KÍCH CHUỘT VÀO ĐÂY ĐỂ XEM BẢN WORD ĐẦY ĐỦ.
ĐỂ TẢI FILE WORD NÀY XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ ZALO 098.789.3491
MỤC LỤC
5. Cấu trúc của bài
tiểu luận. 3
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM
VĂN HOÁ - VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC.. 4
1.2.1 Các khái niệm
văn hoá trong xã hội học. 5
CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH TỐ
VĂN HOÁ DƯỚI CÁCH NHÌN XÃ HỘI HỌC. 7
2.1.2 Phân loại giá
trị theo hệ thống. 9
2.2.2. Hệ thống chuẩn
mực và sự phân loại. 12
2.2.3. Chuẩn mực
trong xã hội hiện đại. 15
2.3.3 Các hình thức
chân lý. 17
2.5 Mối quan hệ giữa
các thành tố, giá trị, chuẩn mực, chân lý, mục tiêu. 18
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Văn hoá là thứ sản phẩm được sáng tạo bởi
con người kể cả về vật chất lẫn tinh thần, vật thể và phi vật thể thứ sản phẩm mà
mỗi cộng đồng người phải nhào nặn lại tự nhiên và chính bản thân mình hàng
nghìn năm mới có được.
Văn hoá không chỉ là kết quả của mối
quan hệ giữa con người với thế gới tự nhiên mà là thứ để phân biệt xã hội này với
xã hội khác đương thời với nó. Văn hoá làm cho cộng đồng đều có cá tính (bản sắc)
riêng của mình.
Đối với mỗi cá nhân thì văn hoá là do học
hỏi mà có - nghĩa là phải tiếp nhận nó bằng con đường xã hội hoá và hội nhập
văn hoá, chứ không phải là di truyền về mặt sinh học.
Mỗi con người đều là sản phẩm của một nền
văn hoá, đó là văn hoá dân tộc. Văn hoá dân tộc thấm đượm vào mỗi người không
chỉ ở tuổi ấu thơ mà còn suốt cuộc đời. Như vậy dù có tự giác hay không thì mỗi
con người đều nghĩ suy, cảm xúc, cư xử, hành động theo phong tục,
tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực của nền văn hoá dân tộc mình, mà trong đó mình
là thành viên.
Chính vì vậy văn hoá luôn gắn liền với
đời sống của con người chúng ta, vì thiếu văn hoá con người không thể sống được. Tìm
hiểu về văn hoá là điều kiện giúp em được tiếp xúc, nhìn nhận và hiểu thêm về
văn hoá của con người. Đó là lí do thôi thúc em đến với đề tài “ Vận dụng khái
niệm “văn hóa - xã hội học văn hóa” phân tích một số thành tố văn hóa được biểu
hiện sinh động, phong phú trong đời sống hiện thực của xã hội”
2. Đối tượng nghiên cứu.
Nói về văn hoá thì có rất nhiều vấn đề
thuộc nhiều lĩnh vực để tìm hiểu như kinh tế, chính trị, xã hội. Tất cả đều là
thực tại văn hoá, nghĩa là toàn thể xã hội cũng được xem như một thừa kế văn
hoá. Mà văn hoá như đã biết đó không phải là tri thức tự nhiên vì vậy đối tượng
nghiên cứu của văn hoá rất rộng nhưng với thời gian và quy mô bài tiểu luận nên
em chỉ gới hạn phạm vi nghiên cứu vấn đề “Vận dụng khái niệm “văn hóa - xã hội
học văn hóa” phân tích một số thành tố văn hóa được biểu hiện sinh động, phong
phú trong đời sống hiện thực của xã hội”
3. Lịch sử vấn đề.
Nói về vấn đề “Vận dụng khái niệm “văn
hóa - xã hội học văn hóa” phân tích một số thành tố văn hóa được biểu hiện sinh
động, phong phú trong đời sống hiện thực của xã hội” thì đã có nhiều nhà nghiên
cứu về vấn đề này như cuốn “Xã hội học văn hoá của Mai Văn Hai - Mai Kiêm” hoặc
của rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá khác cũng đã đề cập đến vấn đề này.
4. Yêu cầu cần đạt được.
Lý luận: phải xây dựng được một khung
lí thuyết tiên tiến và khoa học đủ sức phản ánh và khái quát thực tiễn đời sống
văn hoá của đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ
nghĩa, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Ý nghĩa thực tiễn : hiểu được khái niệm văn hoá văn hoá - xã hội
học, phải tiếp thu, thu thập, phân tích và hệ thống hoá các nguồn tư liệu để
xây dựng, ứng dụng xã hội học văn hoá vào đời sống thực tiễn nhất là trong hoàn
cảnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay.
