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.
D. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Câu 21. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, xác định nội dung không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân ở tỉnh:
A. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
B. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo qui định của pháp luật.
C. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
D. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Câu 22. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, xác định nội dung không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân ở tỉnh:
A. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
B. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.
C. Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh.
D. Phân cấp, ủy quyển cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Câu 23. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:
A. Chính quyền địa phương có trách nhiệm lắng nghe, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
B. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp.
C. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.
D. Cả hai phương án A và C đều đúng.
Câu 24. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, xác định chủ thể có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân:
A. Hội đồng nhân dân.
B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
D. Tất cả phương án đều đúng.
Câu 25. Theo qui định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở:
A. Phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.
B. Phân quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.
C. Phân cấp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.
D. Phân cấp, ủy quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương và cấp chính quyền địa phương.
Câu 26. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất:
A. Một phần hai tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
B. Hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
C. Ba phần tư tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
D. Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 27. Theo Hiến pháp năm 2013:
A. Đất đai là tài nguyên quan trọng của quốc gia, nguồn lực để phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
B. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
C. Đất đai là tài nguyên thuộc sở hữu nhà nước và do nhà nước quản lí.
D. Đất đai là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lí.
Câu 28. Xác định đường lối đối ngoại của Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013:
A. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
B. Các quốc gia bình đẳng và cùng có lợi.
C. Bảo vệ chủ quyền, hợp tác, phát triển và cùng có lợi.
D. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Thực hiện các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Câu 29. Căn cứ Hiến pháp năm 2013, xác định lĩnh vực được coi là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
A. Phát triển giáo dục.
B. Phát triển khoa học và công nghệ.
C. Phát triển kinh tế-xã hội.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 30. Theo qui định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là:
A. Cơ quan đại biểu của Nhân dân, cơ quan có quyền cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân cơ quan quyền lực nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Cơ quan đại biểu Nhân dân, cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 31. Xác định nhiệm vụ được đặt ra trong Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
A. Thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh.
B. Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên Cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
C. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 32. Căn cứ Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, xác định trọng tâm cải cách hành chính phải tập trung thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020:
A. Cải cách thể chế.
B. Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
C. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 33. Căn cứ Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, xác định nhiệm vụ thuộc lĩnh vực cải cách thể chế giai đoạn 2016-2020:
A. Hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật của nền hành chính phù hợp với Hiến pháp năm 2013.
B. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện các hình thức công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính.
C. Nghiên cứu xây dựng và đưa vào áp dụng mô hình đánh giá tổ chức.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 34. Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, chi ngân sách nhà nước bao gồm:
A. Ngân sách trung ương và ngân sách của chính quyền địa phương.
B. Ngân sách của chính quyền trung ương và ngân sách của chính quyền địa phương.
C. Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
D. Ngân sách của hệ thống cơ quan nhà nước ở trung ương và ngân sách của hệ thống cơ quan nhà nước ở địa phương.
Câu 35. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, xác định nội dung thuộc nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước:
A. Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi.
B. Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện được bội chi.
C. Chi ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã được bội chi.
D. Chỉ ngân sách địa phương cấp xã được bội chi.
Câu 36. Xác định mục tiêu của Chính phủ điện tử:
A. Cải thiện, nâng cao chất lượng, đảm bảo công bằng trong các dịch vụ công.
B. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp trị.
C. Nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước.
D. Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 37. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, xác định chủ thể có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương:
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 38. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, xác định chủ thể có thẩm quyền lập dự toán ngân sách địa phương:
A. Hội đồng nhân dân các cấp.
B. Ủy ban nhân dân các cấp.
C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân Các cấp.
D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 39. Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, xác định nội
dung thuộc trách nhiệm của công chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
A. Thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống
lãng phí được giao.
B. Giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng.
C. Cả hai phương án A vá B đều đúng.
D. Cả hai phương án A và B đều sai.
Câu 40. Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, xác định chủ thể có trách nhiệm giám sát việc tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương:
A. Hội đồng nhân dân các cấp.
B. Ủy ban nhân dân các cấp.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Cầu 41. Xác định nội dung phải thực hiện để đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ công:
A. Tách hoạt động cung cấp dịch vụ công ra khỏi các hoạt động quản lý nhà nước.
B. Giảm tối đa chi tiêu công cho cung cấp dịch vụ công.
C. Hạn chế xã hội hóa cung ứng dịch vụ công.
D. Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 42. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, xác định hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện:
A. Tham ô tài sản.
B. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
C. Nhận hối lộ.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 43. Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, xác định chủ thể có thẩm quyền giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước:
A. Quốc hội.
B. Ủy ban của Quốc hội.
C. Đoàn Đại biểu Quốc hội.
D. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Câu 44. Căn cứ Luật Phòng, chổng tham nhũng năm 2018, xác định tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng:
A. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
B. Việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
C. Việc thu hồi tài sản tham nhũng.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 45. Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, xác định nội dung cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động:
A. Việc kiến nghị chính sách, pháp luật.
B. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.
C. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 46. Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, trách nhiệm giải trình là:
A. Việc mọi cá nhân phải làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về hành vi của mình trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
B. Việc cơ quan nhà nước ban hành quyết định hành chính trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
C. Việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải thông báo cho Nhân dân về mọi hoạt động của của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
D. Việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Câu 47. Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
A. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp.
B. Bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
C. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 48. Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, xác định loại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân các cấp:
A. Nghị quyết.
B. Quyết định.
C. Chỉ thị.
D. Nghị quyết liên tịch.
Câu 49. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban bành nghị quyết để quy định:
A. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật.
B. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp. luật.
C. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 50. Xác định phương án sai trong các phương án sau:
A. Ủy ban nhân dân có quyền ban hành quyết định hành chính.
B. Ủy ban nhân dân không có quyền ban hành quyết định hành chính.
C. Tính hợp pháp là một trong những yêu cầu phải bảo đảm khi ban hành quyết định hành chính.
D. Tính hợp lý là một trong những yêu cầu phải bảo đảm khi ban hành quyết định
hành chính.
Câu 51. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định phương án đúng trong các phương án sau:
A. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định cử sang làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu của công việc.
B. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
C. Điều động là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
D. Điều động là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
Câu 52. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định trường hợp không thuộc mức phân loại đánh giá công chức:
A. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
B. Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
C. Hoàn thành nhiệm vụ.
D. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực.
Câu 53. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định phương án sai:
A. Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị là một trong những căn cứ khi bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
B. Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý là một trong những căn cứ khi bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
C. Nguyện vọng của công chức là một trong những căn cứ khi bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
D. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 54. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định nội dung quản lý công chức:
A. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức.
B. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức.
C. Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 55. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định hình thức bồi dưỡng công chức:
A. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức.
B. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn bậc công chức.
C. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đạo đức công vụ của công chức.
D. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức.
Câu 56. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định nội dung thuộc quy định về đạo đức của cán bộ, công chức:
A. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp.
B. Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính.
C. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền.
D. Cán bộ, công chức phải nghiêm túc, khiêm tốn.
Câu 57. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định nguyên tắc trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức:
A. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
B Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
C. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 58. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định nội dung đánh giá chỉ áp dụng đối với công chức lãnh đạo, quản lý:
A. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
B. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
C. Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
D. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Câu 59. Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, khi giao tiếp với Nhân dân, công chức phải:
A. Có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn.
B. Có thái độ tôn trọng đồng nghiệp.
C. Thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 60. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định phương án sai:
A. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức.
B. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công chức.
C. Quốc hội thống nhất quản lý nhà nước về công chức.
D. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân công, phân cấp của Chính phủ.


BÌNH LUẬN ()