5. Cấu trúc của bài tiểu
luận.
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: Khái niệm văn hóa -
văn hóa xã hội học.
Chương 2: Các thành tố văn hóa
dưới cái nhìn của xã hội học.
KẾT LUẬN
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VĂN HOÁ - VĂN
HOÁ XÃ HỘI HỌC
1.1. Khái niệm văn hoá.
Cho đến nay người ta đã thống kê có tới
hàng trăm định nghĩa văn hoá. Có thể nói có bao nhiêu nhà nghiên cứu thì có bấy
nhiêu khái niệm về văn hoá. Nhưng ta có thể hiểu sơ lược về hai từ văn hoá là một
sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại
giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con
người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và
phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa
là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu
và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị
vật chất và tinh thẩn mà do con người tạo ra.
* Các loại
hình văn hóa.
Văn hóa
tinh thần
Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa
phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,...
tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi
khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn
hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó.
Văn hóa
vật chất
Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá
trị, tiêu chuẩn,... nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của
con người mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo tác. Những con đường, tòa cao
ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị... đều là đồ tạo tác. Văn
hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một nền văn
hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa
đó coi là quan trọng. Ớ các nước Hồi giáo, công trình kiến trúc đẹp nhất và
hoành tráng nhất thường là thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là trung tâm
thương mại. Văn hóa vật chất còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã hội
học là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi trường tự nhiên
1.2 Văn hoá - Xã hội học.
Dưới cái nhìn của xã hội học thì văn
hoá là những chân lí, chuẩn mực, giá trị, mục đích mà con người chia sẻ với
nhau trong tương tác thời gian:
1.2.1 Các khái niệm văn
hoá trong xã hội học.
1.2.1.1
Tiểu văn hoá
Là văn hoá của các cộng đồng xã hội mà
có những sắc thái với nền văn hoá chung của toàn xã hội. Người ta thường hay nhắc
đến tiểu văn hoá của thanh niên, của một dân tộc ít người nào đó hay tiểu văn
hoá của một cộng đồng dân sinh sống lâu đời ở một nước... Thực chất tiểu văn
hoá là một bộ phận của nền văn hoá chung, góp phần làm cho nền văn hoá
chung thêm phong phú, sinh động. Song các tiểu văn hoá không mâu thuẫn đối lập
với nền văn hoá chung mà vẫn hướng tới bảo vệ nền giá trị của nền văn hoá
chung.
- Các loại hình tiểu văn hoá:
+ Tiểu văn hoá địa lí: được hình thành trên cơ sở của các vùng
lãnh thổ hay địa cực.
+ Tiểu văn hoá xã hội: lại xuất phát từ
đặc trưng của chúng trong cơ cấu xã hội, hệ thống phân tầng xã hội.
+ Tiểu văn hoá tôn giáo: hình thành
trên cơ sở có sự đồng nhất về niềm tin vào cái siêu nhiên, vào phép lạ, tức là
vào những điều mà lí tính thông thường không giải thích được.
+ Tiểu văn hoá nghề nghiệp: được ra đời
từ thực tiễn của những người có chung một nghề nghiệp.
1.2.1.2
Phản văn hoá.
Trong khi tiểu văn hoá hướng tới bảo vệ
những gái trị của nền văn hoá chung thì phản văn hoá công khai bác bỏ nhiều chuẩn
mực, giá trị của nền văn hoá chung. Phản văn hoá có thể xem như một tập hợp các
chuẩn mực giá trị của một nhóm người trong xã hội mà đối lập, xung đột với các
chuẩn mực, giá trị chung của toàn xã hội. Như vậy, so với tiểu văn hóa thì sự
khác biệt giữa phản văn hóa và văn hóa chung là lớn hơn nhiều. Phản văn hóa là
điều thường thấy trong mọi xã hội và chính nó là các kích thích sự thay đổi văn
hoá xã hội khác nhau.
Phản văn hoá có hai mặt: tích cực và tiêu cực.
Tích cực: là phản văn hóa của một nhóm
người sáng tạo, nhạy bén, luôn luôn là yếu tố kích thích cho sự biến đổi của xã
hội.
Tiêu cực: là không kích thích cho xã hội
phát triển, gây bất ổn cho xã hội.
1.2.1.3
Văn hoá nhóm
Là hệ thống các giá trị, các quan niệm,
tập tục được hình thành trong nhóm. Văn hóa nhóm được hình thành từ khi các mối
quan hệ trong nhóm được thiết lập và cùng với thời gian các quy chế được hình
thành, các thông tin được trao đổi và các thành viên cùng trải qua các sự kiện.
Tất cả các nhóm nhỏ đều có văn hóa của mình, nhưng đồng thời cũng là một phần của nền văn hóa toàn xã hội.
Như vậy, văn hóa nhóm cho thấy trong nền văn hóa chung còn có thể có những nét
riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xã hội khác nhau.
CHƯƠNG 2
CÁC THÀNH TỐ VĂN HOÁ DƯỚI
CÁCH NHÌN XÃ HỘI HỌC.
2.1 Giá trị.
2.1.1 Khái niệm:
Giá trị (Value) với tư cách là sản phẩm
của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy vào những mối quan tâm, thích thú,
những ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm, những
ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những
lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. Khó có một xác định
nào mô tả đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của những
hiện tượng giá trị được thừa nhận. Khoa học xã hội coi giá trị như những quan
niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng
rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm
của chủ thể. Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà ta thích, ta cho là quan
trọng để hướng dẫn cho hành động của ta.
Giá trị là những gì mà qua đó thành viên
của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn,
tốt hay không tốt, đẹp hay xấu... Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng
quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa.
Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội... và thông qua đó xác định
nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá
trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng
trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên
trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do,bình
đẳng, bác ái, hạnh phúc... Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về
giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng
cá nhân cũng có xung đột về giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân
mình với tinh thần cộng đồng.
+ Hệ các giá trị.
Giá trị có rất nhiều loại như: giá trị
vật chất, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, giá trị xã hội,
giá trị chính trị, giá trị tôn giáo v.v...
Giá trị theo sự giải thích của một số từ
điển thì giá trị dùng để chỉ phẩm chất tốt hay xấu, lớn hay nhỏ trong con người,
là cái có ích được phản ánh trong các nguyên tắc và chuẩn mực đọc được lý tưởng
tâm thể, mục đích, giá trị là sự thể hiện có tính định hướng về mối quan hệ giữa
chủ thể đánh giá và đối tượng của sự đánh giá.
Giống như tính đa dạng của văn hóa, xưa
nay đã có không ít định nghĩa về giá trị. Người
ta có thể hiểu từ giá trị theo cách giải thích của nhà triết học Đức E. Kant
(1724 - 1804): “Vật nào có thể đem trao đổi được đều có một giá, duy có một số
vật không lấy gì thay thế được thì có một giá trị. Ví dụ: Chiếc đồng hồ có một
giá, còn tình bạn, tình yêu, lòng yêu nước, tinh thần hy sinh vì đại nghĩa, kiệt tác nghệ
thuật, tín ngưỡng thần linh... là những cái vô giá, tức
là những giá trị văn hóa.
Nếu hiểu văn hóa theo nghĩa rộng thì
văn hóa là một loại giá trị bao hàm những giá trị tinh thần: giá trị đạo đức, giá
trị tinh thần, giá trị nhân văn v.v...
- Giá trị đạo đức: con người sống trong
XH, sống cùng, sống với và sống vì nhau, thể hiện sự cao cả, sự hy sinh cho
nhau. Đó là giá trị đạo đức.
- Giá trị XH: là sự đánh giá của XH chứ
không phải của cá nhân (đa số), là sự mong muốn khao khát của tập thể và khi đạt
được thì cả tập thể thoả mãn, phấn khởi, cân bằng tâm lý, không đạt được thì
con người sẽ hẫng hụt, mất cân bằng tâm lý (hay street) giá trị thúc đẩy con
người ta đến mơ ước, vượt lên chính mình để sống, vươn tới.
Giá trị bao giờ cũng mang tính ước lệ
vì có thể thoả mãn cộng đồng người này nhưng lại khắc nghiệt với cộng đồng người
khác. Vì những giá trị khiến con người ta làm việc này hay việc khác, nó điều
chỉnh hành vi ứng xử cá nhân với cá nhân, cá nhân với XH, cộng đồng này với cộng
đồng khác vì vậy giá trị có khả năng điều chỉnh mối quan hệ XH. Những cuộc chiến
tranh tôn giáo tàn sát hàng triệu người cũng chỉ vì những giá trị văn hóa.
-
Giá trị nghệ thuật: giá trị nghệ thuật cũng có thể điều chỉnh mối quan hệ
XH, điều chỉnh tình cảm, hành vi của con người.
- Giá trị chính trị: XH cũng luôn gắn
liền với chính trị.
Ví dụ: giá trị của người đảng viên,
đoàn viên hay hội viên được điều chỉnh bằng điều lệ. Những Đảng viên thoái hoá,
biến chất là những người không tuân thủ theo điều lệ Đảng, đánh mất giá trị của
cá nhân đó, đồng thời làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.
Khi giá trị đã trở thành sự điều tiết,
nó tạo nên sức mạnh hướng tâm của cộng đồng.
- Giá trị tôn giáo: Tôn giáo lấy giáo lý,
giáo luật để điều chỉnh mối quan hệ của cá nhân và cộng đồng tôn giáo. Niềm tin
vào giáo lý sẽ là một sức mạnh tâm linh hướng tâm của một cộng đồng tôn giáo.
Người theo thiên chúa giáo thì tin và đức chúa trời, sẽ được lên thiên đàng hay
xuống địa ngục sau khi chết, tuỳ theo công và tội ở cõi trần. Người theo Phật giáo
tin rằng sẽ lên niết bàn hay xuống địa ngục, được hoá kiếp này hay kiếp khác
sau khi tạ thế v.v. Hầu hết giáo lý giáo luật của
những tôn giáo lớn trên thế giới đều răn dạy tín đồ của mình những giá trị hướng
thiện, tránh làm điều ác (ví dụ). Chỉ có những kẻ lợi dụng tôn giáo làm chính
trị mới biến tôn giáo thành công cụ, gây nên những tội ác đối với loài người.
Tất cả những giá trị này tạo nên nền tảng
tinh thần xã hội.
- Giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên xuất
phát từ nhu cầu sinh vật của con người, biểu hiện 2
khía cạnh
- Giá trị thuộc lĩnh vực kinh tế
- Giá trị tri thức: tri thức là sự hiểu
biết của con người và sự hiểu biết đó cũng là một giá trị. Những tri thức đó được
truyền từ đời này qua đời khác và luôn luôn được bổ sung.
Ví dụ: kinh nghiệm truyền từ đời này
qua đời sau như những kinh nghiệm dân gian về tự nhiên như thời tiết: “Chuồn
chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm”; “cơn đằng đông vừa
trông vừa chạy” v.v...
2.1.2 Phân loại giá trị
theo hệ thống
2.1.2.1
Hệ thống I
Nhìn từ góc độ đáp ứng nhu cầu xã hội,
hệ cực khác nhau trong đời sống con người. Đó là:
+ Giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên (sức
khoẻ, tuổi thọ, môi trường...)
+ Giá trị thuộc lĩnh vực kinh tế (giàu
sang, sang trọng, biết kiếm ăn...)
+ Giá trị thuộc lĩnh vực tâm linh (tôn
giáo, tín ngưỡng...)
2.1.2.2
Hệ thống II.
Cũng như hệ thống I nhưng hệ thống II
đã có sự thay đổi một vài yếu tố (bộ phận)
+ Giá trị tự nhiên, sinh học (sức khoẻ,
tuổi thọ)
+ Giá trị trật tự kinh tế (tam đa : đa
phúc, đa lộc, đa thọ)
+ Giá trị tâm linh (tín ngưỡng, tôn
giáo)
2.1.2.3
Hệ thống III.
Xuất phát từ các quan niệm nhân sinh về
ý nghĩa của cuộc sống để phân loại các giá trị.
+ Giá trị lẽ sống (quan niệm về thiện
và ác, hạnh phúc và bất hạnh, mục đích và ý nghĩa của cuộc đời).
+ Giá trị hiện sinh (sự sống, sức khoẻ,
an toàn cá nhân, phúc lộc gia đình)
+ Giá trị trong giao tiếp cá nhân (sự
trung thực, vô tư có thiện chí...)
2.1.2.4
Một số giá trị được thể hiện trong ca dao, tục ngữ
Việt Nam.
- Giá trị lẽ sống
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Giá trị trong giao tiếp cá nhân
+ Một câu nhịn chín câu lành.
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Giá trị lao động
+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Giá trị học vấn, hiểu biết
+ Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
2.2 Chuẩn mực
2.2.1 Khái niệm:
Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những
yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà
qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên. Trên góc độ xã hội học, những
chuẩn mực văn hóa quan trọng được gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực
văn hóa ít quan trọng hơn được gọi là tập tục truyền thống. Do
tầm quan trọng của nó nên các chuẩn mực đạo
đức thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân (ví dụ:
hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một
cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế).
Những tập tục truyền thống như quy tắc giao tiếp, ứng xử trong đám đông... thường thay đổi trong từng
tình huống (ví dụ: người ta có thể huýt gió trong buổi biểu diễn nhạc rock
nhưng không làm thế khi nghe nhạc thính phòng) và thành viên vi phạm tiêu chuẩn
bị xã hội phản ứng ít mạnh mẽ hơn (ví dụ: nếu một người mặc quần áo ngủ vào
siêu thị mua hàng thì những người xung quanh sẽ dị nghị nhưng gần như chắc chắn
không có ai phản đối trực tiếp). Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cá nhân có
tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của
xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy. Phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi
phạm chuẩn mực văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay kiểm
soát xã hội mà qua đó bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội
tán đồng sự tuân thủ những chuẩn mực văn hóa. Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng
của chính bản thân cũng góp phần làm cho những chuẩn mực văn hóa được tuân thủ.
Quá trình này chính là tiếp thu các chuẩn mực văn hóa, hay nói một cách khác,
hòa nhập chuẩn mực văn hóa vào nhân cách của bản thân.
Trong thực tế, chuẩn mực xã hội không
bao giờ có tính tuyệt đôi, chúng thay đổi tùy nền văn hóa. Ở nền văn hóa này
thì quy định điều này không nên làm, ở nền văn hóa khác thì người ta được phép
làm. Chuẩn mực còn thay đổi theo hoàn cảnh và thời gian.
Căn cứ vào mức độ nghiêm khắc của sự trừng
phạt nếu chúng bị vi phạm, có thể chia chuẩn mực thành hai loại là lề thói và
phép tắc.
Lề thói: Là những cái nên làm mà không
cần tuân lệnh ai cả, sự vi phạm lề thói cũng bị chỉ trích nhẹ như lắc đầu, tặc
lưỡi, cùng lắm là bị loại ra khỏi cộng đồng. Sự vi phạm lề thói cũng không gây
ra sự ảnh hưởng đến hoạt động xã hội. Lề thói được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác hoặc được tiếp thu qua giao tiếp. Chúng ta thường chấp nhận lề thói một
cách dễ dàng.
Phép tắc: Phép tắc là những chuẩn mực
quan trọng hơn lề thói, là cái mà tổ chức xã hội coi là trung tâm làm cho tổ chức
đó hoạt động được. Một số phép tắc là luật, nhưng phần lớn luật là do con người
làm ra để thực thi phép tắc.
Phép tắc là những cấm kị, kiêng kị... Sự
vi phạm phép tắc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của xã hội. Các cá nhân vi phạm
phép tắc có thể bị khai trừ khỏi cộng đồng như đi tù... thậm chí bị xử tử hình.
2.2.2. Hệ thống chuẩn mực
và sự phân loại.
Tương tự như giá trị, chuẩn mực cũng có
nhiều kiểu loại khác nhau. Có chuẩn mực mang tính phổ biến, có khả năng chi phối
hành vi của đại đa số thành viên xã hội. Có chuẩn mực cục bộ hay bộ phận chỉ được
tuân thủ trong một nhóm người nào đó. Cũng có chuẩn mực của lúc này nhưng không
phải là chuẩn mực của lúc khác. Trong việc hôn nhân của nước ta trước đây, chẳng
hạn các cặp trai gái thường vẫn hành động theo một nề nếp có sẵn là” cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, song chuẩn mực
này ngày nay chẳng mấy ai thực hiện.
Lại có chuẩn mực của nơi này nhưng
không phải chuẩn mực của nơi khác. Các tài liệu dân tộc học còn ghi nhận rằng,
trong một bộ lạc ở chân Úc, những người đàn ông cao tuổi có quyền lấy làm vợ
bao nhiêu cô gái cũng được, nếu như họ muốn, và trong đời thực, họ thường có rất
nhiều vợ, kể cả những cô gái mười tám, đôi mươi. Trong khi đó thì các chàng
trai đến tuổi lập gia đình, vẫn sống độc thân, họ phải chờ đợi đến
lúc những người cao tuổi kia chết đi thì trong bộ lạc mới có phụ nữ để kết hôn.
Quan sát từ bên ngoài có thể nghĩ phong tục đó tạo ra sự bất bình đẳng giữa các
nhóm tuổi.
Nhưng từ trong lòng của bộ lạc, người ta
không cảm thấy như vậy. Họ luôn coi việc người cao niên lấy bao nhiêu vợ như một
việc rất tự nhiên và phù hợp với đạo lý.
Trong quan hệ giữa chủ thể và đối tượng,
chuẩn mực là cơ sở để đánh giá, là hình thức tối cao và hoàn chỉnh để chọn lựa,
tóm lại là khuôn mẫu văn hóa được đem so sánh với các hiện tượng hay sự kiện
khác đang tồn tại trong một bối cảnh cụ thể. Nhìn một cách tổng quát, có thể
phân chia chuẩn mực xã hội thành hai loại.
+ Chuẩn mực nhân văn, đạo đức có chức
năng điều tiết quan hệ giữa các cá nhân với nhau;
+ Chuẩn mực chính trị và pháp lý nhằm
điều tiết quan hệ giữa các nhóm người, kể cả quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.
2.2.2.1. Chuẩn mực pháp lý
Cũng như các nước phương Đông, Truyền
thống văn hoá Việt Nam là truyền thống văn hoá đức trị. Có nghĩa là lấy chuẩn mực
đạo đức để quản lý xã hội. Trong lịch sử Trung hoa, vốn là một nước “đức trị”,
nhưng ở đời Tần Thuỷ Hoàng, lần đầu tiên sử dụng Pháp trị.
Ở Việt Nam, suốt trong tiến
trình lịch sử, nước ta cũng chủ yếu dùng đức trị. Thời Hồ Quý Ly, nhà nước sử dụng
Pháp trị nhưng sau này thất bại. Nhà nước phát triển là nhà nước sử dụng pháp
luật để điều chỉnh và quản lý xã hội. Nhà nước ta đang trong quá trình xây dựng
nhà nước pháp quyền, nhưng do nền văn hoá truyền thống của ta với một bề dày của
nhà nước lấy đức trị là chính, nên người dân chưa quen với việc thực hiên pháp
luật… Ví dụ, vì vậy chúng ta phải từng bước
tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền, không thể ngay một
lúc thực thi đầy đủ pháp luật được, nhất là đối với
vùng nông thôn. Chúng ta xây dựng làng văn hoá vẫn khuyến khích xây dựng quy ước,
hương ước. Ngày xưa “phép vua thua lệ làng”.
Vấn đề xây dựng quy ước, hương ước hiện
nay là một vấn đề phức tạp. Làm sao vẫn kế thừa được hương ước xưa kia, trong
đó có những yếu tố văn hoá làng truyền thống, vừa phù hợp với công cuộc xây dựng
cuộc sống mới hôm nay, đồng thời phải đảm bảo đúng về luật pháp nhà nước, vì
quy ước, hương ước không thể nằm ngoài luật pháp.
2.2.2.2.
Chuẩn mực dư luận xã hội
Người Việt Nam cũng rất trọng danh dự,
do quy định của chuẩn mực xã hội, xã hội hội Việt Nam điều chỉnh hành vi, mối
quan hệ bằng dư luận xã hội nhiều hơn là pháp luật:
Đói cho sạch, rách cho thơm; Chết trong còn hơn sống đục.
Trâu chết để da, người chết để tiếng (tai tiếng),
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa, tiếng lành tiếng dữ đồn ba ngày đường.
Người đời hữu tử hữu sanh, sống lo xứng
phận, chết dành tiếng thơm
Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia
miệng hãy còn trơ trơ.
Trong một làng, một tổng xưa kia, ai đã
bị một tai tiếng gì đó thì chỉ còn mỗi một con đường bỏ xứ mà đi.
Trong ca dao Việt Nam, có rất nhiều câu
hay được đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống, có tác dụng điều chỉnh mối quan hệ
xã hội giữa người với người:
Thương người, người lại thương ta, ghét
người người lại hóa ra ghét mình, thêm bạn, bớt thù.
Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ
nói nhau nặng lời
Ngoài ra, trong mỗi xã hội đều tồn tại
những chuẩn mực đạo đức, đạo lý v.v... những chuẩn mực này tùy
theo phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi cộng đồng dân tộc: ví dụ,
quan niệm của người Việt ảnh hưởng của Phật giáo “luân hồi nghiệp báo”, răn
dạy con người nên làm điều gì? không nên làm điều gì? Làm gì đó để phúc, để đức
cho con cháu. “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “Phúc đức tại mẫu”.
Xã hội quân chủ nho giáo ngày xưa nêu
ra 4 giá trị: Trung hiếu, tiết, nghĩa
Trung quân (trung thành với vua)
Hiếu phụ (có hiếu với cha) là hai giá
trị cốt lõi của chế độ quan chủ nho giáo.
Để thực hiện giá trị “Trung quân”, người
ta nêu các chuẩn mực như:
“Trung thần bất sự nhị quân” (Người
tôi trung không thờ 2 vua) “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (vua
bảo chết thì bầy tôi phải chết, bầy tôi không chịu chết là
không trung thành với vua)
Chữ “tiết” là một giá trị dành cho nữ
giới. Người nêu gương sáng trong việc thực hiện giá trị này được nhà nước ban tặng
các danh hiệu cao quý như “tiết liệt”, “Tiết hạnh khả
phong”. Để thực hiện giá trị này, xã hội quân chủ nho giáo bắt buộc người phụ nữ
phải thực hiện “tam tòng, tứ đức”
Qua sự phân tích trên, ta thấy văn hoá
bằng hệ giá trị và chuẩn mực xã hội của nó, có thể thúc đẩy và điều chỉnh các
hoạt động xã hội của con người, nó biểu hiện như là một động lực của sự phát
triển đời sống xã hội. Nhận định trên đây rất phù hợp với ý kiến của Tổng giám
đốc UNESCO Federico Mayo. Ông viết: “từ nay trở đi văn hoá cần coi mình là một nguồn cổ súy trực tiếp
cho phát triển, và ngược lại phát triển cẩn thừa nhận văn hoá giữ một vị trí
trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội” (Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá -
Mayo, tr. 24).
2.2.3. Chuẩn mực trong xã
hội hiện đại.
Bước vào thời kỳ hiện đại, khi mà các
quá trình kinh tế-xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp thì vai trò của chuẩn
mực cũng trở nên hết sức quan trọng, không chỉ trong lý luận mà cả trong đời sống
thực tiễn. Bởi vì các quá trình kinh tế xã hội phức
tạp kia sẽ không thể vận hành được nếu các hành vi của con người chỉ dựa trên
cơ sở tình cảm và đạo đức. Rõ ràng là để đảm bảo cho sự phối hợp tối ưu của những
người hành động, khi khối liên kết xã hội ngày càng trở nên phức tạp bao nhiêu
thì các chuẩn mực xã hội (được cụ thể hóa trong
các hợp đồng, hiệp định, điều lệ, luật pháp, v.v...) cũng cần phải xây dựng một cách hệ thống, công
phu và chi tiết bấy nhiêu.
2.3 Chân lý
2.3.1 Khái niệm:
Chân lý đó chính là tính chính xác, rõ
ràng của tư duy. Có người thì cho rằng, chân lý đó là những nguyên lý được nhiều
người tán thành thừa nhận. Hay theo quan điểm thực dụng gắn ý nghĩa của chân lý
với tính lợi ích thực tế của nó. Hiểu đúng và sâu hơn, thì chân lý là sự phản
ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người. Chân lý là tri thức
phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm. Ở khía cạnh xã hội học, chân lý là những
quan niệm về cái thật và cái đúng. Chính vì lẽ đó mà xã hội, mỗi nền văn hóa có
những cái thật, cái đúng khác nhau. Điều này có nghĩa có những cái mà nền văn
hóa này coi là chân lý, thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận. Một cá nhân không thể xây
dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được hình thành thông qua nhóm người. Cá
nhân qua tiếp xúc, tương tác với nhóm nhỏ, nhóm lớn hình thành nên những ý kiến
cho là đúng, là thật ngày càng có tính khách quan hơn, càng gần hiện thực hơn. Như vậy văn hóa là
toàn bộ các chân lý. Chân lý luôn là cụ thể vì cái
khách quan hiện thực là nguồn gốc của nó. Những sự vật, những quá trình cụ thể của xã hội, con người luôn tồn
tại không tách rời những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể. Những điều kiện
khách quan thay đổi thì chân lý khách quan thay đổi.
Mỗi một dân tộc đều có những hoàn cảnh
lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền văn hóa của họ có các bộ phận chân lý
khác nhau. Ngay với một dân tộc ở các thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có
các chân lý khác nhau. Chân lí nảy sinh qua thời gian, vì qua thời gian mới biết
được cái nào đúng, cái nào sai. Chân lí luôn luôn cụ thể vì hiện thực khách
quan là nguồn gốc của nó. Do đó chân lí mang tính khách quan. Những điều kiện
khách quan thay đổi thì chân lí cũng thay đổi theo. Đồng thời ở mỗi thời điểm lịch
sử khác nhau thì cũng có những chân lý khác nhau.
2.3.2 Phân loại chân lý.
+ Chân lý hình thức:
Là sự phù hợp giữa tư tưởng với chính
tư tưởng; hay nói cách khác là sự phù hợp giữa nhận thức với chính nhận thức, bất
chấp mọi đối tượng và mọi khác biệt giữa đối tượng. Như vậy ta có chân lý hình
thức khi tư tưởng của ta không mâu thuẫn và ta có sai lầm hình thức khi tư tưởng
của ta mâu thuẫn. Muốn có chân lý hình thức, ta chỉ cần theo các quy luật của
Luận Lý học hình thức.
+ Chân lý nội dung hay còn gọi chân lý
thực tại:
Là sự phù hợp giữa tư tưởng với sự vật,
tức là với thực tại, với đối tượng. Trong khi chân lý hình thức thường là tính
cách của câu kết luận. Thì chân lý nội dung, hay thực tại là tính cách của tiền
đề cũng được, mà của kết luận cũng được, hoặc của mệnh đề tự nó đúng, không xét
đến sự mạch lạc với bối cảnh trong đó có mệnh đề.
2.3.3 Các hình thức chân
lý.
+ Chân lý khoa học:
Ngày nay mọi người đều công nhận. Trong
các định luật khoa học, không có vấn đề mâu thuẫn.
+ Chân lý tuyệt đối:
Cho dù chân lý có tính cách tương đối;
khi ta thừa nhận tương đối đúng đó, có nghĩa là ta đã có cái tuyệt đối thừa nhận
cái tương đối.
+Chân lý thuần lý:
Là chân lý ta biết được bằng lý trí, bằng
trí tuệ. Chân lý thuần lý được phân ra làm hai
loại:
- Chân lý nhận thức: là sự phù hợp của
trí tuệ với sự vật. Sự phù hợp này cốt ở phán đoán mà trí tuệ biết được. Bao
lâu ta không phán đoán thì ta không có sai lầm, mà ta cũng không có được
chân lý. Chân lý hay Sai lầm chỉ có khi ta xác nhận
điều gì, tức là ta có phán đoán; và ta phán đoán đúng khi ta xác nhận là có cái
gì có. Hoặc xác nhận là không có cái gì không có.
- Chân lý hữu thể: là sự phù hợp sự vật
với trí tuệ. Chẳng hạn khi ta có một hành động thật, một cảm giác thật, một ý
niệm thật (chứ không phải là giả tưởng). Đây là sự phù hợp cốt
ở sự vật, đúng với các tiêu chuẩn của trí tuệ.
2.4 Mục tiêu
Khái niệm: Mục tiêu là một trong những
yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con người. Mục tiêu được
coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động. Đó là cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người tổ chức mọi
hành động của mình xoay quanh những cái đích thực tế đó. Mục tiêu có khả năng hợp
tác những hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích
đến sự xây dựng phương án cho các hành động. Thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân
và mục tiêu chung (cộng đồng, xã hội). Mục tiêu chung sinh ra bằng hai con đường:
qua sự đồng ý lẫn nhau của các mục tiêu cá nhân trong nhóm, qua sự trùng nhau của
một vài mục tiêu cá nhân của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu là một bộ phận
của văn hóa và phản ánh văn hóa của một dân tộc.
Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị.
Giá trị thế nào thì dễ sinh ra mục tiêu như thế, không có giá trị thì cũng
không có mục tiêu, giá trị gắn bó với mục tiêu. Tuy nhiên mục tiêu là khác với
giá trị. Trong khi giá trị cũng nhằm vào một cái gì đó nhưng nặng về mục đích
tư tưởng, có hướng dẫn thì mục tiêu lại nhằm vào cái gì đó nhưng phải là cái cụ
thể mà con người tổ chức hành động.
2.5 Mối quan hệ giữa các
thành tố, giá trị, chuẩn mực, chân lý, mục tiêu.
Giá trị, chuẩn mực, chân lý, mục tiêu là những thành tố của văn hóa. Mọi nền
văn hóa khác nhau thì các giá trị, chân lý, chuẩn mực, mục tiêu khác nhau, đồng
thời chúng cũng thay đổi theo thời gian, điều kiện lịch sử cụ thể. Sống trong một
nền văn hóa nhất định thì mỗi cá nhân đều
chia sẽ chân lí, giá trị và chuẩn mực và mục tiêu của nền văn hóa ấy cho nhau.
KẾT LUẬN
Văn hóa xã hội học cho chúng ta cái
nhìn khái quát về xã hội, giúp chúng ta có kiến thức và phương pháp để tự khảo
sát, tìm hiểu vị trí đích thực của bản thân mình trong nền văn hóa xã hội, từ
đó ta tự điều chỉnh để thích ứng với xã hội.
Với kiến thức và khả năng thu hoạch được
nhìn bao quát đối với xung quanh, chúng ta có cơ sở để nhận thức đúng đắn về
hành vi của cá nhân với tư cách là một thành viên
Nắm bắt được xã hội học văn hóa chúng
ta sẽ có thêm hiểu biết về kĩ năng văn hóa ứng xử, giao tiếp các chuẩn mực
chân lí hay mục tiêu cần đạt được để phát huy
tính mềm dẻo năng động của mình trong hoạt động văn hóa xã hội.
Việc phân tích các thành tố văn hóa xã
hội học đã đem lại cho em một khối lượng kiến thức khá lớn về văn hóa và văn
hóa xã hội học. Từ đó giúp em tiếp cận dễ hơn về các vấn đề nóng bỏng trong xã
hội hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Với việc nghiên cứu đề tài này đã giúp
em có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về một vấn đề đang được dư luận quan
tâm. Trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính
mong thầy đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn thầy!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
“Xã hội học văn hóa” của Mại Văn Hai -
Mai Kiệm, NXB KHXH, HN 2003
Website:http://phanquocanh.com/index.php?
option=com
content&view=article&id=789:bai-3-h-gia-tr-va-chun-mc-ca-vn-
hoa&catid=229:ng-li-vn-hoa&Itemid=234
Website:http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n h%C3%B3a